Khách hàng châu Âu trở lại mua cà phê Việt Nam

Cà phê Việt NamDự báo mức cộng cà phê Indonesia sẽ duy trì ở mức cao bởi nhu cầu từ các nhà rang xay vẫn mạnh, trong khi người tiêu dùng châu Âu có thể sẽ quay trở lại với cà phê Việt Nam bởi giá rẻ hơn.

Các nhà rang xay cà phê ở đảo chính Java của Indonesia tích cực mua cà phê vụ mới trên thị trường địa phương mặc dù giá cao, trong khi khoảng chênh lệch giá so với cà phê Việt Nam có thể tăng lên trong tuần tới bởi giá cà phê kỳ hạn ở London tăng.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Việt Nam và Indonesia – hai nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới – chiếm gần một phần năm tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2011/2012.

Một số chuyến tàu chở cà phê loại 4, 80 hạt lỗi, từ đảo trồng cà phê chính Sumatra của Indonesia đã được bán cho các nhà rang xay nội địa với giá cao hơn 100 đô la mỗi tấn so với hợp đồng giao tháng 7 tại London. Cà phê chất lượng cao của Việt Nam được chào bán ở Java với mức cộng thấp hơn.

Theo số liệu của hải quan, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Indonesia đã tăng gần gấp 8 lần lên 26.900 tấn trong 3 tháng đầu năm 2012, do các nhà rang xay Indonesia thiếu nguyên liệu và giá nội địa quá cao.

Một thương gia ở đảo Sumatra, cho biết: “Nguồn cung từ vụ mới bắt đầu tăng lên, và các nhà rang xay vội vã mua vào dù phải trả giá cao. Thậm chí các nhà xuất khẩu cũng không thể cạnh tranh với họ”.

Ông này cho biết một nhà xuất khẩu đã bán khoảng 500 tấn cà phê nhân với giá cộng 130 đô la/tấn cho một trong các nhà rang xay. Tuy nhiên, đa số các nhà xuất khẩu chờ đợi xem xu hướng giá ra sao vì họ không chắc rằng giá sẽ tiếp tục cao kéo dài.

Cà phê loại 1 của Việt Nam, sàng 16 – loại các nhà rang xay Indonesia rất ưa thích – được chào giá cộng 60 đô la/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London, song chưa có thông tin nào về hợp đồng được ký.

ICO đã điều chỉnh giảm dự báo về sản lượng cà phê Indonesia năm 2011/2012 xuống 8,25 triệu bao (60 kg/bao), giảm 9,6% so với vụ trước và so với 9,2 triệu bao dự báo hồi tháng 2, do thời tiết xấu.

Vụ thu hoạch ở Sumatra bắt đầu từ cuối tháng 1 và chắc chắn sẽ cao điểm vào tháng 6. Mưa lớn đã gây hại cho vụ trước (niên vụ 2011), gây khan hiếm nguồn cung nghiêm trọng, có lúc đẩy mức cộng lên tới kỷ lục cao trong lịch sử là 550 đô la/tấn. Hiện không có ai chào bán cà phê Indonesia vụ cũ.

Tại Việt Nam, cà phê robusta loại 2, 5% đen và vỡ – giao dịch phổ biến – được chào giá trừ lùi 30-40 đô la/tấn so với hợp đồng London, không thay đổi so với một tuần trước đây. Nhưng người tiêu dùng muốn người bán chiết khấu hơn nữa do giá ở London gần đây tăng.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tại London kết thúc phiên giao dịch 18-4 (rạng sáng 19-4 giờ Việt Nam) tăng 15 đô la lên 2.029 đô la/tấn nhờ hoạt động mua kỹ thuật, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng hồi đầu tuần. Giá kỳ hạn và mức chênh lệch biến động trái chiều nhau.

Một thương gia ở Hongkong cho biết: “Tôi nghĩ rằng chênh lệch giá sẽ thay đổi nếu giá ở London vững ở mức trên 2.000 đô la. Người tiêu dùng đang mua ít một từ Việt Nam, nhưng tôi nghe nói có nhiều hợp đồng ký kết ở châu Âu”.

“Mọi người đang mua cà phê trên thị trường giao ngay châu Âu vì giá rẻ hơn nhiều so với mua từ Việt Nam nếu tính cả cước phí vận tải”, thương gia này nói tiếp.

Giai đoạn tưới nước cho cây cà phê ở Việt Nam sẽ kết thúc vào tháng 5, khi mùa mưa quay trở lại với vùng Tây Nguyên. Vụ thu hoạch tới sẽ bắt đầu vào cuối tháng 10.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Giang Sơn

    Trên báo SGTimes cứ nói đi nói lại câu: “Mọi người đang mua cà phê trên thị trường giao ngay châu Âu vì giá rẻ hơn nhiều so với mua từ Việt Nam nếu tính cả cước phí vận tải”. Ko lẽ ở Nhật, Thái… cũng qua đó mua?
    Như vậy là có ý gì? hơi bị khó hiểu nhỉ !

  2. Bi

    Nếu năm nay Indo mua cà phê VN với tốc độ này thì chứng tỏ nhu cầu chế biến và tiêu thụ nội địa của nước này tăng cao và cà phê Indo năm nay có khả năng mất mùa.
    Cũng không loại trừ người Indo bán cà phê sản xuất được với giá cao và mua cà phê của nước ta giá rẻ về để cho tiêu dùng.

  3. quan tâm

    Suy cho cùng kinh tế thị trường là lợi nhuận trên hết, tiếng nói chung chắc hẳn quá khó với tình hình hiện nay. Các nước cũng làm cà phê họ dựa vào đâu để diều hòa lợi ích các bên để kích thích sản xuất phát triển vậy nhỉ? Hay họ cứ rối như ở ta! Tôi nghĩ phải có trọng tài chân chính chứ còn ở ta DN hình như vừa thổi còi vừa đá bóng.

  4. Thuận Hoà

    Đọc mà rất khó hiểu bởi khách hàng châu âu đang quay lại VN mua hàng nhưng theoReuters/SGTimes lại có thòng câu : “Mọi người đang mua cà phê trên thị trường giao ngay châu Âu vì giá rẻ hơn nhiều so với mua từ Việt Nam nếu tính cả cước phí vận tải”, thương gia này nói tiếp? Mình chả hiểu chỗ này cho lắm. Lẽ ra lỡ rồi thì nên thòng thêm câu thông tin này không hề có cơ sở mới đúng bà con nhỉ?

  5. Pham van khiem

    “trong khi khoảng chênh lệch giá so với cà phê Việt Nam có thể tăng lên trong tuần tới bởi giá cà phê kỳ hạn ở London tăng.” Nói gì lạ vậy?
    Nếu giá kỳ hạn ở London tăng mà giá trong nước (Indo) giữ nguyên thì chênh lệch giá giảm chứ sao lại tăng? Khoảng chênh lệch sẽ tăng chỉ khi giá ở Indo tăng nhanh hơn giá kỳ hạn ở London. Nói chung là bài viết không nêu được chính kiến rõ ràng để có thể giúp cho nông dân ta có định hướng tốt trong việc nên bán hay nên giữ hàng!

    1. Nông dân cà phê

      Giá kỳ hạn ở London càng tăng cao thì trừ lùi tại Việt Nam càng tăng thêm và chênh lệch giá so với Indo càng tăng thôi.
      Chất lượng cà phê của Việt Nam so với Indo chẳng khác gì nhau vậy mà Indo được cộng, Việt Nam bị trừ. Cái này do lỗi của ai: DN, nông dân hay nhà nước?

  6. connhanong_buonho-halan

    Cuối cùng thì cũng chỉ khổ cho những bà con nông đân chúng ta, còng lưng làm quanh năm, cuối cùng cũng năm nào cũng giá chỉ chừng đó, có nhích thì cũng 2 đến 3 ngàn, mà chi tiêu hàng năm lúc nào cũng cao hơn năm trước.=> Thử hỏi bà con nông dân lấy gì để đổi lấy cuộc sống hiện tại,…..

  7. Văn Thành

    Thương trường hiện nay, tìm thông tin “sạch” để dùng khó lắm bà con ạ! Thôi, việc báo chí họ đăng bài như thế nào ta không bàn tới nữa, ta chỉ cần biết khi nào có giá phù hợp thì ta “quyết” còn không phù hợp thì ta “găm” lo làm việc khác. Hiện nay, giá xăng dầu đã tăng tiếp, một số mặt hàng thiết yếu cũng đang “rục rịch” mà giá cà phê chỉ “lo” giẩm chân tại chổ thế này thì nghe chừng không ổn cả người bán lẫn người mua, còn người uống thì vẫn phải “thò” cổ ra cho “họ” cứa từng ngày…

  8. Mậu Cường - Buôn Hồ

    Bà con ơi giá các mặt hàng tăng quá mà cà phê cũng là mặt hàng thiết yếu sao chẳng có nghe các quan bàn gì nhỉ hay là cung nhiều hơn cầu rồi?

  9. Đình Đạt

    Hôm nay ngày 21/4, giá cà phê tăng 400 trong 1 ngày. Theo bà con thì nguyên nhân do đâu, và giá có tiếp tục tăng không?

  10. Đan Thuy

    Có thể giá cà phê sẽ tăng cao trong khoảng từ nay tới khi vụ thu hoạch năm nay, còn tại sao thì có lẽ phải dành câu trả lời cho các anh còn giữ được cà phê đến giờ. Nhưng cũng phải nói mình hay đi cũng thấy nhiều người rất
    có bản lĩnh, trong khi mọi người đã không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nhưng họ có lẽ đã đúng vì mình tâm sự với họ
    thấy họ cũng nói nếu sang tuần này không có tín hiệu khả quan thì cũng bán cả. Vậy nên hôm nay có mấy người điện
    nói cố gắng đợi ít nhất cũng có cơ để chiến thắng mấy anh xk luôn ngồi hoạch định chiến lược kia, thật khâm phục họ.

  11. trần thị hiền

    Giá cà phê có tăng lên 45,000đ/kg trong tháng 6 này không? tôi bận bịu công việc nên đợt lên vừa rồi tôi chưa bán.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

88