Phân vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn. Thông qua các hoạt động, các vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn.
Phân vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn. Thông qua các hoạt động, các vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn.
Thông qua việc bón phân vi sinh để cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân hoá học ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh có thể thay thế được lượng phân đạm và phân lân hoá học từ 50 đến 100% tuỳ theo từng loại cây trồng. Hơn thế khi sử dụng phân vi sinh nông sản không bị nhiễm độc, lượng độc tố NO3 tồn đọng trong sản phẩm giảm đáng kể. So với phân hoá học, đặc biệt là phân urê thì giá phân vi sinh rẻ hơn do đó hiệu quả thu được cũng cao hơn.
Phân vi sinh có thể dùng để bón cho tất cả các loại cây trồng từ cây ăn quả, chè, lúa, ngô, rau xanh đến cây cảnh… đều rất tốt. Do tác dụng chậm hơn so với phân hoá học nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày, phân vi sinh chủ yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc. Các loại cây thu hoạch theo mùa vụ thì sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung. Khi bón phân vi sinh cho cây ăn quả bà con nên bón vào 2 thời kỳ mưa xuân (tháng 3-4) và mưa ngâu (tháng 7-8) để tận dụng độ ẩm của các đợt mưa này giúp các vi sinh vật hoạt động tốt hơn.
Đối với cây ăn quả và cây lâu năm nên bón theo hình chiếu tán cây sau khi cuốc và xới nhẹ xung quanh gốc cây, rắc phân và lấp một lớp đất mỏng phủ lên trên với liều lượng từ 1-2kg/gốc cây. Với cây chè bón vào rãnh giữa 2 luống chè với lượng 0,2-0,3kg/gốc. Với cây lúa bón 10kg/sào Bắc bộ có thể giảm được 50% phân urê và phân lân (sử dụng bón lót và sau khi làm cỏ đợt 1). Với cây mạ, nên trộn đều với mầm mạ trước khi gieo (2kg/sào mạ cấy). Với ngô, bón lót trước khi gieo hạt với lượng 10kg/sào Bắc bộ cùng với 50% lượng phân urê và 50% phân lân theo qui trình. Khi ngô có từ 3-4 lá, bón tiếp 10kg/sào Bắc bộ phân vi sinh và tiến hành vun gốc.
Với cây rau, chủ yếu dùng để bón lót (10-15kg/sào Bắc bộ) thay thế được từ 50-100% lượng phân urê và phân lân. Với các loại rau ăn lá phân vi sinh có thể thay thế được 50%, rau ăn củ 70% và rau ăn quả 100% lượng phân urê. Nếu trồng cây cảnh trong chậu, bà con trộn 1kg phân vi sinh với 2-3kg đất bột để bón cho 10 chậu cây và luôn giữ ẩm cho đất thì phân vi sinh mới phát huy tác dụng.
Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng thì trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hoá học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát: mùa hè 1 tháng, mùa đông 1,5 tháng. Khi bón cần luôn giữ đủ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt. Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mới được bón phân vi sinh. Không trộn phân vi sinh với phân hoá học và tro bếp khi sử dụng sẽ làm chết vi sinh vật.
em sinh ra vả lớn lên ở vùng đồng bằng sông hồng hiện đang là sinh viên năm thứ hai của trường ĐH Nông Lâm thái Nguyên.khi được học về vi sinh vật trong việc cải tạo đât, phân giải, co định chât dinh duong rât tốt.đòng thời được tìm hiểu ở trên nhưng e được biêt htì phan vi sinh hiên có rât it ttrên thị trường điển hình nhưở wue em nều bay jo muon su dung phan vi sinh cung khong bit mua o dau(ha noi2).de nguoi nong dan biet duoc loi ich cua viec su dung phan vi sinh thi cho ho biet chu.wua day em mong muom rang phan vi sinh se duoc dung pho bien!!
Xin cảm ơn em vì đã là một trong những người đang quan tâm đến sức sống cho đất. Em có thể chưa biết nhiều về các nhà máy sản xuất phân vi sinh. Anh cũng như em thôi, trước đây anh cũng suy nghĩ mình phải làm sao để cải tạo hóa tất cả để đem phần dinh dưỡng lâu dài cho đất và qua quá trình làm việc nghiên cứu, cùng với sự phối hợp của Viện Nông hóa thổ nhưỡng anh đã thành lập Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng tại TT Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
Xin anh cho biết email để tiện liên hệ, tôi cũng rất quan tâm tới vấn đề này.
Thân mến (email: dinhchauminh@gmail.com)
toi la nong dan trong ca-phe da 20 nam roi.toi biet phan vi-sinh rat tot cho cay trong(co the noi la =phan chuong}.nhung hien nay ba con ta it dung phan vi-sinh vi nhung ly do sau: thu nhat la phan vi sinh cay trong lau xanh tot hon phan hoa hoc va phan chuong.thu 2 lahien nay tren thi truong co rat nhieu loai phan vi sinh kem chat luong cua cac nha san xuat.vi vay ba con cu bo phan hoa hoc hoac phan chuong cho chac an
Phân vi sinh hiệu quả vậy mà thị trường nước ta lại ko phổ biến vậy người đan biết lấy đâu ra mà dùng đây?
Về lý thuyết thì sản phẩm mới nào cũng đem lại hiệu quả tốt hơn sản phẩm cũ. Nhưng người nông dân mình cứ như con chim đã bị trúng tên nhiều lần nên cứ đậu cành nào cũng sợ. Thôi cứ để thực tế xem sao! Lỡ mua về bỏ cà phê không lên màu xanh mùa hạ mà phải đón nhận 1 mùa thu của lá vàng rơi thì có nước phá sản, vợ con chết đói!
Tôi nghe nói chiếc bánh hamburger ở Mỹ có bao nhiêu hạt mè thì ở Trung quốc có bấy nhiêu. Hàng VN có dám đảm bảo như vậy không?
Hiện nay có những sản phẩm phân vi sinh rất tốt và có uy tín như Humix , Năm Sao là những loại phân mà tôi hay dùng , phân này nhà sx có phối trộn các loại nấm đối kháng và vi sinh vật chức năng bón cho cây rất tốt và bền . nên làm quen và sử dụng để cải tạo đất .
Lưu ý thời hạn của phân .
Cám ơn anh Tuyến
Sử dụng phân vi sinh có cần bón phân chuồng không? Bón phân này có kinh tế không?
Bón hằng năm hay sao? Nhờ anh giải thích hộ, cám ơn
Những năm giá cà phê thấp ở nơi chúng tôi cũng bón phân vi sinh và bổ sung thêm kali .Công nhận những lần bón đầu cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn những vườn bón phân NPK và vô cơ phối trộn .Nhưng bón liên tục như vậy thì vườn cây lại sinh trưởng kém vàng lá ,vườn cây xuống cấp Sau này chúng tôi bỏ hẳn không dám sử dụng nữa .Có lẽ chỉ thích hợp với những vườn cây có chất hữu cơ nhiều như cỏ ,cành , lá khi có vsv được cung cấp từ phân vi sinh thì nó có tác dụng phân hủy chất hữu cơ này để cung cấp cho cây .Còn nếu chát hữu cơ ít thì vsv trong phân sẽ phân hủy chất hữu cơ trong đất bón nhiều làm cho đất nghèo đi dinh dưỡng .Đây là hiện tượng có thật mong các nhà nghiên cứu , sản xuất phân bón tư vấn cho bà con để sử dụng phân bón cho hiệu quả .
Trích bài của baibangngay 28/10/2009 “Nhưng bón liên tục như vậy thì vườn cây lại sinh trưởng kém vàng lá ,vườn cây xuống cấp”. Xin thưa với các bạn đây là hiện tượng có thật, chúng tôi đã ghi nhận được những phản hồi tương tự ở vùng trồng Caphê khu vực Tây nguyên, đặc biệt là vùng Di linh- Lâm đồng. Người nông dân VN khổ cực quanh năm chỉ mong sao được mùa được giá để giảm bớt khó khăn đời thường.
Theo tôi được biết thì: Phân HC VSV = Mùn HC + VSV + bổ sung đa trung vi lượng + Quy trình sản xuất.
Từ đây có thể thấy chất lượng Phân HC VSV phụ thuộc rất nhiểu vào Quy trình sản xuất có hợp lý không đã loại bỏ hết các chất độc hại đối với cây trồng hay không?
Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của bất kỳ nhà sản xuất nào, nên chăng có quá trình sử dụng thử nghiệm trên diện tích nhỏ ít nhất 1- 2 mùa nếu cây phát triển tốt khi đó hãy sử dụng trên diện rông!
Chúc bà con được mùa được giá!
Cho em hỏi từ ngày sản xuất in trên bao bì tới bao lâu là phân vi sinh sử dụng còn có hiệu quả.