Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép một doanh nghiệp (DN) nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân có thể tạo ra “làn sóng” DN nước ngoài tung tiền ra độc chiếm vùng nguyên liệu, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài.
Hiện có 6 DN có vốn đầu tư nước ngoài đang thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, gồm Dakman, Amazaro VN, chi nhánh Newman Group, Olam VN, Hà Lan VN và Công ty Vĩnh An.
Xem thêm: Doanh nghiệp ngoại sẽ “bức tử” doanh nghiệp nội?
Mở đường cho doanh nghiệp nước ngoài
Theo thống kê của Sở Công Thương Đăk Lăk, trong năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011, các DN ngoại nói trên đã thu mua khoảng 195.000 tấn cà phê. Như vậy, một nửa sản lượng cà phê tại Đăk Lăk đã rơi vào tay 6 doanh nghiệp nước ngoài nên hàng chục DN xuất khẩu của VN “đói” hàng là chuyện dễ hiểu.
Về hoạt động thu mua, các cơ quan chức năng của Đăk Lăk cho rằng, cơ bản DN nước ngoài vẫn thực hiện đúng Nghị định 23/2007, chưa phát hiện DN nào thu mua cà phê trực tiếp từ người nông dân (theo Nghị định 23, DN nước ngoài chỉ được thu mua cà phê thông qua các DN hoặc đại lý của người VN, tức là các cơ sở có tư cách pháp nhân).
Nhưng trên thực tế, DN nước ngoài vẫn có thể mua cà phê của những nông dân có đăng ký kinh doanh, hoặc thành lập các hợp tác xã để lách luật. Vì vậy, rất khó xác định đường đi nước bước của hàng trăm nghìn tấn cà phê đã rơi vào tay DN nước ngoài trong mỗi năm.
Ngày 9.9.2011, UBND tỉnh Đăk Lăk còn có công văn gửi Bộ Công Thương, đề nghị xem xét cho Công ty Man – Buôn Ma Thuột (Dakman) được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân. Lý do, theo UBND tỉnh là Man – Buôn Ma Thuột đã liên kết với nông dân trồng 3.676 ha cà phê sạch 4C với sản lượng khoảng 12.000 tấn/năm, nếu không cho trực tiếp thu mua thì DN này bị thiệt thòi.
UBND tỉnh Đăk Lăk cũng cho biết sẽ yêu cầu DN này đăng ký với Sở NNPTNT, Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố để theo dõi, kiểm soát chặt chẽ.
Thâu tóm xong mới giở quẻ?
Sở Công Thương Đăk Lăk nói không có DN nước ngoài nào mua cà phê trực tiếp của nông dân, nhưng thật ra là vẫn có. Trong gần 200.000 tấn cà phê mà DN nước ngoài đã mua trong niên vụ 2010 – 2011, có khoảng 500 tấn chính xác là do Công ty Chế biến cà phê Man – Buôn Ma Thuột thu mua trực tiếp từ nông dân Đăk Lăk chứ không qua đại lý hay DN nào của VN.
Dễ thấy là nếu đề nghị của UBND tỉnh Đăk Lăk được Bộ Công Thương chấp thuận, đồng nghĩa với việc sẽ mở ra một kênh chính thống cho DN nước ngoài tư do thâu tóm cà phê VN mà không cần lách luật. Bởi với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, lãi suất vay vốn thấp, các DN nước ngoài hoàn toàn có thể vung tiền đầu tư cho nông dân để độc chiếm vùng nguyên liệu.
Theo ông Trần Trọng Lưu – Phó phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Đăk Lăk, thì việc DN nước ngoài trực tiếp thu mua cà phê sẽ đem lại một số lợi ích cho nông dân như nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ làm cà phê sạch, có thể truy nguyên nguồn gốc, giá mua cũng cao hơn…
Nhưng ông Lưu cũng thừa nhận, trước mắt là như vậy, còn về lâu dài thì không biết như thế nào. Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, sau khi thâu tóm toàn bộ vùng nguyên liệu thì DN nước ngoài mới bắt đầu giở quẻ, quay lại ép giá nông dân.
