Tìm lại hương vị xưa của cà phê Phủ Quỳ

Nói đến cà phê Phủ Quỳ một cùng chuyên canh của Nghệ An là nói đến một quá trình lịch sử lâu dài mà có lẽ ít ai ở trên đất miền Tây này để ý, kể cả nhửng người hôm nay, khi đời sống lên, mỗi ngày không thể thiếu một ly cà phê.

cay ca phe o phu quy nghe an
Cây cà phê phát triển tốt ở vùng đất Phủ Quỳ

Theo một số nhà khoa học hoạt động lâu trong ngành cà phê của nước ta khi dẫn tài liệu của Yveo Henry nguyên là Tổng thanh tra nông nghiệp thuộc địa,Viện sĩ Viện nông nghiệp Pháp thì cây cà phê đã được các nhà truyền đạo thiên chúa đưa vào trồng ở nước ta từ năm 1877 tại Quảng Bình và Quảng Trị. Ở Nghệ An, các đồn điền được lập ra đầu tiên tại Phủ Quỳ như cao su, cát mộng, trạm Lụi, Tiên sinh, Nai sinh Bà Triệu và nhửng vườn cà phê cũng bắt đầu trồng tại đây vào năm 1913.

Vùng đất đỏ Tây Nguyên thì đến những năm 1920-1025 chứng tỏ Phủ quỳ là nơi được người Pháp chú ý khai thác rất sớm. Sản lượng cà phê của các đồn điền ở đây chủ yếu xuất sang Pháp dưới nhãn hiệu “Arabica du Tonkin” và chất lượng được đánh giá là tương đương với cà phê của Colombia và chỉ dành để đấu trộn với các loại cà phê khác. Một số rất ít cán bộ lại có một thời kỳ về tiếp quản các đồn điền Phủ Quỳ đã cho biết giống cà phê chè mà các chủ đồn điền trồng thời ấy, chủ yếu là chủng Arabiaca var Bourbon bởi nó có một hương vị thơm ngon đặc biệt.

Chủng cà phê này có dạng hình bụi, thấp cây, phân cành thứ cấp nhiều, tán gọn trong như giống cà phê chè Typica lại có dạng hình trụ, cao cây, phân cành thứ cấp ít, đặc biệt là hương vị kém hơn Bourbon. Cũng theo các tài liệu cũ, chủng ở Phủ Quỳ có liên quan đến nơi xuất xứ, đó là đảo Reunion, còn được gọi là đảo Bombon. Người Pháp không những mở các đồn điền trồng cà phê mà còn xây dựng một cơ sở nghiên cứu mang tên “station de cao trai” có điều là chủng cà phê này năng suất không cao.

Thực tế của việc phát triển cà phê trong mấy thập kỷ qua tại đây cũng đã cho thấy điều này. Đây hỴn là một lý do để diện tích trồng cà phê Bombon ngày một mai một trong khi xu thế mở rộng diệntích và tăng sản lượng cà phê, nhất là từ sau khi ngành nông trường quốc doanh ra đời, yêu cầu ngày càng lớn đối với thị trường cà phê của các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ.

Nếu điểm lại cơ cấu giống cà phê chè, từ nhửng năm 80 của thế kỷ trước cho đến nay. Người trồng cà phê ở đây đã chứng kiến một sự chuyển đổi mạnh, nhanh theo các tiến bộ kỹ thuật về giống. Các giống cà phê chè có ưu thế hơn về năng suất được thay thế các giống cũ nhửng giống cà phê chè như Bourbon, typica, catuay, Mundônvo cho đến catura quả đỏ, quả vàng…đã lùi xa vào quá khứ.

Ngày nay giống cà phê chè catimon mà có người cho là “người hùng” của cà phê đã chiếm lĩnh diện tích này trồng không chỉ ở Phủ Quỳ mà cả nhiều nơi khác. Catinmon, ngoài năng suất cao, nó còn là giống có khả năng chống bệnh rỉ sắt, chống sâu đục thân khá hơn các giống cũ.

Ai cũng biết giống Catimon về chất lượng có kém hơn các giống cũ, đó là một thực tế dễ hiểu, nó là sản phẩm con lai giửa giống cà phê catura với một cây lai tự nhiên giữa cà phê chè và cà phê vối mà giáo sư Rene Coste trong cuốn “Coffee- The Plant and the Product” từ lâu đã cho biết .

Về phẩm vị của nước uống, được đánh giá là tương đương với Catura. Khi ấy loại phẩm vị thơm ngon của các giống cà phê chè ở Phủ Quỳ , Bourbon được xếp hàng đầu, trên giống Typica, còn Catura đứng vào hạng thứ 5, có nghĩa là một khoảng cách khá xa về chất lượng từ về khả năng thích nghi. Tính chống chịu sâu bệnh và năng suất. Tuy nhiên, nếu bàn về chất lượng , hương vị, người ta không thể không nhớ đến một thời,chỉ với kỹ thuật chế biến thô sơ, rang xay bằng dụng cụ quay tay, cà phê phơi sân xi măng mà nhửng người công nhân nông trường đã làm cho các chuyên gia Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức cũ và cả Cu Ba… làm việc ở đây rất ưa chuộng.

Nhiều người trong họ đã quen uống cà phê đen không đường chỉ để tận hưởng cái hương vị nguyên sơ đọng lại nơi đầu lưỡi của cà phê Phủ Quỳ. Lớp người đứng tuổi, nhất là những người sành uống cà phê không quên “cà phê Đông” ở thị trấn Thái Hoà nhửng năm trước ngày chống Mỹ, thời ấy đâu đã có giống mới như bây giờ. Sau ngày đất nước ta mở, có lẽ vì tiếc nhớ cái hương vị xưa của cà phê Phủ quỳ mà một số kiều bào khi về thăm lại cà phê ở đây, có người đang là chủ một hãng cà phê nổi tiếng ở Pháp, trong câu chuyện của mình tỏ ra rất mong muốn có ngày được trở về đầu tư sản xuất cà phê ở đây. Có thể chỉ là một sự xã giao của người xa xứ trở về nhưng chắc chắn cũng có người vì duyên nợ về một đồn điền xa xưa trong ký ức.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhiều địa phương đã có những dự án khôi phục và phát triển các giống cây đặc sản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam trên thị trường như nhửng giống lúa tám xoan, dự hương, nếp hoa vàng trong cây lương thực, bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài, nhãn Hương Chi… trong cây ăn quả thì vớiNghệ An, tại Phủ Quỳ cũng nên có nhửng khu vực, nhửng cánh đồng cà phê chất lượng cao từ việc nghiên cứu, chọn lọc thuần chủng một số giống quý trong kho tàng quỹ gen cà phê còn lưu giử nhằm tạo nên mũi nhọn chất lượng bên cạnh khối lượng sản phẩm chủ lực là cà phê Catimon Phủ Quỳ với một loài giống mà lịch sử trồng đã có thể coi như là quê hương thứ 2 dẫu rằng nguồn gốc của nó như người ta biết, là một cây sống hoang dại ở độ cao 1800 m trên cao nguyên Etipia hay ở bất cứ một nơi nào bên trời tây đi nửa.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoa

    @Andrew Nguyen: Chả có gì gọi là kém cả. Chỉ có những kẻ ăn ko ngồi rồi chê bai những nổ lực của người khác mới gọi là kém cỏi.

    Xin đừng đụng chạm đến những nổ lực cống hiến của người khác.

Tin đã đăng