Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho nông sản, bài 4: Cần nhận thức đúng và hành động phù hợp

Sau khi chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị một doanh nghiệp nước ngoài đăng ký sở hữu nhãn hiệu tại Trung Quốc, dư luận đã đưa ra không ít ý kiến bày tỏ sự quan ngại về khả năng xấu đối với thương hiệu của một số loại nông sản và hệ lụy của việc này.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin giới thiệu bài viết của TS. Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

> Bài 1: Mất bò mới lo làm chuồng

> Bài 2: Vì sao dễ mất?

> Bài 3: Chiến lược nào?

Nhờ nguồn đất sét trắng của đất mẹ và nguồn nước của tả ngạn sông Hồng, từ hơn 500 năm nay, gốm Bát Tràng đã trở thành một món quà quý cho mỗi người khi đến thăm mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Có thể nói, những nhận định, đánh giá, quan ngại này có những điểm chính xác nhưng cũng có những điểm cần phải bình tĩnh phân tích, đánh giá lại.

*Thứ nhất, trong các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, chúng ta chưa tìm thấy các thuật ngữ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, không tìm thấy thuật ngữ thương hiệu. Vì vậy, việc hiểu đồng nhất, sử dụng đồng nhất thuật ngữ thương hiệu với các thuật ngữ nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý sẽ gây ra những hiểu lầm về sự việc mà chúng ta nói tới. Từ việc nhãn hiệu, một chỉ dẫn địa lý của ta bị doanh nghiệp nước ngoài lấy để đăng ký nhãn hiệu chỉ có thể nói là nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý của chúng ta bị mất (do bị người khác lấy để đăng ký thành nhãn hiệu của họ) mà không thể nói là thương hiệu của chúng ta bị mất.

Nguyên tắc cơ bản của bảo hộ sở hữu trí tuệ là bảo hộ theo lãnh thổ; các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu của ta đăng ký ở Việt Nam thì chỉ được bảo hộ ở Việt Nam, không được bảo hộ ở lãnh thổ nước khác. Việc doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn của mình ở Việt Nam có nghĩa họ là chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó ở Việt Nam chứ không đương nhiên là chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý của chúng ta có thể bị đăng ký bởi một doanh nghiệp nước khác, và họ có thể trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký, có quyền cấm các doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu đó.

Thứ hai, cứ cho là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chúng ta mất do bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành nhãn hiệu của họ thì quan ngại về việc liệu chúng ta có lấy lại được không và nếu có thể được thì bằng cách nào là điều cần bàn. Về nguyên tắc, để làm được điều này có thể có các cách sau:

Tiến hành các thủ tục để đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã được đăng ký của người khác và đăng ký nhãn hiệu của mình; thỏa thuận mua lại nhãn hiệu với chủ nhãn hiệu; ngoại giao để chủ nhãn hiệu xin từ bỏ nhãn hiệu, mở đường cho ta đăng ký nhãn hiệu theo thủ tục quy định. Phương án này cần sự tham gia của nhiều cơ quan, thủ tục phức tạp. Căn cứ để tiến hành các thủ tục yêu cầu đình chỉ/hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu là quy định của các điều ước quốc tế và quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước sở tại và tình trạng nhãn hiệu đó tại Việt Nam.

Việc lựa chọn cách nào phụ thuộc vào phân tích, đánh giá tình hình cụ thể và do doanh nghiệp, tổ chức bị mất nhãn hiệu thực hiện với sự trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước và với việc sử dụng dịch vụ của các công ty, văn phòng đại diện sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm.

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Anh vẫn yêu màu …

Thứ ba là hệ quả của việc nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản nổi tiếng của ta bị doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Theo luật sở hữu trí tuệ của các nước, một khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại lãnh thổ một nước thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó có độc quyền sử dụng nhãn hiệu, có quyền ngăn cấm các doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu của mình hoặc dấu hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cho sản phẩm đăng ký.

Và như thế, nếu một nhãn hiệu (chỉ dẫn địa lý) nông sản của ta bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thì sẽ có nhiều hậu quả không có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như không thể tự do xuất khẩu sản phẩm nông sản dưới nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của mình; nguy cơ mất thị trường, mạng lưới phân phối, bạn hàng. Danh tiếng, uy tín của sản phẩm có thể bị ảnh hưởng.

Thứ tư, cần phải thống nhất trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu nói chung và thương hiệu cho nông sản nổi tiếng của ta nói riêng. Trách nhiệm đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thuộc về doanh nghiệp, tổ chức tập thể; việc xây dựng và phát triển thương hiệu từ các đối tượng này cũng phải chủ yếu do doanh nghiệp, tổ chức tập thể đảm nhận.

Thương hiệu sản phẩm của một doanh nghiệp xây dựng đã khó, thương hiệu nông sản nổi tiếng – thường là của cộng đồng doanh nghiệp – thì việc xây dựng và bảo vệ nó còn khó hơn vì không chỉ cần sự đầu tư của một mà phải của cả cộng đồng cũng như sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và Trung ương.

Doanh nghiệp, tổ chức tập thể tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý phải chủ động tham gia vào việc xây dựng thương hiệu chung, trên cơ sở nhãn hiệu của mình. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức tập thể trong bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Có như vậy, thương hiệu nông sản nổi tiếng của chúng ta mới được duy trì, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiết thực.

Cũng phải thừa nhận rằng, đối với thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, tức là mới đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu thì chưa làm được nhiều. Thương hiệu sản phẩm không phải tự nó có sau khi sản phẩm đã được đặt tên, được gắn nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, mà cần đẩy mạnh các hoạt động quản lý và phát triển thương hiệu đó.

Kẹo mè xửng đã trở thành biểu tượng văn hoá của Huế, giống như cơm hến, tôm chua hay chùa Thiên Mụ, sông Hương, núi Ngự vậy. …

Thứ năm, để tránh nguy cơ thương hiệu nông sản nổi tiếng của chúng ta bị mất hoặc bị xâm hại, đòi hỏi từng doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh cùng loại nông sản nói chung phải có ý thức, chủ động xác định các thị trường truyền thống và tiềm năng của mình để cùng nhau tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ các địa phương có thể hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục; các công ty, văn phòng đại diện sở hữu công nghiệp có thể cung cấp dịch vụ tiến hành các thủ tục cần thiết để nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.

Thứ sáu, hiện trạng hoạt động xây dựng thương hiệu nông sản nổi tiếng của ta hiện còn khá khiêm tốn. Theo thống kê, chúng ta có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương, nhưng đến nay mới có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận, 29 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ và 53 sản phẩm nông sản được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Như vậy, chúng ta mới ở giai đoạn đầu của việc xây dựng thương hiệu nông sản nổi tiếng.

Cây nho Phan Rang đỏng đảnh như cô gái khái tính và lại nhiều sâu bệnh…

Thực tế cho thấy, để xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, cần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, để họ có ý thức, quyết tâm và cùng nhau hợp lực trong việc triển khai một cách bài bản các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của mình.

TS. Tạ Quang Minh (Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Sáu xị

    Ai cần nhận thức đúng và ai có hành động phù hợp? Tôi sực nhớ nhà văn Nam Cao có câu viết rất hay: chắc ai cũng nghĩ hay nó chừa mình ra. Phải vậy không các bác, nhà nông như bà con mình chỉ biết ngồi nhìn chứ sao giờ!

Tin đã đăng