Đè bẹp DN VN bằng tiềm lực tài chính, công nghệ chế biến, khả năng thao túng thị trường là chuyện “biết rồi, khổ lắm…”, nhưng trực tiếp đầu tư cho nông dân rồi thu mua cà phê mới là “đòn” quyết định của các DN nước ngoài trong “cuộc chơi” vốn đã không cân sức.
>> Tổ chức mạng lưới thu mua cà phê: Việc làm trái pháp luật của các DN nước ngoài
Rồi cũng sẽ có công ty Man (phẩy), Man (phẩy phẩy), và tất cả cũng sẽ được trực tiếp thu mua cà phê từ nông dân mà thôi.
Cấm là cấm, không có ngoại lệ, cái anh ngoại lệ chính là con đường để những anh khác đi theo.
Ai dám cấm 5 DN ngoại còn lại trên địa bàn ĐakLak và các DN ngoại khác trên cả nước đầu tư vào vùng nguyên liệu, đầu tư cho nông dân làm cafe theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, Rainforest, v.v… Cuộc chiến DN ngoại và DN nội vốn đã không cân sức nay lại càng thêm khó khăn cho DN nội.
Vâng, xin mời các vị cứ đầu tư cho nông dân đi đã rồi có ý kiến sau !
Cái gì cũng có cái giá của nó hết, các doanh nghiệp trong nước thường mua ép giá nông dân nên họ không bán cho doanh nghiệp trong nước là lẽ đương nhiên. Doanh nghiệp ngoại mua giá cao thì họ bán vì người nông dân làm ra sản phẩn một nắng hai sương cái gì có lợi là họ làm cho dù tương lai có đi về đâu chăng nữa.
Quản không được thì cấm. Trình độ quản lý chúng ta quá yếu, quá lạc hậu so với họ.
Cộng với việc tiềm năng tài chính của họ lại rất mạnh nên DN nội đã thua nay sẽ lại càng thê thảm hơn. Rồi đây khi họ nắm được thị trường rồi thì không ai có thể nói trước được điều gì cả.
Thời đại mới rồi, hòa nhập thế giới ngày càng sâu và rộng, xu hướng cạnh tranh ngày một gay gắt: ai giỏi thí thắng, ai yếu thì thua. Bà con nông dân chúng tôi thấy lợi cho nông dân và đất nước thi ủng hộ, còn kiều vòng vo nói một đằng làm một nẻo thì xin lỗi hết thời rồi có gì mà luyến tiếc. Quy luật tất yếu có cạnh tranh mới có phát triển, cái mới sẽ thay thế cái cũ, cứ để thị trường theo vốn tự nhiên của nó. Khi DNNN có dấu hiệu ép nông dân khi đấy DNTN có điều kiện sinh ra nếu vì dân thì khi đấy DNTN lại bức tử DNNN có phải không bà con.
Lộ trình wto mà, rồi cũng phải đến lúc quyền lợi các DN là như nhau, ko phân biệt DN nội hay DN ngoại. Đã là cơ chế thương mại hóa, cơ chế thị trường. Sao lại chỉ cấp chỉ một DN ngoại, số còn lại có lẽ phải mua lại hàng DN nội. Làm thế có lợi cho nông dân ko, có lẽ là ko. Thật vô lý biết bao giờ nông dân mới tự quyết định được đầu ra của mình.
Diễn đàn là nơi để thảo luận, trao đổi chứ ko phải để chê bai ko có căn cứ. Bạn nên đọc kỹ bài báo trước khi có ý kiến và ý kiến phải có cơ sở, ko hàm hồ vỏ đoán. Nói như bạn chỉ tốn hơi sức vô ích chứ ai thèm nghe. Bà con nông dân thì nghe để biết thôi.
Kinh doanh theo kiểu cạnh tranh nhau hạ giá, bán khi chưa mua được hàng, bán theo giá trừ lùi quá xa… không lỗ, không phá sản mới là lạ.
Chỉ biết ép giá, làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của nông dân. Đến khi sắp chết lại kêu gọi nông dân rủ thương.
