Lập gia đình năm 1993, đến năm 1997, vợ chồng anh Y Thiên Êchăm, buôn Ako Đung, xã Êa Nuôl (huyện Buôn Đôn) ra ở riêng và gây dựng cơ nghiệp trên diện tích đất được bố mẹ cho. Với hơn 1 ha đất rẫy, anh chị trồng cà phê, ngô, đậu… lấy ngắn nuôi dài. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư, lại không biết cách chăm sóc nên vườn cà phê phát triển kém.
Sau đó, Y Thiên được tạo điều kiện vay vốn Nhà nước, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do Hội Nông dân xã tổ chức để áp dụng vào diện tích cà phê của gia đình. Nhờ vậy, vườn cà phê của gia đình anh ngày càng tươi tốt, năng suất tăng lên, kinh tế dần ổn định. Có vốn, vợ chồng Y Thiên đầu tư mở rộng sản xuất, mua thêm đất, dựng nhà. Năm 2004, Y Thiên trồng xen hơn 50 gốc điều trong vườn cà phê, vừa tăng thêm nguồn thu, vừa lấy bóng mát cho cây cà phê trong mùa khô. Ngoài trồng và chăm sóc cà phê, gia đình anh Y Thiên còn nuôi thêm 3 con bò và gần 20 con heo rừng lai. Hiện nay, với hơn 2 ha đất, mỗi năm anh thu được 3- 4 tấn cà phê, 2-3 tạ điều; cộng với tiền bán heo, bò, anh thu lãi trên 120 triệu đồng mỗi năm.
Một lần theo dõi trên ti vi thấy có mô hình trồng xen cây cao su trong vườn cà phê, một hướng đi mới đối với mô hình xen canh cây lâu năm, Y Thiên mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đến Đạt Lý (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) để mua cây giống cao su. Năm 2011, anh trồng thử 500 cây cao su trên diện tích 5 sào cà phê của gia đình. Ban đầu, do chưa biết cách chăm sóc, một số cây non bị chết hoặc bị mối gặm gốc, anh đã sử dụng thuốc diệt mối rải vào gốc cây. Năm nay, anh trồng thêm 500 cây con mới, số cây này bước đầu phát triển tốt. Sắp tới đây, Y Thiên dự định tiếp tục mở rộng diện tích xen canh cao su trong vườn cà phê với diện tích hơn 2 ha.
Đây lần đầu tiên cây cao su được đưa về trồng trên địa bàn xã Ea Nuôl. Đến nay, sau hơn 1 năm chăm sóc, cây cao su trong vườn nhà Y Thiên phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, tốn ít công chăm sóc. Anh Y Thiên cho biết, hiện nay anh chăm sóc cây cao su theo cách chăm sóc cây cà phê, làm cỏ, bón phân, tưới nước kết hợp với chăm sóc cây cà phê chứ gia đình chưa biết kỹ thuật chăm sóc cây cao su cũng như cách khai thác mủ trong tương lai. Vì vậy anh rất mong sắp tới đây, địa phương sẽ có các lớp tập huấn hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ cao su để gia đình có thể học tập, áp dụng.
Bài viết về nội dung phóng đại quá lớn, thể hiện người viết không biết gì về cây Cao su. Nếu cứ để tình trạng này sẽ rất nguy hiểm cho bà con nông dân, vì với ý thức của người nông dân thì họ có vốn hiểu biết về chuyên môn như: Kỹ thuật, thị trường, tính thực tiễn của các điều kiện về khí hậu, tự nhiên, đất đai của từng khu vực đối với từng loài cây …
Viết phóng đại quá. Mật độ trồng cây cao su theo kỹ thuật là: Cây cách cây 03 m; hàng cách hàng là 06 m. Với mật độ này thì 01 ha trồng được 555 cây. Ở đây là trồng xen với Cafe mà với 05 sào (0,5ha) mà ông Y Thiên đã trồng xen 500 cây cao su, năm này lại trồng thêm 500 cây nữa thì không biết như thế nào đây ?
Cà phê nằm dưới cao su ko có trái. Bộ rể ko cạnh tranh đc vơi cao su đâu, trừ phi tới khi cao su cạo thì đốn bỏ ca phê. Mà trồng cao su 500 trên 5 sào là quá dày rồi.