Bệnh dịch lạ gây thối và rụng trái hàng loạt trên cà phê catimor?

Câu hỏi của anh Lê Văn Ngà (ở Đam Rông – Lâm Đồng). Anh Ngà chia sẽ:

Gần đây, vườn cà phê nhà tôi xuất hiện một bệnh dịch lạ hiếm gặp. Bệnh dịch xuất hiện khoảng cuối tháng giêng đầu tháng hai năm nay nhưng ban đầu khó phát hiện, chỉ thấy thối nụ và hoa.

Đến thời điểm hiện tại thì bệnh dịch xảy ra mạnh mẽ trên toàn diện tích. Trên các cây đã đậu trái thì thấy hầu hết bị bao bọc trên toàn bộ cuống trái một lớp nhựa trắng, rắn, và kết dính các trái lại, để lâu thì trái bị thối và rụng hàng loạt. Trái đang chỉ mới đậu hoa xong.

Là một người ít có kinh nghiệm trong việc chăm sóc cà phê, chưa thấy loại bệnh này bao giờ, mong bà con tư vấn cho tôi để tôi khắc phục kịp thời, giúp cà phê đạt năng suất.

Qua trao đổi Y5Cafe được biết gia đình anh Ngà không có máy chụp ảnh để ghi lại hiện tượng trên. Mong bà con qua lời miêu tả có thể tư vấn và hỗ trợ giúp anh Ngà.

Lê Văn Ngà (Đam Rông – Lâm Đồng)
Số điện thoại: 0986155676
Địa chỉ: Đam Rông – Lâm Đồng
Email: lethanhtungld@gmail.com

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. văn hùng xuân thọ

    Anh Ngà thân mến! Đọc qua câu hỏi của anh thì tôi cũng thấy một hiện tượng rất lạ ở cây cà phê catimo tại vườn của anh, theo tôi thấy cây catimo có nguồn gốc hoang dã nên đề kháng của cây rất mạnh. Anh có thể xem lại vào ngay thời điểm cây đang nở hoa anh có sử dụng thuốc hoặc phân bón lá bơm trực tiếp trên cây hoặc tưới nước trực tiếp nhiều vào hoa cũng có thể làm cho rụng hoa và thối trái dó anh. Đây là ý kiến riêng của tôi. CHÀO ANH.

  2. vanhungxuantho

    Đọc qua câu hỏi của anh về dịch bệnh thối và gây rụng trái hàng loạt trên cây cà phê catimo tại vườn nhà anh. Tôi được biết cây cà phê catimo rất khó bị nấm bệnh trong mùa nắng, vì giống cây cà phê này có gốc hoang dã đề kháng của cây rất mạnh, theo tôi nhận xét mấy có mấy nguyên nhân sau đây anh xem lại có đúng không nếu đúng thì cùng nhau rút kinh nghiệm. Có thể là ngay thời điểm cây nở hoa a bơm nước tưới trực tiếp lên cây, hoặc là anh bơm phân bón trực tiếp liều cao trên cây và hoa cũng có thể làm cho ảnh hưởng đến trái non. ” ĐẠM U RÊ”

    1. haidaknong

      Bạn nên xác định xem vườn nhà mình có bị tuyến trùng gây hại thật không, cây nào bị tuyến trùng gây hại thì phải nhổ đi đem đốt, hạn chế mang các tàn dư của cây bệnh đi đến nơi khác vì nó sẽ lây bệnh cho cây khác. Tuyến trùng từ đất xâm nhập vào cây qua rễ và gây hại trong cây nên không chữa được đâu bạn ạ, phải nhổ bỏ cây bệnh, phơi đất và xử lý bằng vôi bột sau đó mới trồng tiếp được.

      1. nguyễn mạnh linh

        Bạn hải nên xem xét kĩ trước khi trả lời cho người khác nhé , theo mình thì tuyến trùng trên cà phê có thể quản lý được, tuyến trùng trên cà phê chủ yếu là dòng Platylenchus gây vết thương, và luôn tồn tại trong đất, xâm nhập vào rễ trong thời điểm đầu mùa mưa và rễ non ra nhiều, và tích lũy mật số trong nhiều năm. Muốn quản lý tuyến trùng nên tác động vào đầu mùa mưa là hiệu quả cao nhất. Có thể dùng thuốc như Tervigo 020SC của công ty Syngenta tưới 1 năm 2-3 lần là quản lý rất tốt !
        thân !