-Ngày 9.9.2011, UBND tỉnh Đăk Lăk còn có công văn gửi Bộ Công Thương, đề nghị xem xét cho Công ty Man – Buôn Ma Thuột (Dakman) được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân.
xin lỗi mọi người, vừa kiểm tra xong , đây là 1 liên doanh .
Với chủ trương, chính sách nhất quán xây dựng nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế nên sản xuất, xuất khẩu nông sản của VN những năm qua mới có bước tăng trưởng đầy ấn tượng. DN liên kết với nông dân, đầu tư cho sản xuất tại vùng quy hoạch và mua lại sản phẩm theo hợp đồng thỏa thuận là đúng với chủ trương của nhà nước “liên kết 4 nhà “. Nhiều nơi, nhiều mặt hàng đã làm được
Việc đề nghị của UBND tỉnh Đăk Lắk, cho phép một DN nước ngoài được trực tiếp đầu tư sản xuất và mua lại cà phê của nông dân, nhằm tạo cú hích góp phần cho ngành cà phê của tỉnh phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, mang lại lợi ích cho người nông dân, cho doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách là điều đúng đắn (hợp đồng chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích hai bên, giá cả vật tư, giá cả cà phê phù hợp giá cả thị trường tại thời điểm và hợp đồng bị chế tài bởi cơ quan quản lý, bị phạt nặng khi bên nào vi phạm…).
Có lẽ không nên cự nự, than vãn, so sánh mạnh yếu DN trong nước vơi DN nước ngoài. Các DN nên đầu tư cho nông dân và mua lại cà phê theo đúng chất lượng hàng hóa, phải thay đổi tư duy, phải tự thân vận động, mạnh lên để cạnh tranh, để hội nhập, nếu không muồn rời khỏi cuộc chơi đầy khốc liệt này.
-Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, sau khi thâu tóm toàn bộ vùng nguyên liệu thì DN nước ngoài mới bắt đầu giở quẻ, quay lại ép giá nông dân.
-Có nhiều ý kiến khẳng định rằng xưa nay DN trong nước thường xuyên ép giá nông dân.
Suy cho cùng đằng nào nông dân cũng chết, thiện tai !
Tui ko bao giờ tin doanh nghiệp trong nước quan tâm lo lắng giá cà phê vì bà con nông dân. Luận điệu đó nên để cho đi vào dĩ vãng vì đã nhai đi nhai lại hơn 20 năm nay rồi. Người ta nói một lần bất tín vạn lần bất tin mà đây là hàng năm này qua năm khác rồi.
Hay là đã biết nhỏ lệ khi nhìn thấy quan tài.
Nội ngoại gì cũng thế, chẳng ông nào lo lắng giá cà phê vì nông dân cả. Tụi tui chỉ lo cho cái túi của tụi tui thôi, rằng thì là không biết thị trường diễn biến thế nào để mà có cách, nếu không ép giá được thì thương lượng làm sao để mà mua được giá rẻ nhất có thể.
Tiêu chí cao nhất và đầu tiên của người kinh doanh là LỢI NHUẬN.
Mình đồng ý với bạn là “Tiêu chí cao nhất và đầu tiên của người kinh doanh là LỢI NHUẬN”. Tuy nhiên, đó phải là lợi nhuận BỀN VỮNG – cái đó ngoài đem lợi nhuận cho mình còn phải kiếm đường cho con cháu của mình nó sống nữa.
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có đủ dấu! BQT
Tui cũng không bao giờ tin nông dân lo lắng quan tâm đến doanh nghiệp trong nước bị thua lỗ.
Nông dân chỉ quan tâm họ phải bán được giá cao và thật cao thôi chứ có bao giờ biết DN trong nước kinh doanh lỗ te tua.
Hoặc có biết lại chửi doanh nghiệp mình kinh doanh ngu dốt!
Lý do to hơn mục đích. Độc quyền thì mới chèn ép nông dân. Wto rồi càng nhiều DNNN tham gia càng tốt.
Trước khi DN nước ngoài vào thì trong nước đã có hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Ai nói ngành cà phê độc quyền.
