Mặc dù cà phê đã chín khô, thời tiết vẫn nắng đẹp nhưng lãnh đạo Công ty Cà phê Đắk Đoa vẫn lệnh cho công nhân không được hái, kéo theo đó là những hệ lụy “mặn đắng” cho niên vụ cà phê năm sau.
Xem thêm: Toàn bộ sự việc giao khoán ở công ty cà phê Đak Đoa
Cà phê chín khô ai được lợi?
Sau khi Công ty Cà phê Đắk Đoa đưa ra phương án giao- nhận khoán “nửa cứng, nửa mềm” giai đoạn 2011-2015, đã bị hàng trăm công nhân phản đối. Nhiều tháng nay, công nhân thường xuyên tập trung trước cổng công ty để mong được thay đổi phương án giao- nhận khoán mới, nhưng họ đều ra về trong nước mắt…Sự việc này kéo dài nhiều tháng nay, dẫn đến việc thu hoạch cà phê giữa công nhân và công ty không có sự đồng nhất.
Trước tình trạng cà phê trên cây đang dần chín khô, cách đầy chừng nửa tháng, lãnh đạo Công ty Cà phê Đắk Đoa (Vinacafe)- ông Lê Ngọc Ánh đã ra lệnh cho công nhân lên đồng thu hoạch cà, và toàn bộ số cà sau khi thu hoạch phải được chở về công ty. Trước phương án này từ phía lãnh đạo công ty, hàng trăm công nhân đã không đồng ý. Bởi họ cho rằng tiền lương thì công nhân “tự trả cho mình”, nên nếu chở hết cà về công ty thì không biết công ty sẽ chia cho công nhân như thế nào?
Trong khi mong chờ phương án mới của công ty, hơn 200 công nhân đã nhất trí đưa ra một phương án tạm thời cho niên vụ này đó là dựa theo phương án giao khoán của Công ty Cà phê Ia Sao 1, công nhân sẽ nộp khoán cho công ty 3,5 tấn cà phê tươi/ha (vẫn cao hơn so với Ia Sao 1 hơn 5 tạ/ha) cho niên vụ này, và chờ mong một phương án giao- nhận khoán mới từ phía công ty.
Sau khi phương án nộp 3,5 tấn cà phê tươi/ha, của công nhân được trình lên lãnh đạo Công ty Cà phê Đắk Đoa, toàn bộ công nhân đã được lên đồng thu hái cà, và mỗi ha cà thu hoạch đều được cán bộ của công ty và các đồng chí Công an huyện Đắk Đoa đến giám sát chặt chẽ.
Những tưởng, mọi việc đã tạm ổn định thì bỗng dưng lãnh đạo công ty lại đưa ra một quyết định khiến công nhân khó hiểu là dừng việc thu hái cà trong 3 ngày.
“Thời tiết bây giờ đang là mùa khô, gió to, nắng lớn rất thuận lợi cho việc thu hoạch cà. Mặt khác, rất nhiều diện tích cà đã chín khô nứt trên cây, đồng nghĩa với việc trọng lượng của cà đã giảm đi rất nhiều, càng kéo dài cà càng không nhanh, thế nhưng lãnh đạo công ty không những không xúc tiến công nhân hái thật nhanh, mà ngược lại, lãnh đạo lại ra quyết định dừng hái cà khiến cà khô rụng hết xuống đất thì chúng tôi thật sự không hiểu nỗi quyết định này”, nhiều công nhân bức xúc cho biết.
Cả lô cà nhà mình trái chín đã khô trên cây và nhiều trái đã rơi rụng xuống đất nhiều ngày nay, nhưng gia đình công nhân Sơn vẫn chưa biết lúc nào mới được thu hoạch xót xa nói: “Cà nhà tôi cây nào cây nấy quả đã chín khô, nhiều quả khô nứt rụng đầy xuống gốc, tính ra chúng tôi mất cả vài tấn trọng lượng cà khi cân cho công ty rồi. Ấy vậy mà đến nay gia đình tôi vẫn chưa được hái cà và không biết đến ngày, tháng nào mới được thu hoạch”.
Mong manh niên vụ tới
Chu kì của cây cà phê từ khi ra hoa đến lúc thu hoạch kéo dài 1 năm, và hoa cà phê chỉ nở được 3-4 ngày, chính vì vậy việc thu hoạch cà phê đúng thời vụ là một trong những yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng cà phê vụ sau.
“Bình thường như mọi năm đến bây giờ chúng tôi đã gần như là thu hoạch xong hết cà phê rồi. Nhưng năm nay, chúng tôi vẫn chưa thu hoạch được 1/3 diện tích cà, và cứ tình hình không được thu hoạch như hiện nay thì chẳng biết lúc nào chúng tôi mới thu hoạch xong. Trong khi, cà chỉ cần thu hoạch muộn chừng hơn nửa tháng là sẽ khiến vụ sau cà ra hoa muộn, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất. Không biết lúc này công nhân phải gánh hay lãnh đạo công ty gánh đây”, công nhân Nguyễn Hữu Vững chua xót nói.
