Thời gian gần đây, có rất nhiều thắc mắc xung quanh các công bố của các cơ quan tổ chức nước ngoài, như của Reuters, USDA hay thậm chí là 1 công ty nước ngoài nào đó, nói về mùa vụ và các thông tin mùa vụ cà phê Việt Nam.
Xem thêm: Biến động của thị trường cà phê phụ thuộc vào yếu tố nào?
Gần đây còn nổi lên chuyện các văn phòng đại diện “buôn bán nội địa” hay USDA nói thế này thế kia… Thôi thì thử làm 1 cuộc giải mã xem họ đã làm điều đó như thế nào ?
Đầu tiên, ta hãy thử tìm hiểu về cách họ thu thập thông tin, mà ở đây là cách 1 văn phòng đại diện nước ngoài đang làm.
Ai cũng biết mùa vụ (crop year) cà phê Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 của năm này và kết thúc vào tháng 9 của năm sau. Cái khác biệt đầu tiên cần phải phân biệt là các con số thống kê. Các công ty nước ngoài thống kê theo mùa vụ, như niên vụ này họ sẽ dùng cụm từ “niên vụ 2010-2011” còn các cơ quan thông kê của Việt Nam thì thống kê theo năm kế hoạch, từ tháng 1 cho đến tháng 12. Cho nên khi đọc các báo chí, các báo cáo thì các con số trong và ngoài nước chỏi nhau ì xèo và dĩ nhiên một người không trong ngành đọc sẽ rất khó hiểu !
Về thông tin, các công ty nước ngoài bao giờ cũng để ý đến các thông tin sau đây, và sau đó họ đã sử dụng các thông tin này một cách rất hiệu quả trong việc kinh doanh.
1. Thời tiết
Họ làm hẳn 1 bảng tính trong đó thống kê rõ về lượng mưa từng tháng (có công ty còn làm theo hàng tuần), số ngày nắng, cường độ chiếu sáng, đồ dài của các ngày nắng …
2. Tính sản lượng
Tất nhiên họ không thể biết đích xác sản lượng nhưng con số mà họ đưa ra “luôn luôn gần đúng và có độ tin cậy rất cao”. Cách làm cũng rất đơn giản thôi – đó là đi.. hỏi nông dân và làm test sample.
Dĩ nhiên không thể ai cũng hỏi. Họ làm thế này, Việt Nam có khoảng 560,000 ha (số liệu năm 2011), một số diện tích ở vùng trọng điểm họ sẽ hỏi đại diện 2 nông dân, sau đó tổng hợp lại và sửa sai số và… sẽ có 1 kết luận.
Test sample: cái này gọi là lấy mẫu để “kiểm tra lại” kết quả đã hỏi nông dân. Thông qua lấy mẫu như vậy có thể xác định “năng suất” và “chất lượng” một cách tương đối khi trái cà phê vẫn còn trên cành và còn xanh !
3. Tính giá thành của 1 kg cà phê
Họ sẽ tính “giá thành của 1 kg cà phê mà nông dân thực tế sản xuất được”. Cái này rất quan trọng vì khi mua bán, nếu bạn biết giá huề vốn của người bán thì người bán khó mà … nói thách !
Làm sao để tính giá thành? Cũng đơn giản thôi, bằng cách tính xem người nông dân bón phân gì? Bón bao nhiêu lần? Mỗi lần bao nhiêu? Hay tưới thế nào? Có sông suối hay không hay đào giếng …. rồi từ đó ta sẽ có … giá thành. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa 1 công ty nước ngoài tính giá thành và 1 anh công chức tính giá thành là : Công ty nước ngoài có tính luôn phần Live Cost (tạm hiểu như là tiền sinh sống hằng ngày của người nông dân) vào giá thành sản phẩm.
Giá thành này sẽ nói lên điều gì ? sẽ dễ có câu trả lời, nhưng với người mua thì họ quan tâm: nếu mua bao nhiêu thì người ta sẽ bán ? câu này dễ hay khó tùy vào các bạn suy nghĩ.
4. Làm bảng tạm tính về kịch bản mua bán
Sau khi có đầy đủ thông tin nói trên thì các Mister làm dự báo này sẽ đối chiếu vào “động thái mùa vụ” và “phong tục tập quán” của nông dân mình để “tạm tính” ra 1 kịch bản mua bán và lượng hàng mà nông dân sẽ bán vào những thời điểm nhất định nào đó…
5. Thông tin về tín dụng
Nói về điều này có vẻ hơi lạ, nhưng rất quan trọng, trước đây nông dân Việt Nam hay “bán non” để lấy tiền mua vật tư nông nghiệp hay đơn giản mua gạo để nấu cơm ăn. Giờ cuộc sống thay đổi, nông dân ít người làm chuyện này… nhưng các đại lý và các kho mua bán thì vẫn có… nên cũng là 1 thông tin quan trọng.
