Thu hoạch cà phê non làm tiêu tùng chất lượng cà phê

Chất lượng cà phê giảm sút do nông dân thu hoạch sớm trái xanh, gian lận để tăng trọng và tình trạng tranh mua, tranh bán… được nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh trong hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2010-2011 do Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VIFOCA) tổ chức sáng 5-11, tại TP.HCM.

Hái cà phê xanh
Thu hoạch cà phê non làm tiêu tùng chất lượng cà phê

Ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch VIFOCA, cho biết tình trạng hái cà phê xanh hiện nay vẫn diễn ra phổ biến và có nguy cơ không kiểm soát được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đặc biệt là cà phê Arabica. Nguyên nhân có thể do giá cà phê tăng cao, người dân sợ bị hái trộm và chi phí nhân công thu hái quá cao nên thu hoạch sớm toàn trái xanh. Ngoài ra, có thể do DN thu mua không phân biệt rõ về giá giữa cà phê chín và xanh nên không khuyến khích được người dân. Niên vụ gần đây, DN chế biến khô 40% sản lượng cà phê Arabica hầu như tỉ lệ lẫn cà phê xanh non cao gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thử nếm.

Ông Nguyễn Văn An, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam, cho biết một số DN thu mua tràn lan cà phê xanh chín lẫn lộn, tranh mua tranh bán. Có DN còn trộn cà phê Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột với cà phê thu mua ở các tỉnh như Phú Yên, Bình Thuận để bán được giá cao. Hiện nay còn xuất hiện tình trạng gian lận để tăng trọng cà phê bằng cách đổ cà phê xanh, chín mới hái vào bể chứa nước ngâm, nếu ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ, trọng lượng sẽ tăng 14%. VIFOCA có 160 DN, trong đó 20 DN đã chiếm 70% thị phần, còn lại 140 DN mặc dù đang chia “miếng bánh” nhỏ hơn nhưng lại đang gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của ngành cà phê. Đáng chú ý, trong VIFOCA có 13 DN FDI hiện tại đang chiếm 30% thị trường, dự báo sẽ tăng lên 50% trong các năm tới, thực sự là thách thức đối với DN Việt Nam.

Để khắc phục những tiêu cực trên, ông An cho biết DN phải thỏa thuận trước với hộ nông dân mua giá cao cà phê nguyên liệu chất lượng trái chín chiếm khoảng 95%, trái xanh chỉ chiếm dưới 15%. Đưa cà phê vào ngành hàng sản xuất có điều kiện, quy định tiêu chuẩn cấp phép cho DN theo từng đối tượng là hợp lý, hạn chế những DN có năng lực XK kém, gây nhiễu loạn thị trường.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VIFOCA, cho biết với việc ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển xuất khẩu giữa Hiệp hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hỗ trợ vốn tín dụng lên đến 5.000 tỉ đồng, ưu đãi lãi suất thì chắc chắn năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sẽ được tăng cao. Hiệp hội sẽ có chỉ đạo tới từng hộ nông dân các địa phương thu hoạch trái chín nâng cao chất lượng cà phê, kiểm tra DN gian lận. Đồng thời, sẽ trích quỹ hiệp hội hỗ trợ nông dân tái canh, trồng mới thay cây cà phê đã già cỗi trong thời gian nhanh nhất nếu không trong năm đến 10 năm tới sản lượng XK của VN sẽ giảm trầm trọng. Chất lượng cà phê giảm sút do nông dân thu hoạch sớm trái xanh, gian lận để tăng trọng và tình trạng tranh mua, tranh bán…

được nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh trong hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2010-2011 do Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VIFOCA) tổ chức sáng 5-11, tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch VIFOCA, cho biết tình trạng hái cà phê xanh hiện nay vẫn diễn ra phổ biến và có nguy cơ không kiểm soát được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đặc biệt là cà phê Arabica. Nguyên nhân có thể do giá cà phê tăng cao, người dân sợ bị hái trộm và chi phí nhân công thu hái quá cao nên thu hoạch sớm toàn trái xanh. Ngoài ra, có thể do DN thu mua không phân biệt rõ về giá giữa cà phê chín và xanh nên không khuyến khích được người dân. Niên vụ gần đây, DN chế biến khô 40% sản lượng cà phê Arabica hầu như tỉ lệ lẫn cà phê xanh non cao gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thử nếm.

Ông Nguyễn Văn An, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam, cho biết một số DN thu mua tràn lan cà phê xanh chín lẫn lộn, tranh mua tranh bán. Có DN còn trộn cà phê Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột với cà phê thu mua ở các tỉnh như Phú Yên, Bình Thuận để bán được giá cao. Hiện nay còn xuất hiện tình trạng gian lận để tăng trọng cà phê bằng cách đổ cà phê xanh, chín mới hái vào bể chứa nước ngâm, nếu ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ, trọng lượng sẽ tăng 14%. VIFOCA có 160 DN, trong đó 20 DN đã chiếm 70% thị phần, còn lại 140 DN mặc dù đang chia “miếng bánh” nhỏ hơn nhưng lại đang gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của ngành cà phê. Đáng chú ý, trong VIFOCA có 13 DN FDI hiện tại đang chiếm 30% thị trường, dự báo sẽ tăng lên 50% trong các năm tới, thực sự là thách thức đối với DN Việt Nam.