    2. hoàng vinh

      Anh đã biết vườn nhà mình bị tuyến trùng gây hại trên cà phê, nếu nhẹ anh nên xử lý thuốc Tervigo 020 SC (syngenta) pha 2 chai cho 1phi, nếu nặng anh dùng 2 chai Tervigo 020 SC + 2 gói Ridomin pha với 1 phi 220 lít. Đây là quy trình chuẩn của công ty Syngenta + VFC đó, rất hay anh ak!

  3. võ hoàng Dân

    Cho em hỏi em có 1000 gốc cà phê nhưng tới gian đoạn giữa mùa thì cà phê bị rầy bám đen cành và rụng hàng loạt. Em mới trồng nên cũng chưa có kinh nghiệm và kiến thức nhiều nên không biết cách nào khắc phục được. Vậy em rất mong các anh chị đi trước có kinh nghiệm chỉ giáo dùm em là phải làm như thế nào mới có thể khắc phục được, hoặc phải phun loại thuốc gì để diệt được rầy. Em cảm ơn các anh chị nhiều.

    1. haidaknong

      Chào bạn Dân, theo tôi để khắc phục rầy trước tiên bạn phải dọn sạch cành, lá còn nằm ở gốc cà phê sau thu hoạch tại vì đây chính là nơi ẩn náu của rầy. Bạn nên đào rãnh và vùi hết số cành lá đó xuống sau đó lấp đất lại. Dọn cho vườn cây thông thoáng đến mùa mưa bạn sẽ hạn chế dược các loại sâu và bệnh. Còn thuốc trị rầy thì tôi không rành lắm.

    2. hoàng vinh

      Rầy rệp rất đơn giản bạn ak ! Bạn dùng thuốc Suprathion 40 EC với liều lượng là 500ml/phi 220lit, đảm bảo với bạn ko có rệp nào sống sót cả! thân chào.

  4. trương thị lựu

    Vườn cà phê nhà tôi bị sâu độc thân làm hư hại rất nhiều nhưng tôi vẫn không biết cách nào để diệt trừ tận gốc. Tôi rất mong bà con có kinh nghiệm có thể chia sẻ giúp tôi.

    1. hoàng vinh

      Nếu bị sâu đục thân bạn có thể phòng bằng cách rải Marshall 5G, vì thuốc có tác dụng lưu dẫn lên có thể hạn chế sâu đục thân và cả mọt đục cành bạn ak!

  5. Vu Ti

    Rầy đen hay bồ hóng vậy bạn. Nếu rầy thì dùng thuốc nặng tí, bồ hóng thì dùng Bi58 xịt kĩ tí la ok. Xịt trước khi mưa hay tưới là tốt hơn. Tuyến trùng thì bạn Gia Nguyễn đã nói la Marshal, hoặc Afudan, Nokaph… và khi bỏ phai có mưa hoặc tưới. Sâu đục thân không thể trị tận gốc. Chỉ phòng bẳng các thuốc DiaZan. Basudin… rải gốc là hiệu qua lắm bác. Tuyến trủng và sâu đục thân nếu trộn lại, một năm bỏ hai lần mình thấy rất hiệu quả !

  6. HiepBaoLoc

    Chào anh Ngà . Qua mô tả biểu hiện bệnh như trên thì hoa cà phê nhà anh rất có khả năng bị rệp sáp gây hại. Rệp sáp chủ yếu gây hại vào thời điểm khi hoa cà phê chuẩn bị nở và giai đoạn sau khi đậu trái bằng hạt tấm. Thuốc đặc trị rệp sáp như : Suprathion 40EC, Bop 600EC.. liều lượng như khuyến cáo trên bao bì. Đây là chia sẻ của tôi có gì xin mọi người chia sẻ thêm kinh nghiệm.

  7. Đoàn khiên

    Bàc nào biết giúp em tí. Cà phê nhà em bị ve sầu gây hại trên điện rộng cây nào cũng cô rất nhiều lỗ xung quanh gốc.

    1. Nguyễn Mạnh Linh

      Thân chào anh ! Do may mắn em có được 1 số kinh nghiệm của 1 số nông dân trồng cà phê chia sẻ anh có thể áp dụng thử xem sao nhé. Xung quanh gốc cà phê có rất nhiều lỗ ve sầu, đó có thể là lỗ thông khí của nó, vì vậy để quản lý và tiêu riệt chúng thì có thể dùng cách làm đất tơi xốp, nhuyễn lớp đất mặt, sau đó tưới nước, lớp đất mặt sẽ trôi xuống lỗ thông hơi làm tắc lỗ thông hơi của ve sầu, và khi đó nó phải ngoi lên mắt đất, hoặc bị chết.
      Rất mong dc sự chia sẻ thêm từ các tiền bối. Thân !

Tin đã đăng