Và một mong ước tha thiết nhất mà bấy lâu nay hàng trăm công nhân vẫn kêu cứu đó là cần có một phương án giao- nhận khoán mới, đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích giữa công nhân với ban lãnh đạo công ty.
Trước tình hình trên, ngày 18/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai- ông Phùng Ngọc Mỹ đã chủ trì cuộc họp các bên liên quan nhằm tìm ra hướng giải quyết thắc mắc của công nhân về phương án khoán của Công ty Cà phê Đắk Đoa. Tại cuộc họp ông Mỹ đã chỉ ra rằng, quy trình xây dựng phương án giao- nhận khoán của công ty là quy trình ngược, không thông qua người lao động, phương án chưa công khai, minh bạch nghĩa vụ và quyền lợi giữa các bên… Và một trong những nguyên nhân khiến việc khiếu kiện của công nhân kéo dài là do cung cách hành xử của Công ty Cà phê Đắk Đoa với người lao động. Điển hình là trong các văn bản của công ty gửi cơ quan có thẩm quyền có nêu vấn đề sẽ xử lý những trường hợp không chấp hành!
Và UBND tỉnh yêu cầu công ty giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện kéo dài, nếu không được thì Bộ Nông nghiệp PTNT phải vào cuộc; nếu tình trạng khiếu kiện vẫn tái diễn thì UBND tỉnh sẽ đề nghị thu hồi lại đất mà đã cho công ty thuê.
Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG 2011) được tổ chức sáng 6/12/2011 ở Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ đồng thời tập trung triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên: tái cơ cấu đầu tư công; TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Trong đó tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cần đẩy mạnh ngay việc CỔ PHẦN HÓA hầu hết các DNNN, nhằm thu hút vốn đầu tư, tích cực đổi mới phương thức quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh…
Trong lộ trình đó. VIỆC CỔ PHẦN HÓA CTY Cà Phê ĐăKĐoa trong năm 2012 có lẽ là lối thoát hữu hiệu cho Cty. Trong đó, các công nhân nông trường sẽ nắm giữ được một số cổ phần thích đáng để nâng cao sức sản xuất và hài hòa được quyền lợi chung trong Cty.
Cổ phần hóa thì nông dân có tiền để mua vườn cà của Nhà Nước không ? Hay là cơ hội để nhiều quan chức trở nên giàu có, nhiều đại gia tung tiền ra thâu tóm biến công nhân tiếp tục thành tá điền cho mình.
Chớ vội… không nghe gần đây người ta hay nói mỗi ha cà là 1 tỷ hả? có ý hết cả đấy.
Việc cổ phần hóa DN cà phê của nhà nước đã đặt ra từ năm 2005 chứ không phải chưa đâu. Tôi cũng đã từng nói ý của Lê-nin đã nói: giai cấp bóc lột không bao giờ từ bỏ công cụ bóc lột ngay cả khi đứng trước cổng địa ngục.
Ui zà, cũng nhiều chuyện lắm !
Đúng. Phải giữ đất mới có công cụ bóc bột. Cổ phần hóa là giao đất cho nông dân thì còn gì mà “ăn”.
Cách mạng nông dân và nông nghiệp cốt lõi là giao đất sản xuất cho nông dân, người cày phải có ruộng… Điều này ai cũng biết, vấn đề là có làm hay không thôi.
k duông cho là tình người? ngộ nhận rồi. So sánh vậy là càng sai nữa !
Nông cà nói đúng lắm. Lạy trời diễn biến đúng như vậy để người công nhân Đăk Đoa được nhờ.
Nên cho nông dân thuê 15 năm (thu tiền 1 lần) như Tiền Giang, Bến Tre, …đã làm mấy chục năm nay. Trong thời gian thuê nông dân được quyền sang nhượng. Hết hạn làm hợp đồng mới. Ai cũng khỏe!
Ở Cty TNHH MTV cà phê Chư Quynh ở Huyện Cư kuin cũng đã làm như ý của Thúy Nga vừa nêu, nhưng chỉ trong phạm vi những vườn cà phê đã thanh lý từ năm 2006 trở về trước, và đã chuyển sang hợp đồng giao khoán trồng điều, nay Cty cho người dân nộp sản lượng trước 25 năm . Văn Dân thấy rất hay, nhưng tiếc diện tích nhận khoán của Văn dân là cà phê, và có 0,74 ha mới thanh lý từ năm 2008 lại nay, nên không nằm trong diện được trả sản phẩm trước 25 năm.