Bác không hiểu độc quyền là gì thì không nên quy kết.
Cần phải hiểu rằng, cạnh tranh là bản chất của kinh tế thị trường. Nếu 1 DN nào độc quyền thì vai trò quản lý nhà nước phải ra tay thôi.
DNNN hay DNVN thu mua cafe đều đặt lợi nhuận lên trên hết, sau đấy bên nào tồn tại là bên biết lo đến hệ lụy lâu dài của vùng nguyên liệu. Việc DNVN lâu nay đã thực sự quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc lâu bền cho các vùng nguyên liệu hay chưa? Hệ quả của việc ký kết hợp đồng trừ lùi mấy năm vừa qua đã gây ra hậu quả thế nào? Các công ty sản xuất phân bón kém chất lượng đã được công ty hoặc doanh nghiệp thu mua nào phản đối thay cho bà con nông dân hay chưa?…
Nói chung DNVN lâu nay chưa thực sự gần gũi với người sản xuất cho nên việc để cho các DNNN vào cùng cạnh tranh là điều tốt thúc đẩy cho thị trường phát triển. Lâu dài nếu có bị họ bắt tay với các sàn giao dịch ép giá thu mua lại là điều khó có thể xảy ra. Bởi các DNNN họ ép giá thu gom thì lại tiếp tục có các DNNN khác cũng nhảy vào cạnh tranh thu mua cho nên chúng ta… miễn lo quá xa.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn. Các doanh nghiệp VN lâu nay làm ăn kiểu tắc trách quen rồi có biết lo nghĩ gì cho nông dân ta đâu. Nay có người tới cạnh tranh thì lên tiếng kêu ca, nói thực đây là hình thức bảo vệ lợi ích cho một nhóm người chứ không phải là bảo vệ lợi ích cho người nông dân đâu.
Nói chung nhà buôn trong nước hay ngoài nước gì cũng vậy thôi, họ chẳng thèm lo cho người dân đâu. Họ làm đủ mọi cách để làm sao ép được người dân để thu về càng nhiều lợi nhuận là được.
Thế mới Kinh tế thị trường đúng nghĩa!
Không DN nào có thể ép giá nếu tất cả mọi DN đều bình đẳng như nhau. Đặc biệt nhà nước không cho ĐỘC QUYỀN trong thu mua thì chẳng ai ép giá được. Đó chính là quy luật thị trường.
Vì khi ép giá thì DN sẽ lãi nhiều!
Từ chỗ lãi nhiều thì các DN khác sẽ nhảy vào thị trường kiếm lãi. Từ đó phá thế độc quyền và hết ép giá.
Đấy chính là nội dung căn bản của lý thuyết BÀN TAY VÔ HÌNH của Adam Smith.
Do đó việc DN ngoại thao túng để ép giá là không có cơ sở!
-Tại sao các DN trong nước gọi là ĐỘC QUYỀN lãi nhiều mà những năm qua toàn thua lỗ?
-Tại sao gọi là độc quyền khi có hàng trăm doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường và cạnh tranh với nhau?
-Thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith nói thế sao? Tôi chưa đọc thấy đấy nhé (chắc do đọc ít) nhưng mà Adam Smith cũng nói rằng: “Các doanh nghiệp không gặp nhau thì thôi, cứ gặp nhau là tìm cách hạ giá của nông dân”. Đấy, sau khi chiếm được thị trường thì họ sẽ làm thế, nếu bác thích trích dẫn ông này.
DN nội ép giá theo kiểu tiểu nông. Đi cân cà phê trong dân thì chê nào là tỉ lệ tạp chất, nào là độ ẩm cao v.v… để hy vọng trừ mỗi tấn được một ít, cách này quá phô. DN ngoại không làm kiểu đó, quá mất công và không ép được bao nhiêu, họ xài BÀN TAY VÔ HÌNH. Gần đến mùa thu hoạch cà phê họ thuê mấy hãng thông tin viết bài dự báo năm nay cà phê VN bội thu, cà phê dụ trữ ở châu Âu còn đầy kho v.v… Khỏi cần ép mà giá cứ xuống.
