Tin buồn

Đăk Lăk sẽ nâng lượng cà phê chế biến sâu lên 15%

Hiện nay, tỷ lệ cà phê chế biến sâu trên địa bàn tỉnh mới chiếm khoảng 7 – 8% tổng sản lượng cà phê từng niên vụ.

Đăk Lăk là địa phương có diện tích và sản lượng cà phê nhân nhiều nhất nước, mỗi năm đạt từ 400.000 tấn trở lên. Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, còn cà phê bột, cà phê hòa tan (đã qua chế biến sâu) lại chiếm tỷ lệ rất thấp.

Theo UBND tỉnh Đăk Lăk, hiện nay, tỷ lệ cà phê chế biến sâu trên địa bàn chỉ mới chiếm khoảng 7 – 8% trong tổng sản lượng cà phê trong từng niên vụ.

Tỉnh dự kiến nâng tỷ lệ cà phê đã qua chế biến sâu lên từ 14-15% trong tổng sản lượng cà phê trên địa bàn bằng việc khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan công suất lớn từ 700-1.000 tấn sản phẩm/năm/dự án.

Tỉnh cũng đang có chủ trương hạn chế dần tình trạng xuất khẩu cà phê nhân dạng thô.

Tỉnh Đăk Lăk hiện có khoảng 10 doanh nghiệp chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan quy mô lớn và có thương hiệu trên thị trường như Trung Nguyên, An Thái, Nam Nguyên…

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. lưu tuấn anh eatan

    Theo dự báo của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), niên vụ cà phê 2011/12 sản lượng cà phê các nước sản xuất khoảng 132 triệu bao (1 bao= 60kg) trong khi nhu cầu tiêu dùng vào khoảng 135 triệu bao. Và trong vòng 10 năm qua, mức tiêu thụ cà phê của thế giới đều dao động ở mức trên và dưới 130 triệu bao/ năm.

    Vì thế nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu nên giá cà phê sẽ không bị chi phối bởi cung cầu mà chi phối bởi những nhà đầu tư, đầu cơ trên các sàn giao dịch hàng hóa ở London, New York.

    Theo Vicofa, niên vụ cà phê 2011/12 ngành cà phê Việt Nam sẽ thu hoạch khoảng 1,25 triệu tấn, tăng khoảng 100.000 tấn so với niên vụ trước.

    Chia sẻ với bạn bè:
    Một ý tưởng khó khả thi
    Cà pháo
    Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, trong đó ARABICA là chủ lực. Chính phủ Brazil (xin nhắc lại: Chính phủ chứ không phải doanh nghiệp) có chính sách rất tốt hỗ trợ nông dân để ổn định ngành nông nghiệp chủ đạo này. Mặt khác Brazil tiêu thụ nội địa đến 60-70% sản lượng của mình làm ra, chỉ xuất khẩu khoảng 30-40%. Vậy mà cũng có năm giá ARABICA giảm thê thảm xuống mức 115 – 120 cents/lb (và còn thấp hơn nữa), tức là bằng khoảng 1/2 giá năm nay.

    Vậy Brazil có điều tiết được giá cà phê thế giới không nhỉ? Việt Nam: chủ lực là cà phê ROBUSTA và xuất khẩu hơn 90% sản lượng. Theo tôi, Việt Nam cần dựa vào thị trường thế giới, và thị trường thế giới cũng cần Việt Nam. Thị trường thế giới là 1 thể thống nhất, hợp tác, nếu anh muốn điều tiết người ta thì liệu người ta có chịu để anh điều tiết không nhỉ.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83