Để khắc phục những tiêu cực trên, ông An cho biết DN phải thỏa thuận trước với hộ nông dân mua giá cao cà phê nguyên liệu chất lượng trái chín chiếm khoảng 95%, trái xanh chỉ chiếm dưới 15%. Đưa cà phê vào ngành hàng sản xuất có điều kiện, quy định tiêu chuẩn cấp phép cho DN theo từng đối tượng là hợp lý, hạn chế những DN có năng lực XK kém, gây nhiễu loạn thị trường.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VIFOCA, cho biết với việc ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển xuất khẩu giữa Hiệp hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hỗ trợ vốn tín dụng lên đến 5.000 tỉ đồng, ưu đãi lãi suất thì chắc chắn năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sẽ được tăng cao. Hiệp hội sẽ có chỉ đạo tới từng hộ nông dân các địa phương thu hoạch trái chín nâng cao chất lượng cà phê, kiểm tra DN gian lận. Đồng thời, sẽ trích quỹ hiệp hội hỗ trợ nông dân tái canh, trồng mới thay cây cà phê đã già cỗi trong thời gian nhanh nhất nếu không trong năm đến 10 năm tới sản lượng XK của VN sẽ giảm trầm trọng.

Xem thêm: Thu hoạch cà phê non – thiệt hại lớn

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hủa La

    -…còn lại 140 DN mặc dù đang chia “miếng bánh” nhỏ hơn nhưng lại đang gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của ngành cà phê.
    Đây là những DN đáng chết, không nên tồn tại mà phải tìm cách loại khỏi cuộc chơi. Vì chính nó làm rối loạn thị trường, khiến cho các DN lớn không thể thao túng, độc quyền đưa ra giá thu mua. Đặc biệt là đồng bào dân tộc Tây Bắc hiện nay chỉ biết trồng cà phê mà làm giàu cho nó, nó muốn mua giá bao nhiêu thì mua.

    1. Ảng Nưa

      Hủa La nói nó nào mà đáng chết vì làm rối loạn thị trường thế?
      Bên mình có công ty thu mua đàng hoàng lắm nhưng mỗi tội là giá quá thấp, không như giá trên mạng đâu. Mình tính ra là họ ăn lãi nhiều lắm. Chỉ tội bà con thôi.

  2. Trịnh Tân

    Trước mắt nông dân phải tự cứu lấy mình trước sự đấu đá nhau giữa các doanh nghiệp bằng cách.
    – Các hộ cần kết hợp với nhau để tạo ra 1 mức giá thuê mướn nhân công hợp lý.
    + Không vì quá cần nhân công để rồi tăng giá thuê mướn. Cuối cùng mình tự hại mình.
    + Không nên hái cà còn XANH và không nên dùng những cách thức tăng trọng lượng cà phê để rồi phải ôm trái đắng bán không được giá cao vì chất lượng cà phê không đảm bảo.
    ví dụ:
    * Cà phê đạt chất lượng có giá 50.000 VND/kg, sản lựợng cà phê là 1.000 kg (người nông dân không dùng biện pháp tăng trọng cà phê).
    Doanh số bán = 50.000 x 1000 = 50.000.000 (VND)
    * Cà phê không đạt chất lượng có giá 43.000 VND/kg, sản lượng cà phê là 1.000 x 0,14=1.140 kg (ngâm 12 tiếng tăng trọng 14 %) (người nông dân dùng biện pháp tăng trọng cà phê).
    Doanh số bán = 43.000 x 1.140 = 49.000.000 (VND)
    Vậy người nông dân sẽ bị mất: 50.000.000 – 49.000.000 = 1.000.000 VND/ tấn = 1.000 VND/Kg
    Ngoài ra người nông dân sẽ còn bị ép giá hơn nữa vì chất lượng cà phê không đạt. Nếu không bán thì cà phê sẽ rất dễ bị biến chất vì vốn dĩ lựợng ẩm trong cà phê lớn hơn so với không dùng biện pháp tăng trọng.
    Vậy mong bà con vì mục tiêu phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam, vì tuơng lai ngành cà phê Việt Nam mà cân nhắc những việc làm của mình.
    Về phần doanh nghiệp, cần:
    – Tránh tình trạng “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” (vì cần đấu là đấu mấy doanh nghiệp nước ngoài tránh tình trạng bị chiếm lĩnh thị trường).
    – Hỗ trợ các hộ nông dân bảo vệ tài sản, liên kết tạo các hợp tác xã, tư vấn giúp đỡ nông dân trong công tác cải thiện giống cây trồng…
    Về phía nhà nước:
    – Cần đưa ra nhiều biện pháp xử lý cứng rắn hơn về tình trạng trộm, cắp, (đặc biệt là cưa, chặt cà phê để tiện hái quả.)
    – Vẫn còn nhiều tình trạng người nông dân bị mất cắp, khi lên báo cơ quan chức năng thì:
    + Muốn tìm lại cái lớn thì phải chấp nhận mất cái nhỏ (tiền lót tay).
    + Bắt trộm xong rồi vì trộm không có tiền đền lại thả ra.
    ……………
    …………..
    Tôi chỉ đưa ra 1 số ý kiến chung là như vậy, ngoài ra còn nhiều vấn đề phải bàn nữa. Kính mong bà con, doanh nghiệp, nhà nước cần liên kết, phối hợp chặt chẽ để “THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ VIỆT VƯƠN TẦM THẾ GIỚI”

  3. BaoNongSan.Com

    Bác Trịnh Tân nói rất đúng ! Mong bà con chung tay lại làm thương hiệu cà phê Việt vươn tầm Thế giới.

  4. HUY

    Dạ xin thưa !
    Cà phê non là thường thôi, có cái cà phê để đăng ký mà còn quên thì hái cà non thì đúng thôi. Đã mất thì cho mất luôn chứ nông dân mà làm được gì.

    1. letuyen

      Một phản hồi quá tiêu cực và nông cạn. Bạn có biết ai cũng suy nghĩ như bạn thì cuối cùng người mất nhiều nhất là ai không, đó là nông dân chúng ta.

  5. tieuphong

    Trộm cắp luôn là vấn đề làm đau đầu mọi người. Đến mùa thu hoạch bà con phải liên kết với nhau, thành lập tổ, nhóm. Chia ra số ít thay phiên nhau tuần tra, một số chặn các ngã đường. Nếu bắt được trộm, phải biết cách “xử lý khôn ngoan” để trộm biết sợ, tự bảo vệ là chính. Vấn đề là biết đoàn kết, thông cảm cho công an, xã đội lực lượng họ mỏng lắm. Tôi cũng từng bị trộm, khi báo cho CA xã , họ cũng khuyên tôi vậy đấy.

  6. leminh

    Tôi nhất trí với bác Trịnh Tân. Các “đại biểu” không cần phải đao to búa lớn, chỉ cần giải quyết được những điều Trịnh Tân nêu, với nông dân trước mắt đã là ok rồi!

  7. Ánh Hoàng

    Dẫn lời Ông An :”Đưa cà phê vào ngành hàng sản xuất có điều kiện, quy định tiêu chuẩn cấp phép cho DN theo từng đối tượng là hợp lý, hạn chế những DN có năng lực XK kém, gây nhiễu loạn thị trường.”
    Lại muốn độc quyền để o ép nông dân nữa sao? Vậy thế nào để biết là DN đủ tiêu chuẩn? thế nào là DN năng lực xuất khẩu kém? Căn cứ vào đâu để đánh giá tiêu chí này. Điều đó nên để thị trường điều tiết. Nên cạnh tranh lành mạnh đi, giờ là thời buổi nào rồi mà còn đòi hỏi ưu tiên này nọ.
    Trước mắt chúng ta nên chung sức làm như lời bác Trịnh Tân trên đây, rồi sẽ có kết quả tốt thôi.

    1. Hướng Hóa

      Cà phê xanh rồi cũng vào công ty đó thôi, vì tranh nhau mua và quản lý kém hiệu quả để bộ phận KCS thao túng, làm bậy.
      Hay xem lại, không trách ai được, mà tự trách mình đi !

  8. Hồ Phê

    Nghe ông An Thái Hòa nói mà tui mắc cười.
    Do Thái Hòa đưa ra giá mua cà phê tươi quá thấp nên bà con ngâm nước, trộn thêm đất đá, tạp chất rồi đưa vào nhập bán. Vì nhiều đầu mối tranh nhau thu mua nên bẩn, xanh, tạp chất… cở nào cũng cân, giành nhau cân. Và vì bẩn, xanh, tạp chất nhiều nên hạ giá thu mua. Càng hạ thì bà con hái càng xanh, trộn thêm tạp chất càng nhiều… Cái vòng lẩn quẩn này sao làm chấm dứt? Do ai? Trách ai đây?
    Các bác tính giá cà tươi Arabica chỉ mua 6.500-7.000 đ/kg khiến bà con không nhúng nước, hái xanh, trộn tạp chất vào mới là lạ!
    KCS không cân thì bà con đi cân chỗ khác, đang tranh mua mà. Hướng Hóa nói bộ phận KCS làm bậy không đúng đâu, nói oan rồi đấy. KCS có ăn gì của ai không mà bạn cho là làm bậy ? Không mua được để bà con đưa đi cân chỗ khác là KCS còn bị phê bình đấy.
    Cà ngâm nước là cà phê chè cân quả tươi (ai mà đo độ ẩm cà tươi!) chứ ko phải cà phê vối nhân nên chuotdong và nhiều bạn ngạc nhiên là phải.

Tin đã đăng