Đến 2015, Lâm Đồng có khoảng 5.000 tấn cà phê 4C

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Từ nay đến 2015, Tập đoàn Nestlé sẽ đầu tư 500 triệu france Thụy Sỹ vào các dự án cà phê trên thế giới; trong đó, Việt Nam chiếm phần đáng kể.

Tại Lâm Đồng, Nestlé cam kết rằng đến năm 2015 sẽ có khoảng 5.000 hộ nông dân tham gia vào Chương trình Sản xuất cà phê bền vững theo Bộ Nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới (4C – Common Code for Coffee Community) và số hộ này sẽ cung cấp cho Nestlé khoảng 5.000 tấn cà phê 4C trong 180.000 tấn của cả Tây Nguyên.

Cà phê Lâm Đồng
Đến 2015, Lâm Đồng có khoảng 5.000 tấn cà phê 4C

Xét ở phạm vi thế giới thì Việt Nam là nước đứng thứ ba về sản xuất cà phê tiêu chuẩn 4C, sau Brazin và Colombia. Còn xét ở phạm vi cả nước thì Lâm Đồng là tỉnh đứng ở tốp đầu về sản xuất cà phê 4C. Điều đáng nói nữa, ngay sau khi Hiệp hội Cà phê 4C thế giới ra đời (2007), ngay trong mùa vụ 2007 – 2008, Tập đoàn Nestlé đã triển khai dự án sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C tại các xã Đạm Bri (Bảo Lộc), Tân Nghĩa (Di Linh) và HTX Đông Di Linh (Di Linh). Từ đó đến nay, nhà nông tỉnh Lâm Đồng đã dần quen với lối canh tác cà phê theo tiêu chuẩn 4C; và nhờ đó, diện tích cà phê 4C cũng đã được mở rộng một cách đáng kể.

Theo số liệu của Sở NN-PTNT, chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, Nestlé đã “phủ sóng” công nghệ sản xuất cà phê 4C đến 500 hộ dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Sau khoảng 5 năm triển khai chương trình, đến nay, Nestlé hoàn toàn có đủ cơ sở để “tuyên bố” rằng đến năm 2015 trở đi, Lâm Đồng sẽ có khoảng 5.000 hộ dân trồng cà phê cung cấp cho Nestlé hơn 5.000 tấn cà phê 4C mỗi năm.

Một cán bộ của Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: “Năm 2013 tới đây, việc Nestlé đưa vào vận hành một nhà máy chế biến cà phê tại Đồng Nai sẽ góp phần tạo điều kiện khá thuận lợi cho Lâm Đồng (tỉnh cận kề Đồng Nai) phát triển mạnh hơn nữa cây cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn 4C”. Theo đó, nhà máy chế biến cà phê của Nestlé tại Đồng Nai có tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD và có quy mô chế biến trên 40.000 tấn nhân mỗi năm.

Một số liệu khác cho thấy: Trước thực trạng cà phê già cỗi của Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung, trong vòng 5 năm qua, Nestlé đã cung cấp khoảng 16 triệu cây con cà phê giống có chất lượng và năng suất cao để nông dân thay thế vườn cà phê già cỗi.

Theo kế hoạch tiếp đến, từ nay đến 2020, con số cây giống của Nestlé cung cấp cho nông dân Tây Nguyên sẽ là 220 triệu cây. Bên cạnh đó, thời gian qua, Nestlé cũng đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội khác để giúp nông dân tỉnh Lâm Đồng nâng cao trình độ và khả năng hiểu biết và thực hành trong sản xuất cà phê bền vững như tổ chức các hội thi, tổ chức tham quan mô hình điểm, hỗ trợ tài liệu, tập huấn kỹ thuật…

Thực ra, con số 5.000 tấn cà phê (trong tổng trên 300.000 tấn theo sản lượng hiện nay) của tỉnh Lâm Đồng được Nestlé thu mua hằng năm kể từ 2015 trở đi là con số không lớn. Đặc biệt, con số này càng nhỏ khi biết rằng mỗi năm, Nestlé tiêu thụ từ 25% – 30% sản lượng cà phê Việt Nam trong hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là từ cách làm này của Nestlé, chất lượng cà phê của Lâm Đồng sẽ dần được nâng cao để đến một lúc nào đó, bên cạnh thương hiệu cà phê Di Linh (đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận) là thương hiệu “Cà phê Lâm Đồng” sẽ được hình thành.

>> Tìm hiểu hoạt động của Hiệp hội 4C

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. hàn the

    Nhờ vào 4C hay sao mà trong 4 tỉnh Tây nguyên, cà phê Lâm Đồng luôn có giá thu mua thấp nhất trong mọi thời điểm?
    Trong 4C có 1 chữ C là CHÓT.

  2. vynguyen

    Số liệu có thể thay đổi, có gì mà lạ, người ta nói vậy để thổi phồng thực tế mà thôi. Chỉ cần phòng NNPTNT cấp cho đại lý hay nhà vườn 4C là chỗ đó là 4C, còn người giám sát thì 1 năm mới thấy 1 lần, khi nào có đoàn kiểm tra thì gắn bảng 4C lên.
    Bà con mình làm sao đươc hưởng giá bán của 4C, chỉ có đại lý được hưởng mà thôi, thử đi lên vùng Nam Bang của Lâm Đồng thì biết, có vài đại lý nhà không biết có mấy mẫu đất, cái nhà kho thì nhỏ xíu nhưng nhờ chạy được cái chứng nhận 4C nên bán cho Nestle cà phê 4C cũng nhiều, nhưng đi mua của dân thì cái nào cũng lấy hết, thật là pó tay cho cái cà phê 4C.

  3. thidilih

    Tôi chả hiểu nổi 4C là sao và càng không hiểu họ lấy số liệu đâu ra, vì nhà nông chúng tôi có thấy ai bán cây giống của họ cho đâu, chỉ thấy cây giống của viện caphe Tây nguyên thôi.

      1. tuandinhtranghoa

        Cảm ơn Thịnh còi. Mình cũng có bán 4C cho công ti noi man qua trung gian fetec Di Linh niên vụ 2007-2008. Tiếp đến niên vụ 2008-2009 có cùng bà con nông dân Di Linh bán cà phê UTZ cho công ti Thái Nguyên Di Linh mức thưởng 600 đ/kg nhưng mãi đến nay bà con chúng mình chả nhận được đồng thưởng nào (mình có học qua lớp tiểu giảng viên) do dự án E.D.E. Consuliting về canh tác cà phê bền vững ở Di Linh. Chán quá!

  4. thidilinh

    Cảm ơn Thịnh còi đã chỉ cho tôi. Tôi vẫn nghĩ 4C là tiêu chuẩn caphe như thế nào đó, chứ chả lẽ chỉ là 1 hiệp hội như vicopha vn vậy sao, chỉ khác là nó tầm cỡ quốc tế sao anh Thịnh còi xin cho tôi cùng biết với. Cám ơn nhiều.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

95