Vậy sao các bác cứ kỳ vọng nước ngoài vào sẽ làm cho nông dân bán được giá cao?
Nếu nói về BÀN TAY VÔ HÌNH thì bác đang hiểu sai bản chất rồi. Đã vô hình thì chẳng ai sử dụng được cả hay đúng ra là họ làm mà không biết họ làm vì họ làm cho bản thân họ. Còn cái mà bác bảo các hãng thuê viết tin là các thủ thuật trong kinh doanh, cạnh tranh đơn thuần chứ chẳng có gì là vô hình cả.
Mỗi lĩnh vực có một mối quan tâm.
Chẳng hạn như lĩnh vực học thuật của mình. Nghe được câu này của một anh bạn bên Anh khi chia sẻ thông tin học bổng.
“Các bạn chuyển cho người nào quan tâm nha, để tiền khỏi bị lọt ra nước ngoài. Xưa nay các đồng chí nước ngoài chuyên lấy những khoản tiền này để nghiên cứu VN và được các đồng chí VN cám ơn trong khi lẽ ra phải là người VN ta nhận tiền để mà phát triển khoa học VN”.
Thành ra sau khi nghe như vậy, mình quyết tâm rằng sẽ phải ráng “cày” để lấy những đồng tiền ấy mà nghiên cứu về nước mình.
Mấy DN trong nước chăm chăm ép giá nông dân, cứ để DN nước ngoài thu mua. Tại sao lại sợ DN nước ngoài dở quẻ, DN nước ngoài đâu chỉ có 1 mà độc quyền. Cứ cho nhiều DN nước ngoài ắt sẽ có cạnh tranh lành mạnh, nông dân hưởng lợi, mà có lợi ắt sẽ đầu tư tốt và nhờ đó đất nước sẽ giàu mạnh và chắc chắn mấy quan chức bám đuôi DN trong nước hưởng xái sẽ buồn và la to thôi, điều đó dễ hiểu.
Theo tôi được biết thì các DN Việt Nam – những người có quyền mua trực tiếp của nông dân – cũng chỉ mua được một số lượng rất nhỏ trực tiếp từ nông dân, hầu hết là mua qua đại lý.
Các bạn cũng thừa biết là nếu nông dân trực tiếp cho công ty XK sẽ được giá tốt hơn so với phải bán qua trung gian là đại lý. Còn với Cty XK thì mua qua đại lý hay trực tiếp của nông dân họ cũng chỉ phải trả 1 giá như nhau (vì thuế VAT họ được khấu trừ đầu vào) sau khi xuất khẩu hoặc bán nội địa. Nhưng mua trực tiếp của nông dân thì số lượng rất nhỏ (chỉ vài tấn/hộ, thậm chí vài tạ), ngược lại mua từ đại lý lại được số lượng lớn hơn nhiều. Vậy mua từ đại lý sướng hơn cho Công ty XK chứ. Như vậy nếu DNNN có mua trực tiếp của nông dân thì tốt cho nông dân chứ, nên khuyến khích, khen ngợi họ chứ.
Lãnh đạo UBND tỉnh DakLak hành động như vậy là đúng, nhưng nếu nông dân liên kết với công ty Dakman trong chương trình cà phê sạch không được bán trực tiếp cho Dakman thì người thiệt hại nhiều chính là nông dân vì khi bán cà phê cho Dakman nông dân sẽ được cộng thêm mấy trăm đồng/kg so với cà phê thường
Theo tôi việc thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài chỉ là thời gian mà thôi. Vì kể cả tài kinh doanh và tiềm lực của họ khi nào cũng hơn chúng ta một bậc…
Tôi thử đặt ra một câu hỏi : Nếu khi các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm được thị trường cà phê phê thì ai sẽ là người gánh chịu hậu quả đó. Thiết nghĩ đó chỉ là người dân mà thôi. Đã là một doanh nghiệp nước ngoài khi thâu tóm thì người ta có bình ổn được giá cả cho người dân hay không. Tôi nghĩ là không, vì vậy nhà nước mình phải có những công tác thiết thực hơn về việc quản lý các doanh nghiệp nước ngoài.
Vậy cho tui hỏi là doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp Việt Nam làm cho bà con nông dân khổ vì giá cả. Bây giờ mở cửa thị trường, anh nào mua giá cao thì người nông dân sẽ bán cho họ. Cạnh tranh công bằng. Cà phê Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới mà lúc nào cũng bị thua giá các nước khác. Đây là ý kiến của riêng tôi và cũng có thể là nhiều người trồng cafe
ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ DÂN TRỒNG CÀ PHÊ PHẢI CÓ HIỆP HỘI CỦA RIÊNG MÌNH.
Theo quan điểm của tôi thì DNNN hay DNVN thì cũng đặt lợi nhuận của mình lên hàng đầu, không có ai lo cho nông dân đâu mà hy vọng. Nếu xét về khả năng ép giá thì DNVN chỉ là học trò của DNNN thôi. Trong kinh doanh không thể nói người mua giá thấp là ép giá còn người mua giá cao là không ép giá. Muốn biết có ép giá hay không thì phải dựa vào tỷ lệ lợi nhuận trên giá vốn của mỗi đối tượng để đánh giá.
Về việc nông dân bán trực tiếp cho DNNN chưa hẳn đã là tốt. Với cách nghĩ thông thường thì thấy rằng mua bán trực tiếp là tốt nhưng đây là cách nghĩ của thời bao cấp : sản phẩm đi thẳng từ người sản xuất đến người tiêu thụ không qua trung gian. Điều nầy cũng giống như bạn sang sông mà không cần đò hay qua cầu vậy. Các tầng lớp trung gian chính là những chiếc cầu hay người đưa đò cho bạn.
Một số bạn chưa từng mua bán với các công ty nước ngoài nên nghĩ mọi việc quá đơn giản. Với số lượng nhỏ lẻ thì bạn giao dịch thế nào? chất lượng của bạn có đạt yêu cầu hay không? Hơn nữa chính các DNNN cũng không muốn mua khối lượng nhỏ lẻ với chất lượng không đồng nhất của nông dân đâu. Họ đâu dại gì đi thu gom trực tiếp để tăng chi phí.
Vào WTO không có nghĩa là không bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Các bạn cứ nói là khi vào WTO rồi thì phải tuân theo cơ chế thị trường. Tôi hỏi các bạn vậy Mỹ có là thành viên của WTO không? có phải là kinh tế thị trường không? Chắc không ai trả lời không cả. Vậy theo bạn hàng hóa của VN và rất nhiều nước khác bán vào Mỹ lại bị đánh thuế chống phá giá là vì lý do gì.
Điều cốt yếu tôi muốn nói ở đây là dân trồng cà phê phải thể hiện được sức mạnh của mình. Muốn có sức mạnh thì cần có sự đoàn kết và liên kết với nhau (điều nầy nói thì dễ nhưng làm thì cực khó). Có thể hình thành từ từ trước tiên xây dựng các liên kết từ người thân bạn bè -> làng xã -> huyện tỉnh-> vùng sau đó xây dựng một hiệp hội của riêng những người nông dân. Hiệp hội nầy thật sự vững mạnh thì mới là đối trọng của các đối tác thu mua được. Chỉ e một điều là vì lợi ích cá nhân rồi lợi ích chung (bao gồm cả lợi ích riêng trong đó) bị xem nhẹ và điệp khúc mạnh ai nấy làm lại tiếp diển.
NTG
Bạn muốn xây dựng Hiệp hội gì? Nông dân đã có Hội Nông Dân VN rồi đó…
Coi chừng toi đấy!
Làm ăn thì lợi nhuận đều đặt lên hàng đầu, chúng ta cũng vậy thôi. Thị trường thì phải có cạnh tranh (quy luật phát triển) sợ nước ngoài thao túng thị trường, ép giá. Thế thì lâu nay ai là kẻ ép giá ta?
Khi nào cafe vẫn còn là mặt hàng hấp dẫn, thì sẽ có sự cạnh tranh đầu tư vào vùng nguyên liệu lâu dài, hợp đồng thật chặt chẽ (thông qua chính quyền, có sự chế tài nghiêm khắc, như có bạn đã nêu). Nông dân ta cũng chấp nhận luật chơi. cái lợi trước mắt ít nhất cũng là đẩy lùi được được nạn bán cafe non.
Mong có nhiều thảo luận, đóng góp cho thị trường cafe nước ta.
Kính gởi lời chào trân trọng đến mọi người.
Mọi người dân Việt nam đều biết và có kinh nghiệm rất rõ ràng về câu “được mùa, mất giá”.
Bao nhiêu năm qua, người nông dân dưới sự “yêu thương, bảo vệ” của các ông, bà chủ, đầu nậu nông sản nội địa, người nông dân vẫn được “định hướng” loay quay với việc nuôi con gì, trồng cây gì bằng cách chặt tiêu, trồng điều, chặt điều, trồng bí, tắt… để rồi các “đầu nậu Việt nam mến yêu” (nội địa 100%) áp dụng một cách vững chắc câu “được mùa, mất giá” bóp cổ người nông dân! Đến độ, không còn mấy bạn trẻ tha thiết với nghề nông, họ tìm đường lên phố!
Ngày nay, nông dân chúng ta được mùa, được giá, nhờ sự tranh mua của nhiều thành phần kinh tế, đến từ các quốc gia khác nhau, thì các ông, bà chủ đầu nậu nông sản nội địa hết cơ hội bóp hầu, bóp họng nông dân Việt nam (mấy chục năm rồi còn gì!), họ chảy đôi dòng nước mắt cá sấu, thương xót cho người nông dân Việt nam, họ nói rằng các bác hai lúa đang bị dụ dỗ, họ đem hình ảnh thương lái Trung Quốc ra hù dọa (thực ra ngày xưa, các đầu nậu nội địa cũng đích thị là trung gian giữa thương lái Trung Quốc với nông dân Việt nam chư ai vào đây!?), họ kêu gọi áp dụng các biện pháp hành chính nhằm gây khó khăn cho công ty nước ngòai, nhằm bảo vệ vị thế độc quyền của họ.
Do đó, theo tôi thì nên “đa phương hóa, đa dạng hóa” các thành phần kinh tế, để họ (công ty trong nước, và nhiều công ty nước ngòai đến từ các nước khác nhau) tự do trong việc thu mua nông sản, có như vậy, con tàu nông sản Việt nam mới được thong dong trên biển lớn, được giao lưu, thi thố với năm châu, bốn biển… lúc đó 70% dân số Việt nam mới được trọn quyền chọn lựa đối tác.
Xin cám ơn,
Hiện nay Dakman đang dùng những hình thức lấy lòng các đại gia trong vùng cafe đặc biệt là Cư Dliê Mnông như cho phân bón, mua giá cao hơn thị trường, cho vay tiền lãi suất thấp, hội nghị … để huy động cổ phần vào Dakman với lời hứa “ai góp vốn nhiều sẽ làm giám đốc” vậy các cơ quan chức năng có biết việc này? Đến khi xảy ra như các đại lý trong vùng ai sẽ giải quyết hay chờ tòa án Huyện chuyển sang tranh chấp dân sự? Hãy cảnh giác các bạn ạ.
̣
Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi đọc ý kiến của bạn binhatv, khi một nhà kinh doanh có những động thái liên kết để làm ăn lâu dài với Nông dân, thì đó là một tín hiệu đáng mừng chứ sao phải đặt vấn đề như thế?
Nếu càng ngày càng có nhiều DN mang phân bón đến cho ND, mua giá cao hơn thị trường, cho vay lãi suất thấp mà bạn còn phàn nàn vậy thì bạn đang trông đợi điều gì khác ?
Nếu bạn ngại điều gì đó xảy ra không có lợi cho mình trong tương lai thì cà phê của mình mình cứ giữ, sao lại đặt ra một sự đe dọa vô hình đến từ hướng nào đó! có thể xảy ra trong tương lai?
Bạn muốn mọi người cảnh giác về điều gì vậy?