Tại một cơ sở bán giống cà phê ở Gia Lai. |
Nhu cầu về cà phê giống ở Tây Nguyên đang tăng mạnh, trong đó có phần do nông dân mở rộng diện tích trồng cà phê. Việc tăng diện tích trồng khiến cơ quan quản lý lo ngại quy hoạch bị phá vỡ.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cà phê giống do viện này cung cấp đã được đặt hàng từ khá lâu, nay không còn hàng cung cấp cho nông dân. Tuy nhiên, ở một số cơ sở bán giống cà phê dọc quốc lộ 27 trên địa bàn xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tức xung quanh cơ quan viện, cây giống vẫn được bán đều với giá tăng lên gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái.
Mùa mưa năm ngoái, giá cà phê giống khoảng 3.500 đồng/cây (loại cây ghép) và cuối mùa mưa giảm xuống chỉ còn 1.000 đồng/cây. Hiện nay, giá cà phê giống đã tăng gần gấp đôi, 6.500 đồng/cây nhưng nhiều cơ sở ươm ghép không có để bán. Giá cà phê giống ươm bằng hạt xấp xỉ 4.000 đồng/cây, nhưng vẫn đang có xu hướng khan hàng.
Ông Nguyễn Đức Luyện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông cho biết mặc dù tỉnh này quy hoạch diện tích cà phê trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 66.0000 héc ta, nhưng hiện diện tích cà phê đã lên gần 76.000 héc ta, tăng gần 10.000 héc ta so với quy hoạch lâu dài.
Chỉ tính riêng mùa mưa năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng mới hơn 600 héc ta cà phê, có huyện vùng sâu của tỉnh trong một mùa mưa trồng cả trăm héc ta cà phê. Ông Luyện cho rằng việc trồng cà phê ồ ạt đang tiếp tục phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm và tác động bất lợi đến giá cà phê trên thị trường.
Trong khi đó, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) cho biết hiệp hội cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất giữ diện tích cà phê khoảng 500.000 héc ta với sản lượng xấp xỉ 1 triệu tấn mỗi năm như hiện nay, và kêu gọi chính quyền các địa phương hạn chế tăng diện tích cà phê.
Vicofa lập luận rằng nếu càng tăng diện tích trồng cà phê thì giá cà phê thế giới càng giảm, người trồng cà phê trong nước lại thiệt thòi.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sxkh và được nhà nước khuyến khích , bảo hộ – nhà quản lý không thể dùng các biện pháp hành chính để tác động vào phương án ,quá trình sxkd của họ nếu như việc sxkd của họ không ảnh hưởng nguy hại trước mắt và lâu dài đến cộng đồng mà hương ước và pháp luật quy định . Lợi nhuận sẽ điều tiết quy mô , số lượng , chất lượng , diện tích và sản phẩm .Nếu đất đai tự có , lấy công làm lãi thì đầu tư 1 ha cà phê đến thu hoạch để có thu bù chi thì giá thành 1 ha cà phê không bao nhiêu .Chỉ vài chục triệu đồng .Vào kinh doanh ổn định 1 suất đầu tư ổn định 25 đến 30 tr/Ha .thu được bình quân 3,5 tấn .Giá thành sx khoảng 10 đến 18 ngàn đồng /kg ( Kể cả Khấu hao vườn cây ) .Nếu bạn là nông dân có đất , mà đất ttrồng cà phê dược ở trường hợp trên thì bạn trồng khoai , sắn , bông . . . hay cà phê .Nếu mua 1 ha cà phê ( Kinh doanh thuần túy) đã kinh doanh giá khoảng 300 đến 450 tr ,hay việc quản lí ở các nông lâm trường , thượng vàng , hạ cám đều gói vào chi phí sx . . . thì kêu là phải . Chúng ta còn nhớ rằng năm 2002 giá cà phê 3,8 đến 4,5 ngàn đồng /kg những năm này nhiều hộ gia đình bỏ chăm sóc , đầu tư .Nhưng đa số vẫn thu đủ chi phí trong năm ( 12 đến 14 tr/ha).Điều có tính quy luật là qua 1 giai đoạn khủng hoảng thừa – kế tiếp là ngược lại . Đừng thêm dầu vào lửa . . . Hãy quan tâm đến vĩ mô để cho bà con nông dân được nhờ .Bởi sản xuất cà phê chúng ta lợi thế hơn rất nhiều các nước khác ,nhưng giá trị thương mại lại kém nhất mà điều này thì nông dân không thể lo được rồi !!!!