Vì phạm trù này rất rộng, nên người viết sẽ chia thành nhiều phần và viết theo sự phản hồi từ chính các bạn. Do đó nếu các bạn muốn, các bạn cứ phản hồi, tôi sẽ viết tiếp. Đây mới là phần I, phần về người nông dân, tôi sẽ viết tiếp phần II, phần về các công ty, các cơ sở chế biến…
Xem tiếp phần 2: Khảo sát mùa vụ, họ đã làm như thế nào ? (tiếp theo)
Phạm Vỹ (Giacaphe.com)
Cám ơn anh Vỹ! một bài viết rất thú vị đã mở mắt cho mình nhiều lắm! Cám ơn anh lần nữa… Đúng là dân trong ngành phân tích giá cả nông sản có khác.
Chào anh PHẠM VỸ trưước hết tôi xin cám ơn anh vì bài viềt trên của anh viết rất hay và sâu sắc. Như nông dân VN mình thì ráng chịu khó một nắng hay sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, hể tới mùa thì còn có cái ăn mà hết mùa thì lại đói. Vì sao vậy? theo như bài anh viết thì các công ty trong và ngoài nước họ dùng toán học tính tóan hết cho nông dân VN chúng ta rồi thật là tội nông dân VN quá đi thôi. Mong anh bỏ chút thời gian mà viết thêm cho nông dân VN hiểu. Chúc anh sức khoẻ và thành đạt.
Hay quá anh P. Vỹ ơi.
Mình là nông dân nhưng có ai ghi chép theo dõi thời tiết không nhỉ ? Để mà so sánh, dự đoán ấy mà. Có điều năm 2000-2001 giá cà phê có lúc dưới 4.000 đồng/kg, nông dân ta lỗ chổng vó. Vậy “nếu mua bao nhiêu thì người ta sẽ bán” có còn chính xác không anh nhỉ? Tuy vậy vẫn cảm ơn anh P.Vỹ cung cấp thông tin này để biết người ta đã làm gì để dự báo sản lượng của ta mà như anh nói là “luôn luôn gần đúng và độ tin cậy rất cao”.
Hy vọng là chính xác để nông dân tui còn tính… găm hàng nếu dự báo mất mùa, bán sớm nếu ngược lại, phải không anh. Cũng hữu ích chứ đâu phải chỉ để phục vụ cho đầu cơ của họ không thôi như nhiều người vẫn thường tỏ ra bất bình với dự đoán của các tổ chức nước ngoài này. Cảm ơn anh nhiều.
Xin hỏi anh Vỹ 1 câu : khi họ mua đã có giá cụ thể thì họ sẽ căn cứ vào đâu để phát giá bán , Cảm ơn các thông tin bổ ích của Anh . cuba.
Chào A.Vỹ! Rất cám ơn anh đã có bài viết thực sự hay cho bà con. Hai năm qua tôi cũng đã đi khảo sát trên địa bàn Lâm Đồng về sản lượng coffee . Rất mong anh viết nhiều nhiều cho tôi và bà con cùng học hỏi.
Mong bài của anh! cảm ơn anh!
Chào A Vỹ.
Cám ơn A nhiều vì mấy năm qua có mấy ông TÂY và 1 ông thông dịch người VIỆT đến nhà tôi hỏi đủ thứ, nào là nhà a làm mấy ha, năng suất mấy tấn/ha, bỏ phân gì, tưới tắm đầu tư cho một năm là bao nhiêu .v..v.
Thì ra họ đi khảo sát mùa vụ.
Tôi nhớ vào khoảng năm 2005 thì Olam cũng cho nhân viên kinh doanh đi khảo sát từng xã (không biết hiện nay còn không ) chắc là không có hiệu quả cao vì làm kiểu đó không chuyên nghiệp lắm (bắt nhân viên KD đi khảo sát).
Luis làm việc này rất hiệu quả, họ có 1 đội ngũ đi khắp các nước trồng cà phê để khảo sát, tại Việt Nam cứ 3 tháng họ quay lại 1 lần, họ có la bàn đánh dấu, 3 tháng sau họ quay lại đúng hộ nông dân đó khảo sát tốc độ phát triển của quả cà phê, tình hình chăm sóc, mưa nắng … họ chia ra địa hình khảo sát rất đều vùng cao, thấp, trung bình. Một đoàn họ thường có 5 người Ấn Độ chia ra làm 4 nhóm, 1 trường đoàn, 3 nhóm đi nông dân, 1 nhóm đi đại lý, mỗi nhóm có 1 người Việt đi theo làm phiên dịch và hỏi các câu hỏi theo mẫu, đúng là khảo sát như vậy họ sẽ đoán được tương đối chính xác sản lượng cà phê mùa vụ mới, lượng tồn kho mùa vụ cũ, giá thành 1 kg cà phê… Nhưng chỉ có các công ty lớn mới đi khảo sát như vậy chứ như USDA hay 1 cơ quan nhà nước, ICO, Vicofa thì chẳng đi làm gì cho tốn công, họ chỉ ngồi đoán mò, tung tin nhảm nhí thôi, hoạ may thì trong Luis có nội gián ăn cắp số liệu bán cho ICO, USDA.
Vậy theo bác chỉ có mấy công ty như Olam, Luis, … mới lớn? Còn các cơ quan, tổ chức như USDA, ICO… là không lớn?!
Hình như bác có vẻ thành kiến với cơ quan, tổ chức…?
Chat với bạn Nông dân Cà-phê:
Thì anh í là Olam chớ ai vào đây nữa.
Thì ra là vậy, tôi thấy rất mừng cho nông dân VN và cũng hơi thắc mắc tại sao nông dân thời bây giờ nhiều bạn có kiến thức chuyên môn ngoài lãnh vực nông nghiệp một cách đa dạng thế.
Chào các bác.
Ý tôi nói các tổ chức USDA, ICO không phải là lớn hay không lớn về quy mô mà tôi muốn nói đến các tổ chức (cứ cho là phi lợi nhuận như USDA, ICO…) làm việc khảo sát để đưa ra các dự đoán là không có hiệu quả, không có căn cứ, không chính xác như các công ty hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Các bác biết đấy: một anh nhân viên nhà nước đi khảo sát thì họ chỉ đi qua loa, đi những chỗ dễ đi, chủ yếu khảo sát ở những quán nhậu, quán cà phê, chiều về thì vơ đại số liệu “ma” để báo cáo, làm ít hay nhiều, chính xác hay không thì họ cũng đã được lãnh lương từ đầu tháng rồi, còn các công ty nếu làm việc không có hiệu quả thì cúp lương ngay.
Nông dân thời nay họ vô mạng tìn hiểu thì có một kho tàng kiến thức ở đó các bác ạ, nói với bác LHX biết là 100% tôi không là ở Olam đâu nhé, nông dân đích thực đấy, mới hôm qua đi xịt thuốc cỏ đau è vai đây này.
Hình như bác nông dân cà phê nhầm USDA với 1 tổ chức phi lợi nhuận nào thì phải? Bác cũng rành cách làm của họ!
Bác mà Olam hả? Úi trời !
Chào bác Nông dân cà phê. Tháng 4 năm nay hạn hán , cây cỏ muốn chết khô mà bác lại “mới hôm qua đi xịt thuốc cỏ đau è vai đây này”. Là hè ?. Hay là mưa chỉ rót xuông riêng một vườn cà nhà bác ?.
Bác Nông dân cà phê xịt thuốc cỏ cho vườn nhà bác thời 2011 chứ phải năm 2016 này đâu !
– USDA là viết tắt của cụm từ United States Department of Agriculture, tức là Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Không phải là 1 tổ chức phi lợi nhuận đâu @Nông dân cà phê !
– Bà con lưu ý, những phản hồi thảo luận trên là từ năm 2011.
Y5Cafe cập nhật bài này để bà con tham khảo.
Cho hỏi các nơi khác dã mưa chưa? Huyện K’Bang mưa 3 trận lớn rồi.
Tôi thấy bài viết này lang mang lắm, chẳng chốt được vấn đề gì cả!
Cà phê khô hạn nhưng lượng dự trữ của nhân dân còn rất nhiều nên xem ra giá cà phê khó lên giá cao.
sao bạn biết còn nhiều?
Việt Nam ta lại luôn đi chê ta và chuộng Tây quá mức.
Vicofa họ không có điều kiện đi khảo sát đầy đủ trực tiếp nhưng họ lại có mạng lưới các đơn vị thành viên là các nhà sản xuất chế biến ở bất cứ vùng nguyên liệi nào cũng có, họ được người dân cung cấp các thông tin xác thực, qua đó từ nhiều nguồn thông tin họ có thể có tổng hợp, đánh giá để đưa ra thông tin tương đối chính xác cũng như có lợi cho các nông dân trồng cà phê Việt Nam.
Cách khảo sát của nước ngoài nghe qua rất tỉ mỉ, chính xác nhưng không phải vùng sâu nào họ cũng có thể đến được, mà lấy thông tin từ người dân thì chắc chắn người dân sẽ khó cung cấp chính xác cho họ. Tôi thấy có một số người chuyên đi bôi xấu các tổ chức của Việt Nam chúng ta và ca ngợi các thông tin nước ngoài. Nhưng cũng nên cần lưu ý rằng chúng ta đã bị chết chủ yếu từ các nguồn thông tin nước ngoài vì thực chất họ mới hay đưa thông tin trái chiếu để đem lại lợi ích cho họ chứ ít ại bị do thông tin Vicofa hay các tổ chức Việt Nam đưa ra đâu.
