Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan mới đây nói rằng với điều kiện khí hậu thích hợp và diện tích đất lớn cho phát triển các đồn điền, Indonesia có thể trở thành nhà sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á.
Chính phủ Indonesia đang và sẽ khuyến khích thúc đẩy sản xuất và tăng sản lượng cà phê trong nước, từ mức 600.000 tấn/năm hiện nay, để hiện thực hóa tiềm năng này.
Theo ông Gita Wirjawan, bên cạnh việc tăng sản lượng, Chính phủ Indonesia còn chú trọng đến việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong ngành cà phê, cả trong sản xuất lẫn chế biến, để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Và điều này đòi hỏi sự hợp tác, liên kết và góp sức của tất cả các bên liên quan khác.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (GAEKI), Hutama Sugandhi, cho biết đất nước “Vạn Đảo” có tới 5 trong 10 giống cà phê tốt nhất thế giới, và với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng tự nhiên của của mình, cà phê Indonesia thuộc diện có chất lượng hàng đầu thế giới, trong đó nhất là cà phê Java và cà phê Toraja.
Tuy nhiên, ông Hutama Sugandhi lưu ý rằng năng suất cà phê của Indonesia còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 700-800 kg/ha trên tổng diện tích khoảng 1,1 triệu ha cà phê trong cả nước, thấp hơn nhiều so với Việt Nam, chỉ có tổng diện tích cây cà phê bằng một nửa, tức 550.000 ha, song có thể đạt năng suất tới 3 tấn/ha.
GAEKI cho rằng một trong những lý do chủ yếu khiến Indonesia tụt hậu như vậy, với năng suất và sản lượng cà phê còn thấp, là thiếu vốn đầu tư cho người sản xuất khi chính phủ dành sự quan tâm nhiều hơn cho ngành cọ dầu
Chúc Indonesia sớm hiện thực được việc này. Khi đó chắc dân Việt Nam đã chặt cà trồng tiêu hết rồi.
Với việc bùng nổ KHKT như hiện nay theo tôi vì sao sản lượng của Inđô lại thấp đến vậy. Phải chăng là do đất hay khí hậu, bởi họ có những dòng cà phê tốt nhất thế giới như họ nói. Tôi còn nhớ năm 1985 kỷ niệm 10 năm giải phóng BMT và cắt băng khánh thành tượng đài thành quả, xí nghiệp liên hiệp cà phê 333 tổ chức hội chợ, triển lãm, khi đó vườn cà phê chị Yến NT 715 năng suất 12 tấn quả tươi, được báo chí tung lên tận mây xanh. Ây vậy mà chỉ sau 10 năm sản lượng đó được nhiều nd tăng gấp đôi, thậm chí có người tăng gấp 3 lần con số đó trên 1ha. Phải thừa nhận nd VN rất giỏi song thành quả lao động chưa được như mong muốn.
Bạn Hoàng yến nói tăng gấp 3/ha vậy tới 9 tấn nhân trên một ha, quả là năng suất, riêng tôi làm 7 sào năm cao điểm chỉ được 5 tấn/7 xào mà tôi thấy sai quả lắm rồi.
@ Hai Quang, Anh vui lòng gởi phản hồi bằng tiếng Việt có đầy đủ dấu! BQT
Theo ý của riêng Tôi thì sản lượng cà phê của Indonesia không bao giờ vượt qua mặt cà phê Việt Nam được. Bởi vì thời đại này là thời đại nào mà sản lượng cà phê chỉ đạt 0,7-0,8 tấn/ha trong khi Việt Nam đạt bình quân 2,4 tấn/ha, thêm vào đó là người nông dân Việt Nam rất cần cù và chịu khó, biết làm chủ trên đất rẫy của mình về áp dụng KHCNKT tiên tiến như tỉa cành, tạo tán, cấy ghép chồi, lai tạo giống … để tạo ra những giống cà phê TR4, TR9 cho năng suất cà phê nhân từ 7 – 12 tấn/ha (1ha trồng khoảng 1.000 – 1.100 cây) nếu năm nào thấp nhất thì cũng được 4 tấn/ha. Vậy thì sản lượng cà phê của Indonesia làm gì có cửa vượt qua VN được hả bà con. Bài viết trên chưa thuyết phục lắm, đọc cho vui.
Bà con hết cà phê rồi hay sao, chẳng thấy mấy ai thảo luận về giá cà phê lên xuống nữa.
Chắc mọi người xuất hết cà phê rồi, hôm nay giá lên có tí xíu, bán hết nó mới lên, kì vậy đó.
Họ nói cũng có lý:
Có khả năng diện tích trồng cafe của họ nhiều hơn chúng ta, hơn nữa sự ưu đãi đặc biết của CP đến cây cafe làm cho họ trở thành số 1.
Bạn kduông ạ bạn chưa đọc kỹ bài viết tôi rồi. 12 tấn thời đó bạn tính bây giờ có phải nhiều nd làm gấp 3 lần ko đúng sao ?
Thông báo tin vui:
“Vào hồi 17 giờ đến 18 giờ hôm qua, ngày 21/3/2013 khu vực huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và các vùng lân cận đã có mưa rất to, cơn mưa đã giải tỏa tình trạng khô hạn và nắng nóng, bà con rất vui mừng, phấn khởi”.