Hôm thứ Ba 22/1, Costa Rica tuyên bố tình trạng khẩn cấp để giải quyết sự lây lan của một loại nấm tàn phá vùng cà phê Trung Mỹ và có thể phá hủy khoảng 12% cây trồng của Costa Rica trong vụ thu hoạch 2013/14 sắp tới.
Chương trình khẩn cấp hai năm, ký kết do Phó Tổng thống Costa Rica Luis Liberman và Viện Cà phê quốc gia (iCafe), dự phòng khoảng 4 triệu USD để mua thuốc diệt nấm ngăn chặn bệnh nấm hồng, gỉ sắt bùng phát.
Jorge Ramirez, quản lý kỹ thuật tại iCafe, cho biết 11.350 ha của Costa Rica trong khoảng 93.000 ha trồng cà phê dự kiến sẽ bị mất trong quá trình thu hoạch vụ 2013/14.
Bộ trưởng Nông nghiệp Gloria Abraham cho biết 11.000 ha đã được coi “bị ảnh hưởng nghiêm trọng” bởi các loại nấm, trầm trọng hơn là do lượng mưa thấp, với 9.400 ha khác nữa vừa bị hư hỏng.
“Ước tính kết quả của việc bùng phát này khiến ngành cà phê của chúng tôi sẽ bị mất 15 triệu USD”, Phó Tổng thống Costa Rica Luis Liberman cho biết tại một buổi lễ.
Viện trưởng ICafe Ronald Peters cho biết, ước tính mới nhất cho vụ thu hoạch 2012/13 là 1,61 triệu bao (bao = 60 kg), trong khi dự kiến sơ bộ cho vụ thu hoạch 2013/14 là 1,46 triệu bao.
Khoảng 153.000 bao của vụ thu hoạch 2013/14 có thể bị mất vì nấm Roya, ông Peters nói thêm. Roya làm rụng lá cây bằng cách hủy hoại chất dinh dưỡng và làm giảm sản lượng cà phê.
Đại dịch Roya hiện đã lan rộng đến các quốc gia khác ở Trung Mỹ và Mexico, nơi nắm giữ hơn 1/5 sản lượng cà phê Arabica của thế giới.
Tại El Salvador, khoảng một nửa cà phê của nước này bị nhiễm nấm Roya, trong khi ở nước láng giềng Guatemala, 40% của khoảng 274.000 ha (tương đương 677.000 mẫu Anh) đã lây nấm Roya và sản lượng dự kiến sẽ giảm 14% trong niên vụ này.
Ở Honduras, quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu của khu vực, các quan chức cho rằng sản xuất sẽ giảm 306.000 bao trong vụ mùa hiện tại do nấm Roya, hoặc khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu dự kiến, và ít nhất một phần mười cây trồng bị tàn lụi trong vụ này.
Chẳng phải nói đâu xa, ngay tại huyện Chư Sê chúng tôi nạn sâu xanh ăn lá. Nhiều vườn cà phê bị ăn trụi lá chỉ sau một hai đêm. Khi phát hiện phun thuốc nó ko chết, bắt buộc phải thuê nhân công đi bắt… Những cây bị ăn trụi lá sâu còn tấn công cả hoa và quả non. Tưới xong đợt 1 hoa ko nở được bị thui và làm chết cành mất khoảng 15-20%. Rất mong bà con quan tâm thăm nom đến ruộng rẫy nhà mình nhé…