Thử hởi mọi người kinh doanh cà phê xem họ cảm nghĩ như thế nào về các doanh nghiệp FDI ?
@ThaoNguyen bạn và tôi, tôi đoán là may mắn hơn các thế hệ đi trước (kinh tế bao cấp). Nếu ai cũng giống bạn thì Chính Phủ chẳng gia nhập WTO, AEC và sắp tới là TPP làm gì. Vì mình “mẹ hát con khen hay”!!!
Theo tôi tất cả các số liệu trên chúng ta đọc và tham khảo còn quyết định bán hay không do mỗi người chúng ta hãy quyết định lấy thương trường là chiến trường mà. Đôi khi thông tin đưa ra làm nhiễu không có lời khuyên nào đúng cho tất cả mọi người
Tuy cà phê mình tồn rất nhiều nhưng mình chọn thời gian từ tháng 7_10 mình mới bán sẽ hợp lý. Giá sẽ được cao. Hiện giờ chi phí thì bán hồ tiêu thôi
Neu tinh dc nhu vay gia cafeXin viết tiếng Việt có dấu. Cảm ơn. BQTda ko nhay len nhay xuong nhu the roi
Ho se chot gia ngay tu dau vu roi
Lam gi co vu nong dan phai cho gia ca lam gi
Theo toi thuc te ko co bai tjnh nao ca chi la noi cho vui thoi.thuc te ma noi xa hoi uong cafe nhieu thi gia cafe tang .dan uong it thi cafe giam .chi co vay thoi.ng buon chi giong nhu mot cai may loc nuoc thoi co gi dau.vay ma cu noi chuyen gia nay chuyen gia no.
Tôi mới chỉ Đọc thoáng qua tiêu đề bài viết này nnhưng tôi thì biết rõ nước ngoài họ khảo sát cà phê VN ntn. Bởi vì trong xã tôi “Hoài Đức – Lâm Hà – Lâm Đồng” năm nào cũng có đoàn Ấn độ vô khảo sát. Và nhà tôi là địa chỉ đã 10 năm nay họ dừng chân để hỏi sản lượng cà phê bình, cách chăm Sóc….hỏi cả cuộc sống sinh hoạt. Họ rất thân thịên, vui vẻ. Lần nào ông Ân độ cũng bắn thuốc Lào cùng bố tôi. Khi ra về họ luôn có quà năm thì cái kéo cắt cành, năm thì cái mũ hoặc cái áo.
Nguời ta còn dùng ảnh viễn thám chụp từ vệ tinh, dùng phần mềm chuyên dụng để giải đoán có thể biết diện tích, sản lượng…
Tôi nghĩ nếu có ai đó lấy số liệu của toàn thể người dân trên cả nước sẽ chính xác hơn.
Mọi người lên đây đều ở khắp noi, và là nông dân tại sao gia ca phe.com không xin ý kiến và số liệu từ họ, nếu tông hợp 4 tỉnh tây nguyên, mỗi tỉnh khoảng 50-100 người có lẽ số liệu sẽ chính xác hơn. Sản lượng cà phê sẽ giảm theo từng năm và không có chuyện tăng, vì đơn giản người ta chặt phá cà và không trồng lại cà nữa, chưa kể tái canh là việc rất khó, và không giữ được năng xuất như trồng mới.
Tôi nghĩ mỗi năm Việt Nam giảm thấp nhất 10% sản lượng và giảm đều trong 3 năm nữa.
Chào bạn Vỹ! Trước tiên cám ơn bài bạn viết cho ta thấy một bức tranh hay về tổng thể về thị trường caphe VN. Tuy nhiên, có vấn đề chắc cần sâu hơn chút, ví dụ như
1. Đánh giá năng suất, sản lượng caphe thì cần lấy dung lượng mẫu khảo sát (ô tiêu chuẩn nhiều hơn)
2. Đánh giá về thị trường và quan trọng nhất xác định giá cổng nông trại (chi phí đầu vào, chi phí sản xuất và giá đầu ra cuối cùng) cũng cần khảo sát nhiều hơn. Từ đó khảo sát chuỗi từ cổng trại đến người tiêu dùng (và dung lượng mẫu khảo sát cũng cần đủ)
3. Để có thông tin chính xác trong hai thí nghiệm này thì dựa vào sỗ mẫu tổng thể sẽ có phương pháp tính dung lượng mẫu cụ thể
Cám ơn bạn Vỹ nhiều
một bài viết rất thú vị