Nguyên tắc uống cà phê

Cà phê không phải là thú thanh thản như trà, càng không mạnh mẽ bạo liệt như rượu. Người thưởng thức nhẹ nhàng cho rằng cà phê là gạch nối giữa niềm vui và nỗi buồn. Với ai đang muộn phiền, cà phê càng day dứt như một bản nhạc có nhiều dấu lặng. Còn những kẻ môn đồ của giáo phái cà phê thì cho đó là người đàn bà mang bùa ngải trong mình…

“Thức dậy buổi sớm, thưởng thức một ly café đậm đà là một điều tuyệt vời trong cuộc sống…”

Ừ có lẽ vậy, khi mà cứ mỗi sáng thức dậy tôi đều lặp đi lặp lại cái thói quen hàng ngày của mình. Đó là ngồi nhâm nhi một ly cà phê thật đậm sau mỗi bữa ăn sáng và điều đi kèm không thể thiếu đó là phì phèo một điếu thuốc trên môi. Tôi vẫn thường như vậy, cho dù chỉ là có một mình.

Thường thì Thịnh còi tự pha cho mình một ly cà phê đá đậm đặc, pha theo kiểu đặc trưng của người Việt Nam mà hiếm có nơi nào bắt chước được kiểu pha “kỳ quặc” như vậy. Pha cà phê thì không khó nhưng để có được ly cà phê ngon thì không phải ai cũng có thể làm được. Nâng nó lên thành một nghệ thuật thì quả thật hơi quá, nhưng bỏ thời gian để chờ đợi và ngắm nhìn những giọt cà phê từ đậm đặt rồi loãng dần rơi xuống đáy ly và biết dừng lại khi đúng lúc thì đó là một cái thú chứ chẳng chơi.

Hiếm thấy người khi uống cà phê mà hiểu được nguồn gốc, xuất sứ, … và những nguyên tắc cơ bản về cà phê. Uống cà phê mà phải có nguyên tắc thì có nguyên tắc quá không ? Ấy vậy mà có đấy bà con ạ, mình là người làm ra những hạt cà phê, nhìn thấy được quá trình từ một cây cà phê non cho đến khi trưởng thành và thu hoạch, ai cũng tự hào vì trong nhà mình có mấy chục tấn cà, vườn cà của mình có bao hiêu hec-ta. Nhưng liệu mấy người nông dân hiểu được “uống cà phê cũng có nguyên tắc”. Trong khi dân ta đang hô hào “xây dựng một thiên đường cà phê thế giới” ấy vậy mà cái văn hóa cà phê mấy người hiểu rỏ như vậy thì làm sao quảng bá được hình ảnh của cái thiên đường cà phê.
Cái nghệ thuật uống và thưởng thức cà phê tưởng như đơn giản ấy mà cũng có người viết cả thành sách, chứ nó không đơn giản như việc cho cà phê vào phin đổ đầy bằng nước sôi, thêm đường gọi là cà phê.

Một nguyên tắc đơn giản nhất trong việc uống cà phê đó là:

“Đừng bao giờ hâm nóng lại cà phê. Bởi nếu hâm nóng lại thì cà phê sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống sẽ không ngon và có mùi khét.”

Nào chúng ta cùng liên tưởng và mang cái nguyên tắc đó ra áp dụng vào cuộc sống thực tại:

Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại cà phê cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luông trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng – những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…”

Nhận ra được điều đó quả thật là tuyệt vời đúng không bà con. :)

Đó chỉ mới là một nguyên tắc trong số 7 nguyên tắc của cuốn sách “Bên ly cà phê cuộc sống nói gì” mà Thịnh còi sẽ giới thiệu đến bà con vào thời gian tới đây.

Hy vọng bà con đón đọc để hiểu được cái gọi là “văn hóa” của một sản phẩm tự tay mình là ra. Có người cho rằng cà phê là cả một tôn giáo đó thôi.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng