Ngày 09/12/2011, Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức buổi hội thảo “Phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam”.
Thành phần tham gia hội thảo bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, đại diện các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đại diện các Ngân hàng, các chuyên gia về Sở giao dịch hàng hóa, đại diện các công ty Logistic, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê trên địa bàn Tây Nguyên, Đồng Nai, TPHCM và các thành phần khách mời khác.
Sự kiện này cho thấy Bộ Công Thương đang rất quan tâm đến hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, cũng như sự kỳ vọng rất lớn của Thị trường vào mô hình giao dịch mới mẻ này. Hiện tại, Việt Nam có Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (được thành lập năm 2006) hoạt động theo mô hình Sở giao dịch hàng hóa, được Chính phủ cho phép thí điểm giao dịch kỳ hạn đối với mặt hàng Cà phê và Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (được thành lập năm 2011) được Bộ Công Thương cấp phép cho niêm yết 3 mặt hàng là cao su, thép và cà phê.
Thông qua buổi hội thảo này, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ đưa ra những thông tin về những chủ trương định hướng của Chính phủ trong việc phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, đồng thời sẽ lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và các đại biểu về tham gia hội thảo qua những bài tham luận nhằm kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung các chính sách phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho thị trường giao dịch hàng hóa qua Sở phát triển mạnh mẽ.
> Bà con có thể tải nội dung chi tiết chương trình hội thảo tại đây
Sàn này giao dịch thế nào nhỉ? Có chốt sau, trừ lùi như thị trường thế giới không.
Lâm Đồng là vùng trồng cà phê đứng thứ nhì cả nước và có sản lượng cà phê chè cao mà ít thấy các diễn đàn về cà phê tổ chức tại đây.
Mong một ngày nào đó, ngoài các Festival Hoa, Lâm Đồng cũng có các lớp tập huấn hay hội thảo xứng tầm về cà phê.
Nhiều nước tham gia mở sàn giao dịch cà phê nhưng rồi hoạt động kém hiệu quả vì không có khách tham gia.
Việt Nam cũng cố gắng mở sàn giao dịch BCEC với vị thế số 2 thế giới nhưng rất vắng khách mà vẫn chưa làm tốt công tác quảng bá để lôi kéo khách tham gia. Ấy thế mà bên cạnh BCEC hoạt động chưa ra gì lại có thêm Sở giao dịch hàng hóa nữa. Có lẽ muốn cho 2 đơn vị này cạnh tranh nhau chăng?
Đúng rồi, tôi thấy muốn làm được điều này trước hết phải trang bị cho bà con những kiến thức về giao dịch theo kiểu sàn này, nếu không mâi chỉ là giấy trắng…
Tính theo mức thu phí bình quân cho một giao dịch thành công là 2.2 USD/ tấn, vậy trong 2 năm qua, số lượng giao dịch thành công qua sàn BCEC chỉ đạt khoảng 1000 tấn, thu phí được khoảng 2.200 USD! một số tiền không đủ trả lương cho 1 nhân viên/ 2 năm, xin hỏi các nhà quản lý và điều hành, BCEC đang “bú bầu sữa ngân sách” phải không? thật bất công cho người dân nộp thuế vào “bầu sữa ngân sách” để nuôi những đứa trẻ đến tuổi biết đi, biết nói mà chưa chịu “bỏ bú” kiểu như BCEC. Nghĩ mà buồn!
Ý bạn, BCEC làm chưa đủ tự nuôi thì sao bạn gọi là đến tuổi, biết đi biết nói?
Theo tôi phải ủng hộ cho BCEC mạnh lên và thoát ly khỏi London, chỉ còn mua bán hàng thật thì mới mong điều tiết giá được. Nếu ko thì số 2 hay số mấy cũng vứt.
Chỉ cần 1 nhà tài phiệt với vài tỷ đô trong tay là đủ để khuynh đảo thị trường cà phê thế giới rồi.