Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nên hạn chế bán qua các công ty thương mại trung gian mà nên tập trung tìm cách bán hàng trực tiếp cho các công ty rang xay quốc tế nhằm tăng giá trị hạt cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là một trong những nội dung mà Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam thống nhất đưa ra biện pháp kinh doanh trong mùa vụ tới, niên vụ 2012-2013.
[ Xem thêm: Ra mắt CLB doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam ]
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam, việc tăng cường bán cà phê trực tiếp cho những nhà rang xay quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hơn trong kinh doanh xuất khẩu cà phê. Trong niên vụ 2011 – 2012, các công ty Intimex HCM, Simexco, Phúc Sinh đã bán hàng trực tiếp cho các nhà rang xay quốc tế ngay từ đầu vụ.
Ông Nam cho biết, trong niên vụ 2012-2013, Vicofa sẽ thống nhất sử dụng chung một hợp đồng mẫu cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Hợp đồng mẫu mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đàm phán với các nhà nhậu khẩu. Theo đó, hợp đồng sẽ quy định điều kiện hợp đồng bình đẳng giữa người mua và người bán, phù hợp với thông lệ kinh doanh quốc tế, tránh sự chi phối của nhà nhập khẩu ở soạn thảo hợp đồng. Vicofa cũng khuyến khích các doanh nghiệp tích cực triển khai các loại hình cà phê có chứng nhận như UTZ (Chương trình chứng nhận cà phê toàn cầu.), 4C (Tổ chức quốc tế thực hiện bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê).
[ Giới thiệu chứng nhận cà phê UTZ CERTIFIED ]
Theo Tổng cục thống kê, niên vụ cà phê 2011-2012 của Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,6 triệu tấn, tương đương 26,1 triệu bao, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên vị trí đầu bảng về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Vicofa cũng đưa ra dự báo, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2012-2013 sẽ giảm khoảng 15-20%.
Sản lượng trong vụ mới giảm theo kinh nghiệm của nông dân, sau năm được mùa thì sản lượng vườn cây vụ sau sẽ giảm. Ngoài việc số lượng diện tích vườn cây già cỗi ngày càng tăng cao, thời tiết khí hậu cuối mùa dự báo sẽ có những biến động bất thường, mưa bão kéo dài vào thời kỳ thu hoạch cũng sẽ làm sản lượng phê trong vụ mới giảm.
>> Nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu? – Chuyên gia nói gì?
-Trích: “Theo Tổng cục thống kê, niên vụ cà phê 2011-2012 của Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,6 triệu tấn, tương đương 26,1 triệu bao, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên vị trí đầu bảng về xuất khẩu cà phê trên thế giới.”
Em chịu thua nhà báo, chữ nghĩa thế này thì nông dân bó tay. Bệnh này quả thật là nan giải!
tin tức: tin thì tức, nếu bạn tức thì đừng tin nhé. Chúc bạn vui.
Xuất khẩu trực tiếp cho nhà rang xay, đây là định hướng đúng. Nhưng vốn doanh nghiệp nội còn yếu thì cứ bắt chuột nhỏ, nhỏ mà đông và giá tốt thì các bác cứ bắt tay đi.
Có ai biết cách đọc giá cà phê thế giới không? Chỉ cho tôi với. Tôi xin cảm ơn trước!
Nâng cao giá trị sản xuất trong xuất khẩu cà phê:
– Người sản xuất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là Việt Nam nước sản xuất cà phê Rubusta lớn nhất thế giới.
– Vicofa tiến sâu hơn nữa thị trường cà phê thế giới, việc bán thẳng cho các Nhà rang xay là tốt, tuy nhiên cần chú trọng hơn nữa thông tin dự báo thị trường cà phê có độ tin cậy cao.
Cái này hơi bị khó à. Vì các hãng kinh doanh quốc tế (international traders) có lợi thế hơn công ty xuất khẩu ở chỗ họ có thể sắp xếp một loạt các loại cà phê khác nhau cho ngành chế biến cà phê. Họ có thể chuyển sang loại cà phê khác nếu nguồn cung của một loại cà phê nào đó có vấn đề.
Đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng… đều đặn, liệu công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam có đủ tự tin thực hiện cam kết này với các hãng rang xay (roaters)?