Không được đâu. Đất Tiền Giang, Bến Tre là đất trống, đất ruộng lúa, hay Chư Quynh là đất hoang hóa, sâu bệnh chỉ trồng điều có giá trị trên đất nhỏ. Cây cà phê có giá trị lớn, vốn đầu tư vườn cây cao.
Tý Anh ơi bạn không hiểu về tình người rồi. Bọn Tư bản tuy có bóc lột nhưng 10 đồng còn cho ta 8 đồng, chả thế mà Hàn Quốc và Đài Loan mức sống người dân cao hơn Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, Việt Nam ta là một trong 17 nước nghèo nhất thế giới, Nhưng đầy tớ nhân dân lại giàu nhất, có tài sản kếch xù.
Chà ! Chà k duông nói trúng ý Văn Dân quá, xã hội cũ không ai muốn làm đầy tớ, chứ thời nay nhiều người thích làm đầy tớ quá, có người còn… mới được làm đấy chứ.
lời nói hay nhất trong năm 2011. quá chuẩn ?
Bác Bi không biết đó thôi, đất Nhà Nước cho thuê ở TG,BT,…là đất cồn, đất hạng 1 trồng cây ăn trái đặc sản đấy.
Nhưng vẫn là đất trống. Còn cây cà phê là tài sản, là vốn đầu tư… phải tính khác chứ.
Ví dụ như Đăk Đoa thu 1 năm hơn 7 tấn cà tươi, theo @Thúy Nga là tiền thuê đất? gì mà đến cả 5-7 chục triệu vậy, nhưng thấy khác chưa?
Đó cũng là điều chủ yếu mà các công ty và cán bộ nhà nước không muốn thả cho công nhân dù là cổ phần hóa.
Mình không hiểu sao cùng là con người với nhau, sao họ có thể nhẫn tâm nhìn người khác sống trong khốn khổ. Dân đã khổ họ còn định ép cho đến chết họ mới vui sao. Sao cùng là con người, mà sao mình thấy kỳ vậy. Hay là chỉ cần có quyền lực, tiền bạc thì những con người đó không cần làm người nữa
“Mặt trời còn có lỗ đen”, không nên quá bức xúc mà nhìn vào đâu cũng thấy một màu đen tiêu cực bạn K duông à. Ai làm sai, chỗ nào làm sai thì người đó, chỗ đó sẽ phải chịu. Tiêu cực, tham ô, hối lộ gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người khi phân chia giai cấp mà nên Việt Nam không là ngoại lệ nhưng cũng cần phải có niềm tin vào chế độ chứ, phải thấy được tính ưu việt của chế độ chứ. Tất nhiên những điều bạn nói là đúng nhưng không phải tất cả. Tôi nghĩ việc gì cũng có tính 2 mặt của nó. Cũng cần xem xét thái độ, trách nhiệm của công nhân (tất nhiên tôi cũng không đồng ý cách hành xử của tập thể cán bộ lãnh đạo ở đây).
ở ĐakLak thì quyền lợi của người dân làm cà phê có được nâng cao hơn tại Gia Lai. khi đọc bài báo này sao mình thấy các cấp các ngành (Đặc biệt là lãnh đạo tỉnh không có 1 quyết định nào giải quyết vấn nạn hành dân theo “cơ chế” của Công ty Cà phê đăk doa đặt ra!
chứ mình thấy lúc nào lên đọc báo cũng thấy nói về Cà Phê Đăk Đoa ! mấy ông lãnh đạo cà phê Đak Đoa thích hành dân quá! con cái của họ sau này cũng bị người ta hành lại thôi ! luật đời mà
vandongbmt ah mấy ông lãnh đạo của Công ty Cà phê Đăk Đoa họ làm gì nghĩ cho mai sau mà quan niệm của họ là đời cua thì cua máy, đời cáy thì cáy đào. Đời cha hành người khác được thì cứ hành, còn đời con họ hành ai, ai hành thì mặc.
à mà quên biết họ có con không nhỉ ?
Hình như họ tuyệt tự cả rồi.Cứ yên tâm.
Công nhân công ty cà phê Đăk Đoa họ chỉ muốn Công ty có phương án khoán như 2 công ty Iasao I,II đều là thành viên Tổng công ty cà phê Việt Nam. Tức là phương án khoán trắng, doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra đầu tư.
Không hiểu sao đã có chỉ đạo từ UBND Tỉnh Gia Lai mà Công ty vẫn chưa đưa ra phương án giao khoán “Phải công khai minh bạch, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp”
Không hiểu các bố đang nghĩ gì trong đầu, cafe chín không cho hái để cho khô về cân. Cty lời rồi, chắc chắn là lãnh đạo cty nghĩ vậy.