Kê khai hóa đơn thu mua cà phê từ tỉnh ngoài để được hoàn thuế (thực chất là trốn thuế) là việc làm đang phổ biến của nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Lâm Đồng là tỉnh đứng thứ hai cả nước (sau Đắc Lắc) về diện tích và sản lượng cà phê. Đây là nguồn thu đáng kể của ngân sách nhà nước tỉnh Lâm Đồng. Tuy vậy, ngân sách tỉnh Lâm Đồng đã và đang bị “thất thoát” một khoản thu đáng kể từ cà phê do nạn trốn thuế, lậu thuế trong hoạt động kinh doanh của không ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Xêm thêm: >>> Chống thất thu thuế trong kinh doanh cà phê: Lúng túng trong xử lý
Kết thúc quý I/2013, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng sản lượng cà phê bán ra và mua vào trong thời gian này tăng so với cùng kỳ nhưng tiền thuế phát sinh lại giảm đáng kể. Cụ thể, bán ra là 152.000 tấn, tăng 23%; mua vào 173.000 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ. Như vậy, sản lượng cà phê “nhập ngoại” của Lâm Đồng lên đến 21.000 tấn. Thế nhưng, doanh thu và thuế phát sinh chỉ đạt 5.252 tỉ đồng, bằng 93%; và thuế phát sinh chỉ 66,9 tỉ đồng, bằng 45% so với cùng kỳ.
Theo ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – số thuế thu từ hoạt động kinh doanh cà phê đạt thấp có nhiều nguyên nhân.
Kê khai hóa đơn thu mua cà phê từ tỉnh ngoài để được hoàn thuế (thực chất là trốn thuế) là việc làm đang phổ biến của nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Mới đây, một công ty kinh doanh cà phê ở TP.Bảo Lộc đã “trình” cho Cục Thuế Lâm Đồng hàng loạt hóa đơn thu mua cà phê từ TPHCM (mang về Lâm Đồng) để được khấu trừ thuế, trong khi các công ty ở TPHCM đó không dính dáng gì đến việc mua bán cà phê, là việc làm rất bất thường. Tại huyện Đức Trọng, có ít nhất 5 doanh nghiệp kinh doanh cà phê chuyên dùng hóa đơn của tỉnh ngoài cho mặt hàng cà phê để kê khai với cơ quan thuế nhằm hưởng lợi không hợp pháp.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã siết chặt công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó, “không sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài tỉnh xuất bán cà phê lên Lâm Đồng để xác định thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” lại không phải là biện pháp đúng. Nói đúng hơn biện pháp này trở lại thời “ngăn sông cấm chợ”. Vì vậy một giải pháp đồng bộ tăng cường quản lý, đồng thời xử lý thích đáng hành vi gian lận thuế đối với bất cứ ai, mới là việc cần trong lúc này.
Xem thêm chuyên đề: >> Mua cao bán thấp: Hành vi chiếm đoạt thuế tinh vi
Đành rằng “chở củi về rừng” là dấu hiệu khả nghi trong gian lận thuế, nhưng nếu luật cho phép “củi về lại rừng” thì DN có xu hướng tìm cách lách luật để hưởng lợi (tất nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bị phát hiện gian lận thuế).
Vấn đề là phải sửa đổi lại các quy định chặt chẽ và hợp lý hơn để quản lý thuế, chứ không phải không chấp nhận hóa đơn “chở củi về rừng”, vừa không đúng luật vừa gây trì trệ trong giao thương, không phù hợp với kinh tế thị trường.
Luật doanh nghiệp làm gì cấm việc mua bán ngoại tỉnh. Doanh nghiệp Việt Nam không những mua cà phê từ các tỉnh khác mà có thể mua của bất kỳ nước khác nếu thấy giá rẻ hơn.
Không nói thì cứ ấm ức, nói ra thì càng hỗ thẹn !
Cái gì không quản được ( không quản nổi ! ) thì cấm.
Vậy thì biết đến bao giờ mới bơi được ra biển lớn nếu vẫn chưa chịu thay đổi cách nghĩ, cách làm…
Sẽ là không công bằng khi chỉ có ngành thuế của các tỉnh Tây nguyên mới ngăn sông cấm chợ với DN của tỉnh mình, trong khi DN ở các tỉnh khác cũng mua bán lòng vòng chẳng khác chi. Ngành thuế cần xem lại những qui định bị lách luật mới là cách quản lí đúng đắn nhất.
Tại sao cơ quan thuế không công khai tên của DN có vấn đề? Hay chỉ xử phạt họ, rồi cũng có những DN khác sẽ tiếp tục hành vi đó? Chỉ thiệt cho bà con và những người làm ăn chân chính thôi.
Các bác ơi. Nếu như mình là dân nhà vườn mua cafe của đại lý mà muốn đưa về nhà để. Khi chở ở đại lý về có bị bắt thuế ko có fải mất tiền thuế gì ko. Có bác nào biết chỉ giúp em với. Khi đang chất lên xe mà gặp xe thuế vào thì em fải làm sao?
Quyết liệt trong kiểm tra kiểm soát họat động mua bán cà phê để thu được thuế là đúng, nhưng cũng không nên quá mức sẽ gấy phiền hà cho các doanh nghiệp làm ăn chấn chính!