Bản tin tài chính tiền tệ ngày 18/8/2009

Giao dịch theo mức độ chấp nhận rủi ro đã chiếm ưu thế trong phiên giao dịch hôm qua trên thị trường tiền tệ khi đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ nhưng đã giảm giá so với đồng JPY.

Lo ngại của giới đầu tư đã đẩy họ tìm đến USD.

Mặc cho những dữ liệu kinh tế được công bố rất khả quan nhưng những lo ngại về sức mạnh phục hồi kinh tế cũng như những thắc mắc về khả năng liệu nền kinh tế Mỹ có đủ mạnh để tiếp tục hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Các chuyên gia phân tích cho biết những dữ liệu khả quan được công bố trong thời gian qua đã hỗ trợ cho chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm và chinh phục các đỉnh cao trong hơn 1 năm qua nhưng giới đầu tư vẫn cảm thấy bất an.

Khi mức độ chấp nhận rủi ro của giới đầu tư giảm sút thì dòng tiền đã tìm đến những kênh đầu tư an toàn khiến cho tình hình tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán đang diễn ra mạnh mẽ, đẩy các chỉ số chứng khoán giảm mạnh. Chỉ số S&P 500 hạ 2,4% xuống mức 979,73 điểm tại thị trường New York. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 186,06 điểm tương đương 2% xuống mức 9.135,34 điểm.

Chỉ số Nasdaq hạ 2,8% xuống 1.930,84 điểm. Nếu như điều này tiếp tục diễn ra thì sẽ khiến cho đồng USD tiếp tục tăng điểm so với các đồng tiền có lãi suất cao hơn đồng USD những sẽ giảm giá so với đồng JPY.

Quay lại với phiên giao dịch cuối tuần trước, diễn biến của thị trường tiền tệ đã chỉ ra rằng giới đầu tư trở nên bắt đầu bi quan với viễn cảnh phục hồi của nền kinh tế nhưng điều này đã không tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên hôm qua mức độ lo ngại của giới đầu tư tăng lên và cũng là lý do chính khiến cho chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh bất chấp những dữ liệu kinh tế khả quan.

Tình hình bi quan bắt đầu từ rất sớm khi thị trường chứng khoán châu Á mở cửa. Chỉ số chứng khoán của Thượng Hải đã giảm 5.8%, mức giảm mạnh nhất trong 9 tháng qua. Những lo ngại của giới đầu tư từ Trung Quốc đã lan sang Mỹ khiến cho giới đầu tư Mỹ bắt đầu tháo chạy. Trung Quốc hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới và điều này càng được củng cố khi Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Do đó những diễn biến xảy ra trong nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động mạnh đến thị trường Mỹ.

Trong thời gian trước Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế nhưng động thái này chỉ đang hỗ trợ cho giới doanh nghiệp chứ giới tiêu dùng dường như chưa thể hưởng lợi. Điều này làm cho giới đầu tư nghĩ rằng tình hình tương tự có thể sẽ diễn ra ở Mỹ khi gói kích thích kinh tế chỉ hỗ trợ cho giới doanh nghiệp chứ không phải giới tiêu dùng. Nếu như vậy thì sẽ tác động tiêu cực đến sự phục hồi của nền kinh tế.

Những dữ liệu kinh tế rất khả quan được công bố từ Mỹ đã làm dịu đi những lo ngại về sự phục hồi. Chỉ số đo lường môi trường sản xuất đã tăng mạnh trong tháng 8 khi được công bố ở mức cao hơn nhiều so với mức dự báo của thị trường (12.1 so với 3.1). Trong khi đó chỉ số giao dịch ròng dài hạn đã tăng mạnh sau khi có mức giảm trong kỳ trước. Hôm nay những dữ liệu kinh tế được công bố từ thị trường nhà đất và các báo cáo về lạm phát sẽ được công bố.

Mặc dù giới đầu tư sẽ hướng sự chú ý hơn vào lượng nhà đang xây dưng và lượng nhà được cấp phép xây dựng nhưng những báo cáo về lạm phát cũng sẽ giúp cho giới đầu tư có cái nhìn sâu hơn về tình hình lạm phát của Mỹ. Trong thời gian vừa qua những dữ liệu về thị trường nhà đất luôn khả quan làm cho giới đầu tư trở nên lạc quan hơn. Nếu như điều này tiếp tục diễn ra có thể sẽ khôi phục lại niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ nhưng nếu có bất kỳ sự sụt giảm nào sẽ càng tạo nên sự tháo chạy khỏi những kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Zew  của Đức sẽ giúp hỗ trợ cho đồng EUR?

Đồng EUR đã giảm mạnh so với đồng USD trong phiên giao dịch hôm qua mặc dù không có nhiều dữ liệu kinh tế được công bố từ khu vực châu Âu. Thặng dư trong cán cân thương mại của khu vực đã giảm trong tháng 6 xuống mức 1.0 tỷ EUR. Tuy nhiên lý do khiến đồng EUR giảm mạnh đến tư những lo ngại về viễn cảnh kinh tế Mỹ. Cặp tỷ giá EUR/USD đã thể hiện cùng nhịp diệu với diễn biến của các thị trường chứng khoán trên thế giới đặc biệt là chứng khoán Mỹ.

Cặp tỷ giá này đã giảm mạnh và tiếp cận mức hỗ trợ 1.4000 ngay khi thị trường Mỹ mở cửa. Nhưng cũng từ đó cặp tỷ giá này đã phục hồi trở lại do những tác động tích cực từ những dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ. Hôm nay mọi sự chú ý đều hướng sự chú ý đến chỉ số ZEW của Đức với nhiều dự báo khả quan có thể sẽ giúp cho đồng EUR tiếp tục phục hồi.

Vàng đang điều chỉnh tăng để chuẩn bị cho quá trình giảm mạnh?

Giá vàng tăng nhẹ lên trên 935 USD/oz trong phiên giao dịch sáng nay nhưng thị trường đang theo dõi diễn biến của đồng USD cũng như diễn biến của các thị trường chứng khoán để có thể xác định xu hướng của giá vàng trong phiên giao dịch hôm nay. Giá vàng đã rớt mạnh ngày hôm trước khi giới đầu tư giảm mạo hiểm và mua vào đồng USD. Vàng giao ngay tăng 0.4% lên 936.60 USD/oz vào 07g02 giờ Hà Nội, so với khi đóng cửa tại New York là 932.80 USD/oz.

Giá vàng đã rớt xuống mức thấp nhất của hơn hai tuần là 930.30 USD/oz hôm thứ hai. Vàng cùng chứng khoán và những hàng hóa khác giảm mạnh khi lo ngại về  sự phục hồi kinh tế thúc giới đầu tư giảm các tài sản rủi ro và mua đồng USD. Vàng giao tháng 12 tại Mỹ nhích giá 0.4% lên 939.20 USD/oz, so với 935.80 USD/oz tại COMEX thuộc Sàn Giao dịch Hàng hóa New York. Quỹ đầu tư dựa vào vàng lớn nhất thế giới là SPDR Gold Trust nói lượng vàng nắm giữ đạt 1065.49 tấn tính tới ngày 17 tháng tám, không đổi so với phiên giao dịch trước đó. Giới đầu tư đang kỳ vọng giá vàng sẽ giảm về dưới mức 900 trong thời gian tới.

Theo Eximbank

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng