Cà phê giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa

Cà phê luôn mang lại hạnh phúc cho những người ham thích thứ đồ uống này. Trước đây các nhà dinh dưỡng đã loại trừ cà phê ra khỏi chế độ ăn uống của bệnh nhân bị các bệnh đường tiêu hóa nói chung và bị loét dạ dày nói riêng.

Nhưng chúng ta có thể tự hỏi là thật sự có một mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ cà phê và sự làm dịu bớt hay làm nặng thêm những rối loạn dạ dày hay không?

Tuy nhiên, sau đó người ta đã nhận thức rằng quan niệm như vậy là không đúng, dù cho đó là những rối loạn đường ruột, những rối loạn dạ dày và ngay cả những vấn đề hồi lưu (reflux) và khó tiêu (dyspepsie).

Cái thiện nhu động tiêu hóa

Kết quả một công trình nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ dựa trên 99 người về mối quan hệ giữa việc uống nhiều loại đồ uống khác nhau, nhất là cà phê và số lần đại tiện, đã phát hiện một sự cải thiện nhu động tiêu hóa của ruột trong một phần ba số người này.

Ở những người đáp ứng, một hiệu quả có lợi của cà phê lên tính nhu động của ruột già đã có thể được chứng minh bằng những đo lường động lực.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng cả cà phê không chứa cafeine, cũng như cà phê bình thường, đều kích thích sự vận động của ruột già, nhưng hiệu quả của cà phê thường hiệu quả hơn hẳn so với cà phê không có cafeine.

Công trình nghiên cứu này cũng đã chứng tỏ hiệu quả dương tính của cà phê quan trọng hơn 60% so với việc chỉ uống nước mà thôi. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác cũng cho rằng cà phê có kích thích lên hoạt động của ruột già ở một số bệnhnhân.

Việc xem xét lại các công trình nghiên cứu này đã gợi ý rằng cà phê bình thường hay cà phê không chứa cafeine có thể liên quan đến những trường hợp tiêu chảy. Lý do là cà phê kích thích hoạt động vận động của ruột già và trực tràng.

Nhưng trong nhiều công trình nghiên cứu, không một tác dụng nào của cà phê được cho là có ảnh hưởng đến các biểu hiện của chứng đại tràng co thắt (colon spastique) hay đến sự xuất hiện của bệnh viêm loét ruột già (colite ulcéreuse).

Thủ phạm là vi khuẩn Helicobacter pylori

Các quan niệm liên quan đến sinh lý, bệnh lý của các bệnh thực quản và dạ dày đã thay đổi nhiều trong những thập niên vừa qua. Ngày nay, chúng ta biết rằng một nhiễm trùng bởi vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày, và một sự tiếp xúc quá độ với độ chua của dạ dày sẽ gây ra loét thực quản và tá tràng.

Cà phê có một vai trò nào đó trong các rối loạn này hay không? Một công trình nghiên cứu của Đan Mạch đã kết luận rằng dường như không có tác dụng nào đến vi khuẩn Helicobacter pylori, cũng không có mối liên quan nào được xác lập giữa việc tiêu thụ cà phê và sự phát triển của loét dạ dày.

Một công trình nghiên cứu khác đã gợi ý rằng nguy cơ là do những yếu tố khác với cà phê, đặc biệt là sự có đường trong cà phê và sự gia tăng thể trọng.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng cà phê làm gia tăng tính thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dường như cà phê cũng thúc đẩy nhanh sự tống xuất của dạ dày (vidange gastrique), nhưng tác dụng này thay đổi tùy theo mỗi người.

Về những thương tổn tá tràng, cà phê cũng như các đồ uống chứa cafeine dường như không có vai trò trong các bệnh lý này.

Đau và vị chua

Một số người sau khi uống một tách cà phê bị ợ chua. Trên lý thuyết, cũng như các đồ uống chua, cà phê có độ PH thay đổi từ 5 đến 6 dường như đã gây ra tác dụng này.

Do đó, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để cố gắng phát hiện sự có mặt của một mối liên kết như vậy. Có lẽ có một mối liên kết, nhưng nhiều ý kiến lại có khuynh hướng xác nhận rằng cafeine không chịu  trách nhiệm về hiện tượng này, mà chính là do những chất khác có trong cà phê.

Một công trình nghiên cứu của Hà Lan đã kết luận cà phê không có tác dụng quan trọng lên sự trào ngược (reflux) ở những người vốn đã bị mắc phải chứng bệnh này nhưng không có tác dụng chút nào đối với những người lành mạnh, và rằng tác dụng của cà phê ít quan trọng hơn tác dụng một bữa ăn lên hiện tượng này.

Một công trình nghiên cứu khác được thực hiện ở Nauy đã không chứng tỏ mối liên hệ giữa nguy cơ hồi lưu dạ dày-thực quản (reflux gastro-oesophagien) và việc tiêu thụ cà phê.

Mới đây, một công trình nghiên cứu của Thuỵ Điển đã cho thấy sau khi điều chỉnh những yếu tố nguy cơ chính gây nên trào ngược dạ dày thực quản (chỉ số khối lượng cơ thể, chứng nghiện thuốc lá và sự ít hoạt động thể chất), thì mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê và những vấn đề hối lưu biến mất.

Công trình nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều cà phê (hơn 7 tách mỗi ngày) có ít nguy cơ phát triển hồi lưu dạ dày- thực quản hơn những người khác, ngày cả sau khi đã điều chỉnh những yếu tố nguy cơ.

Sau cùng, cà phê thường được qui cho là nguyên nhân của những vấn đề khó tiêu (dyspepsie), nhưng các công trình nghiên cứu đã không thể phát hiện mối liên hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ cà phê và sự xuất hiện những rối loạn khó tiêu này.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng