Tại các tỉnh Tây Nguyên, hơn mười năm qua, việc gửi cà phê vào kho các đại lý hay các doanh nghiệp để chờ giá chốt sau đã phát sinh nhiều hệ lụy liên quan đến pháp lý, đến đạo đức kinh doanh… dẫn đến nhiều người bị thiệt hại tài sản, nhiều trường hợp trắng tay, vườn cây bị phát mại do mất khả năng trả nợ vay ngân hàng.
Xem thêm:
Thực tế, người sản xuất và người kinh doanh cà phê đều thuộc nằm lòng các nguyên tắc nhận – gửi, chốt giá bán, thanh toán, bù trừ…, và người có cà phê đều luôn tìm đến những doanh nghiệp lớn, có uy tín, có thương hiệu để gửi kho nhằm bảo đảm cho tài sản của mình không bị mất; thế nhưng vẫn tiếp tục xảy ra những chuyện tranh chấp mà câu chuyện dưới đây được nêu ra như một ví dụ.
Đối tác thành đối đầu
Ngày 24 tháng 3 năm 2011, bà Võ Thị Kim Ngọc, trú tại thôn 1 xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, là chủ một đại lý cà phê, đã gửi đơn đến các cơ quan báo chí và phát thanh truyền hình để trình bày về việc phát sinh tranh chấp giữa bà với Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên (viết tắt là Vinacafe Buon Ma Thuot).
Theo nội dung trong lá đơn gửi đến các nơi nói trên, bà Ngọc cho biết là từ ngày 02/7/2008 đến ngày 30/3/2010 đại lý cà phê Kim Ngọc do bà làm chủ đã mua cà phê và gửi vào kho của Vinacafe Buon Ma Thuot, với số lượng cộng dồn qua các lần gửi là 18.564.476 kg, trong đó có phân ra các loại cà phê khác nhau. Bà Ngọc cũng tính ra tổng số tiền của số cà phê này theo giá thị trường tại thời điểm là: 672.034.031.200 đồng.
Cũng theo trình bày trong lá đơn, đến ngày 09/11/2010, ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc công ty mời bà đến công ty để thông báo bán số cà phê trên với giá của công ty đưa ra là 35.260 đồng/kg. Mức giá này tính chung chứ không tính theo từng loại cà phê mà bà gửi kho. Bà Ngọc viết: “Ông Vũ Đức Tiến khăng khăng tự quyết định, bắt tôi phải đồng ý chấp nhận giá 35.260 đồng/kg nhưng giá thực tế ngày 09/11/2010 trên thị trường Đăk Lăk là 36.200 đồng/kg cà phê nhân xô. Như vậy tôi thấy vô cùng bất công và thiệt thòi quá lớn, với số tiền tôi bị chênh lệch giá là hơn 20 tỉ đồng”.
Tới ngày 20/11/2010 bà Ngọc viết đơn đề nghị tổng giám đốc công ty giải quyết bán cà phê cho bà theo giá thị trường ĐăkLăk là 36.200 đồng/kg và tính giá từng loại cà phê. Nhưng phía công ty không đồng ý giải quyết theo giá thị trường, mà tính theo cách lấy số tiền gốc mà bà đã vay cùng tiền lãi, chia đều cho hơn 18.0000 tấn nói trên, theo lời bà Ngọc.
Sau đó, công ty hủy chốt giá ngày 9/11/2010 là giá công ty đưa ra, và ký đồng ý cho bà Ngọc bán số cà phê nói trên để trả tiền tạm ứng vay của công ty với thời hạn tới ngày 31/12/2010.
Thường thì các đại lý cà phê khi gửi cà phê vào kho của một công ty kinh doanh phải tạm ứng tiền trước hoặc sau khi gửi. Bà Ngọc cũng không ngoại lệ.
Từ ngày 28/12/2010 đến nay bà Ngọc đã gửi đơn đến công ty 7 lần để chốt giá cà phê theo giá thị trường nhưng không được giải quyết. Phía Vinacafe Buon Ma Thuot cho rằng bà Ngọc đã bán toàn bộ số cà phê nói trên rồi.
Hóa đơn tạm tính
Với lô hàng cà phê hơn 18.000 tấn của bà Ngọc gửi kho của Vinacafe Buon Ma Thuột, mỗi lần gửi bà Ngọc đều xuất hóa đơn với tổng cộng 11 tờ hóa đơn đỏ do Bộ Tài chính phát hành. Công ty Vinacafe Buon Ma Thuot đã sao y 11 hóa đơn nói trên cung cấp cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online để làm bằng chứng nói rằng bà Ngọc đã bán toàn bộ lô hàng nói trên.
Trên hóa đơn, đại lý cà phê Kim Ngọc xuất cho công ty đều ghi là giá tạm tính. Về phía Vinacafe Buon Ma Thuột thì đã ứng tiền cho bà Ngọc mà theo bảng kê tính lãi của Vinacafe Buon Ma Thuot đến ngày 09/11/2010, bà Ngọc phải trả tiền lãi là 131.918.689.334 đồng trên số nợ gốc đã ứng là 513.505.229.243 đồng.
Mỗi lần bà Ngọc tạm ứng tiền có tính lãi của công ty đều có phiếu chi của công ty hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng. Chẳng hạn, trong phiếu chi số 3152 ngày 3/7/2008, công ty chi tạm ứng cho bà Ngọc 1.351.000.000 đồng với nội dung “Chi tạm ứng mua cà phê CS – nhập Rxô – 35.000 kg LS 2.2%”. Điều này được hiểu bà Ngọc tạm ứng hơn 1,3 tỉ đồng với lãi suất 2,2% để mua 35 tấn cà phê xô nhập kho và chữ “CS” được giới kinh doanh cà phê lâu nay thừa nhận là “chốt sau”.
Trong biên bản làm việc với Cục thuế tỉnh Đắk Lắk và Chi cục thuế TP Buôn Ma Thuột ngày 28/2/2011, ông Vũ Đức Tiến, tổng giám đốc công ty, cho rằng bảng chốt giá ngày 9/11/2010 công ty cung cấp cho bà Ngọc không có giá trị pháp lý, mà toàn bộ hơn 18.000 tấn cà phê nói trên, bà Ngọc đã “mua đứt bán đoạn” với công ty qua từng lần gửi kho, bằng chứng là các hóa đơn mà bà Ngọc đã xuất cho công ty.
Ông Tiến cũng cho rằng các chứng từ kế toán ghi “hàng gửi” là cách ghi theo thói quen, không mang tính pháp lý, bởi giữa hai bên không có hợp đồng gửi và nhận gửi.
Như vậy, cho đến hôm nay, bà Ngọc vẫn còn nợ công ty cả gốc và lãi hơn 645 tỉ đồng chưa thanh toán. Còn hơn 18.000 tấn cà phê thì công ty bảo bà đã bán rồi, chứng lý là các hóa đơn. Về phía bà Ngọc thì nói chưa bán.
Hiện bà Ngọc đã khởi kiện tại tòa án TP Buôn Ma Thuột và đang trong giai đoạn hòa giải, thu thập thông tin của tòa án.
Qua vụ việc tranh chấp hơn 18.000 tấn cà phê giữa đại lý cà phê Võ Thị Kim Ngọc và Vinacafe Buon Ma Thuột, kết quả tới đâu sẽ do tòa án phán quyết và Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc nói trên.
Tuy nhiên, hoạt động ký gửi cà phê hiện đã trở thành tập quán trong mua bán cà phê ở thị trường trong nước nhưng lâu nay cũng đi kèm theo nhiều vụ tranh chấp, vỡ nợ có liên quan, do vậy, tòa soạn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khía cạnh pháp lý của tập quán này nhằm giảm thiểu rủi ro cho người gửi lẫn người nhận ký gửi cà phê.
Các nguyên tắt thông thường về nhận cà phê gửi kho
Thông thường người nhận cà phê gửi kho có nghĩa vụ phải bảo quản đủ số lượng, đúng chất lượng cà phê cho người gửi cho đến khi người gửi chốt giá bán mà không hạn chế về thời gian gửi nếu như người nhận và người gửi không có ràng buộc khác về thời gian gửi.
Có khi doanh nghiệp nhận gửi ra thông báo kết thúc thời gian nhận gứi tại một thời điểm nhất định, khi đó người gửi có thể bán hàng gửi kho cho doanh nghiệp nhận gửi hoặc tiếp tục gửi với hình thức thuê kho, thuê quản lý kho, hoặc có thể thỏa thuận nhận lại hàng gửi. Khi người gửi đồng ý chốt giá bán, theo giá thị trường tại thời điểm chốt giá, khi đó doanh nghiệp nhận gửi làm thủ tục thanh toán tiền cho người gửi sau khi đã khấu trừ các khoản mà người gửi phải thanh toán như tiền tạm ứng, vật tư ứng trước, tiền lãi, phí lưu kho…
Đến đây, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên được chấm dứt. Có nghĩa là khi mà người gửi kho chưa chốt giá bán chính thức với bên nhận gửi, hai bên chưa làm các thủ tục mua (bên nhận gửi) và bán (bên gửi) thì lượng cà phê đang gửi trong kho của doanh nghiệp nhận gửi thuộc quyền tài sản của người gửi. Nó cũng giống như doanh nghiệp thế chấp kho hàng cho ngân hàng để vay vốn, trong thời hạn chưa thanh toán cho ngân hàng thì tài sản trong kho hàng mà ngân hàng nhận thế chấp vẫn là tài sản của doanh nghiệp.
Cũng có trường hợp người gửi kho (nhà cung ứng) yêu cầu người nhận gửi (doanh nghiệp) phải ứng cho người gửi một số tiền nhất định để nhà cung ứng tiếp tục mua hàng và cung ứng tiếp cho doanh nghiệp. Thường thì khoản tiền nhận ứng luôn thấp hơn giá trị cà phê đang gửi tại kho doanh nghiệp, nhà cung ứng phải chấp nhận tính lãi trên số tiền đã ứng với mức lãi do hai bên thỏa thuận cho đến khi nhà cung ứng quyết định bán và thanh toán bù trừ.
- Xem chuyên đề: Vụ tranh chấp 18.000 tấn cà phê gửi kho
Ở Gia Lai khi nông dân gởi hàng cho Chi Nhánh của Vinacafe BMT thì họ chỉ nhận được 1 biên nhận nhập kho mà chỉ có chữ ký của kế toán mà thôi. GĐ chi nhánh là ông Đường không ký vào biên nhận này. Kiểu làm này nếu có tranh chấp thì chắc chắn nông dân sẽ lảnh đủ . Đây hình như cũng là chủ trương của VinacafeBMT.
Bó tay. Cty sếp Tiến sắp chết đến nơi cả rồi, sẽ phá sản cho mà xem
18.000 tấn cà phê là hơn 880 tỷ đồng. Một vụ tranh chấp có giá trị mà đến ngủ mơ không nhà nông nào có thể nghĩ đến. Có thật không hả bà con? Hôm nay đâu phải ngày Cá tháng tư nhỉ?
Trích bài viết : “Ông Tiến cũng cho rằng các chứng từ kế toán ghi “hàng gửi” là cách ghi theo thói quen, không mang tính pháp lý, bởi giữa hai bên không có hợp đồng gửi và nhận gửi.”
Vậy thì bà con nào còn gửi kho, cho dù bất kỳ kho nào cũng khẩn trương đến yêu cầu bên nhận phải có hợp đồng, hay chi ít cũng phải có biên nhận gửi kho có chữ ký của chủ sở hữu kho và con dấu thể hiện tính pháp lý đầy đủ. Nếu có vấn đề tranh tụng thì bà con dễ bị mất trắng.
Bà con không nên cầm đằng lưỡi theo như lời nói trên.
Nếu không tự giải quyết với nhau được, ra tòa kiện tranh chấp dân sự thì pháp luật sẽ dựa vào văn bản có giá trị, bằng chứng … ai không chặt chẽ thì chịu thiệt, còn cãi nhau như trẻ con như trên thì cả đời…
Mà thiết nghĩ họ là các doanh nghiệp, số tài sản khổng lồ, kéo dài nhiều năm như trên mà họ cãi nhau như các bệnh nhân tâm thần, hoang tưởng vậy, không thể tin nổi !
Đồng tiền làm mờ mắt , thiếu gì chuyện như thế. Mấy đại lý cà phê nhà tôi ký gửi mấy năm trước cũng giựt nợ mấy chục tấn cà của bà con , giựt xong ai dám làm gì nó , kiện tới kiện lui toàn thấy dân thiệt . Làm ký gửi giờ chưa chắc giấy trắng mực đen mà ăn thua được với nó , hợp đồng văn bản đàng hoàng còn tý hy vọng , chứ 3 cái giấy lộn vớ vẩn của chủ đại lý nó viết thì …
Nếu mà Vinacafe BMT xảy ra tranh chấp với phía cung ứng của chính mình về vấn đề gửi kho thế này thì còn cái kho hay nhà KDXK nhận ký gửi cafe nào để bà con tin nữa không?
CUNG ỨNG Già Đại Nhân
Câu chuyện trên Đại Nhân tôi xin được chia sẻ mấy dòng để các bạn hiểu hơn. Việc gửi cà phê vào kho vinacfbmt có ba trường hợp:
1. Nông dân gửi kho:
Thì công ty sẽ lập phiếu nhập gửi kho, được ứng tối đa 70% tiền theo giá thời điểm và khi bán được tính theo giá thời điểm. Chỉ cần phiếu nhập gửi kho, rất đơn giản nhưng nhờ có uy tín của công ty mà hàng năm nông dân cứ chở xe cày nối đuôi nhau nhập. Vì nông dân thường chỉ bán trong vụ, họ cần đơn giản và uy tín thôi.
2. Khách hàng gửi kho:
Khách hàng gửi kho thì phải có hợp đồng, quy định trong HĐ chỉ được ứng tối đa 70% tiền mặt và kết thúc vụ cà phê (30/09) là phải chốt giá. Quá thời hạn trên mà không chốt công ty có quyền tự fix giá, thu hồi lại tiền ứng để trả nợ cho ngân hàng và chuẩn bị cho kế hoạch mua cho niên vụ cà phê mới.
3. Cung ứng gửi kho:
Cung ứng thì được ưu tiên hơn là gửi kho thì được ứng tiền 100% theo giá thời điểm và không cần hợp đồng. Vì vậy cung ứng của công ty cà phê Tây Nguyên cũng sướng, không cần tiền, nếu sếp ok ! Thì có thể mua gửi kho cả 100.000 tấn chứ 18.000 tấn thì chuyện nhỏ như con thỏ. Khi nhận định giá có xu hướng dương và sếp cho mua là cung ứng bọn tớ, mặt mày hớn hở, nụ cười rạng rỡ và nhanh chóng chớp lấy cơ hội. Không biết USD với tiền sếp vay được ở đâu ra mà nhiều thế…?
Làm cung ứng thì sướng hơn nhân viên văn phòng. Mấy anh em văn phòng, làm việc tối ngày mà lại bị la suốt, càng chung thủy với công ty thì càng nghèo. Cung ứng anh nào cũng có xe con lượn, sướng thật. Nhưng nhiều khi cũng đau hết cả người, như kỳ vừa rồi giá lên 29.000 đ/kg (hôm trong tết) sếp bắt cung ứng cắt giá hàng gửi. Bây giờ giá 50.000 đ/kg, tên nào cũng ngậm bồ hòn và cười méo méo mặt. Biết làm sao được vì cái lý của sếp là cho các ông mua trữ nhưng tiền của công ty đi vay cũng phải có kỳ hạn, chứ không phải là kéo rê từ năm này qua năm khác, khi giá xuống thì các ông lặn không sủi tăm. Giờ thì giá cũng tạm ổn rồi, “các ông không nên tham nữa” và hàng của các ông nhưng thực chất là tiền của tôi và tôi có quyền yêu cầu các ông chốt giá, không thì công ty có quyền tự fix.
Các bác ạ ! Trong anh em cung ứng cũng có anh không đi thẳng được vì còn nợ công ty nhiều thì khổ như cổ đeo gông, chân đeo xích, không giám nhúc nhích để còn được chờ cơ hội. Bà Kim Ngọc cũng trong số đó, khi giá xuống 23.000đ/kg thì cũng tìm cách lặn mất, kêu bể nợ nhưng thực chất là dung tiền nhà nước đi vi vu bên Mỹ. Khi không cần giữ ” Nghĩa ” đã đành. Nhưng tiền thuế nhà nước còn nợ cả chục tỷ đồng mà sao lại thế… Người xưa có nói châm biếm thói đời “khỏi vòng cong đuôi” Nhưng chưa khỏi vòng mà ?
Câu chuyện chưa có hồi kết nhưng trên hết là đã đến lúc chúng ta phải hướng tới việc “Bài bản, tử tế, minh bạch và chuẩn mực”. Còn giúp và dùng người cũng phải phải biết lai lịch và tâm tính. Chứ gặp được ba nhân viên cung ứng chưa khỏi vòng đã tìm cách “cong đuôi’ – thì chúng ta sớm vẫy tay, vẫy tay chào nhau…
Tôi cũng nghe mấy người quen ở đó nói như vậy, sếp T này có chính sách đãi ngộ nhà cung ứng lắm, có DN phá sản ngấp ngoải ko ai chơi thì sếp liền ra tay cứu vớt và sau này họ sẽ rất trung thành với sếp. Nhưng nếu giở trò quay lưng thì sếp cũng trừng trị ko cho ngóc đầu lên được, phải thôi trò chơi phải có luật chơi chứ. Còn mấy anh thu mua Cty thì sếp cho vay tiền mua gửi vào Cty lúc nào biểu chốt là phải chốt bất kể giá lên hay xuống, tức là nếu giá lên thì chốt lời vì theo nhận định của sếp là chỉ ăn chừng đó thôi, còn nếu lỡ giá xuống thì cũng phải cắt lỗ cho sớm.
Tôi nghe vậy thì nói vậy ko nhận xét tốt xấu gì, riêng vụ này tôi ko hiểu nên cũng ko dám phát biểu! Chúc mọi người vui vẻ cả tuần…
Theo ý kiến của Già Đại Nhân, chắc chắn bà Ngọc là cung ứng ruột của sếp T rồi. Nếu không, sao được sếp cho ứng tiền mua số cà phê nhiều như vậy, để qua 2-3 năm mà vẫn chưa quyết toán. Thử hỏi với những nhân viên cung ứng khác, có ai được ứng tiền lên đến hàng trăm tấn mà chưa quyết toán, chốt giá không? Vậy thì sao đến nổi phải kiện tụng rủ nhau ra tòa thế này?
Theo tôi nghĩ bà Ngọc cứ nộp thuế, nộp lãi vốn ứng bình thường cho Cty thì chẳng có vấn đề gì xảy ra. Tất cả sự thể là do giá cà phê biến động. Tôi thử đặt ra giả thiết để các bác cùng bàn xem.
-Nếu giá cà không lên hay có khuynh hướng giảm thêm: vì là cung ứng ruột của sếp, chắc chắn sếp để nguyên trong kho mà không thèm quan tâm chốt giá. Hàng tháng bà Ngọc phải trả lãi cho tiền vốn mà sếp đã ứng. Và sếp chỉ cần im lặng, hàng tháng có khoảng lãi chênh lệch so với vốn vay ngân hàng là sếp vui vẻ rồi. Số lãi này không ít đâu nghe: 131 tỷ 918 triệu chứ phải ít đâu. Bà Ngọc lấy gì để trả cho sếp số tiền khủng như vậy. Bà chỉ là một đại lý thôi mà. Nên nợ này là nợ treo, có chăng là có công xá, lợi nhuận làm ăn mấy năm trời của bà Ngọc trong đó. Từ đó tôi lại nghĩ trong hơn 18 ngàn tấn cà thì có bao nhiêu tấn là bà mua từ tiền ứng của Cty, có bao nhiêu tấn là của bà con nông dân ký gửi, của bà Ngọc huy động ở người thân… cũng khó mà xác định nhưng chắc chắn là không ít.
Và bà Ngọc vẫn chưa chốt được vì giá cà năm ngoái quá thấp, có chốt thì cũng để trả lãi và thu hồi chỉ một ít vốn mà thôi. Vì thế, đã lỡ rồi thì cứ để vậy chờ thời chứ biết sao giờ. Còn Cty cũng chẳng cần bà Ngọc phải chốt và Cty cũng chẳng cần mua số cà đó vì không xác định được hướng giá cả thế nào, lên hay xuống mà mua. Để bà Ngọc đứng tên nợ ứng và hàng tháng cứ tính bà Ngọc 2,2% lãi mà khỏi phải làm gì là cách có lãi khỏe nhất lúc này, mua cà thì lấy đâu mà có lãi nữa, có khi còn lỗ không chừng.
-Khi giá cà bắt đầu lên mạnh, Cty bắt đầu muốn chốt và bà Ngọc cứ vẫn muốn để. Tôi đoán là vì cung ứng ruột nên sếp cũng du di, để từ từ rồi tính. Khi cà vượt qua 35 cũng là lúc sếp quyết định chốt thì bà Ngọc muốn kỳ kèo, kéo dài thêm nữa. Sau đó sự thể đã xảy ra có lẻ giống như “người quan sát” đã phân tích ở dưới.
Nhưng tôi lại nghĩ khác với “người quan sát” là giữa cung ứng ruột như bà Ngọc với sếp T theo như cung ứng Già Đại Nhân nói sao lại không “có biện pháp nào để hòa giải” được mà phải dắt nhau ra tòa? Tôi nghĩ bao nhiêu năm làm việc với nhau và những ưu ái của sếp với nhân viên ruột vứt đi đâu? Hay thế thái nhân tình đã đổi thay khi thế lực đồng tiền ngự trị. Vì lợi nhuận mà con người dẹp bỏ mối giao hảo bao nhiêu năm với nhau!
Theo tôi đó mới là điều để bà con chúng ta cùng suy gẫm. Còn chuyện của họ ta có bàn thì cũng để rút ra bài học về thói đời, về cách đối nhân xử thế, ai đúng sai có tòa án phân xử.
Phân tích của @Đại lý cafe có vẻ hợp lý nhưng sự việc của họ thì mình chỉ biết nghe mà suy luận thôi. Còn xảy ra cụ thể chỉ người trong cuộc mới xác thực.
Thói đời đổi trắng thay đen khi có đồng tiền xen vào giữa. Đúng là con người rất dễ bị tha hóa bởi sức mạnh đồng tiền. Tôi cũng từng chứng kiến anh em ruột thịt còn chém nhau, kéo nhau ra tòa chỉ vì quyền lợi vật chất bị đụng chạm mà không bên nào chịu nhường nhịn nhau.
Hòa giải ư? giờ thì khó lắm. Ai sẽ làm được? may ra có tòa án chăng?.
Vinacafe BMT đợt này khó khăn nhỉ. Trong nước thì bị vụ này, ngòai nước thì bị tranh chấp với đối tác Icona: http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Cong-van/Cong-van-2187-BNN-HTQT-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-voi-ICONA-Cafe-vb122970t3.aspx
Vina BMT gặp hạn hay sao vậy ta?
Trời có khi mưa khi nắng là điều rất chi bình thường.
Tôi cũng thấy ngạc nhiên lắm, dù là gửi 18T đi chăng nữa cũng phải có chứng từ pháp lý đầy đủ chứ ko thể ỡm ờ như thế được, còn nếu lãnh đạo Cty đó ko ký xác nhận thì đừng có gửi nữa, mọi người muốn tìm chỗ gửi Cty lớn có chữ ký dấu đỏ hẳn hoi tôi chỉ cho, cầm tờ giấy có dấu đỏ chót mà có lỡ ra đòi còn khó huống hồ là ko có. Đằng này đến những 18.000 tấn – mà thực ra thì cô kim Ngọc cũng đã được vay lại số tiền tương ứng với lượng gửi kho rồi, giờ họ cãi nhau là ở cái phần chênh lệch giá ấy, đùa dai thế nhỉ??? Người ngoài như chúng ta khó mà phán xét được vụ này, cô Kim Ngọc kia và ông T có quan hệ gì mà đưa cho nhau số cà đó với mớ giấy tờ lộn xộn như con nít chơi trận giả, lúc sinh thời Bác Hồ có nói nôm nà là: ko sợ ko có chỉ sợ chia ko đều, trong vụ này có thể có sự bất hoà về ăn chia nên họ mới lôi nhau ra.
Thử tính xem , cà phê giá vốn bình quân khoảng 30.000đ, đến khi lên 36.000đ vậy 18.000*6tr = ??? mà chia chác ko được thì thế nào!!! Đó là tôi đoán vậy, có gì ko phải bà con bỏ qua cho.
Thôi kệ họ đi, cầu mong mùa này được mùa giá tốt cho bà con được nhờ.
Có ý kiến cho là bà Ngọc có thể bị cty khởi kiện vì khoản nợ 650 tỷ, và khoản nợ thuế hàng chục tỷ có thể bị công an sờ gáy. Tui không rõ về mặt pháp lý lắm về khoản này nhưng chỉ hiểu là 2 bên chưa mua bán chính thức, đang còn tạm tính, thì cơ sở đâu mà quyết toán thuế. Hay là nộp thuế theo khoản tạm tính, đến khi bán mua thực sự thì sẽ tính toán, điều chỉnh bổ sung?
Nhưng cty cũng không thể kiện được vì khi bà Ngọc đã chấp nhận nộp lãi 2,2% đầy đủ thì đó là khoản nợ vay hợp pháp theo thỏa thuận lãi suất và được tính gộp vào khoản nợ chung (theo cách lãi mẹ đẻ lãi con mà), và ngược lại cty cũng đang nợ bà Ngọc 18.000 tấn cà chưa chốt giá kia mà.
Lý do bà Ngọc chưa nộp thuế, thanh toán nợ ko phải vì thua lỗ, mất khả năng thanh toán mà vì chưa bán được hàng (do đang có tranh chấp và đang yêu cầu tòa án thụ lý)!
Chỗ này tui lại thấy giống mấy bà buôn xì ke chưa thụ án theo tòa đã tuyên được vì đang chửa đẻ hay nuôi con mọn. Vậy thì phải xử lý tranh chấp trước rồi mới xử lý nợ thuế dây dưa tồn đọng được chứ phải ko bà con? Còn nếu xử lý nợ thuế trước thì vụ tranh chấp có thể bế tắt vì người tranh chấp đang vào nhà giam thì lấy ai mà tranh chấp? Có bao giờ vụ việc sẽ được đẩy theo hướng này ko? Và vụ tranh chấp sẽ… chìm xuồng, còn hàng thì bán hết rồi, tiền bỏ vào túi rồi, làm gì nhau?
Tui ý kiến vậy, có sai quấy gì bà con góp ý. Chã là đọc thấy hay quá nên ngứa miệng vậy mà.
Theo tôi được biết, năm 2010 Vinacafe là một trong những đơn vị được nhà nước giao mua cà phê tạm trữ với lãi suất ưu đãi. Vậy thì trong số tiền nhà nước giao để thu mua tạm trữ có bao nhiêu tiền được giao cho các cung ứng mua gửi kho và được tính lãi suất 2,2% như thông tin trên. Số lãi này, nếu có, là thuộc về của Vinacafe hay của nhà nước? Nếu từ tiền vốn mua tạm trữ thì Vinacafe bị buộc phải nộp về cho ngân sách là bao nhiêu? Chứ không lẽ chính sách của nhà nước lại giúp cho DN có tiền bỏ túi? Các câu hỏi này chắc không dễ dàng trả lời nếu cơ quan chức năng không vào cuộc.
Ngân sách nhà nước là cái kho vô tận để cho chính sách biến tướng, có lợi cho một nhóm người chứ không phải có lợi cho nhân dân. Người trồng cà phê đi vay tiền để chăm sóc không chỉ phải chịu lãi suất cao hơn mà còn hết phí này kèm phí nọ nữa. Nói như Cung ứng Đại nhân là chỉ làm giàu cho một nhóm đặc quyền đặc lợi nào đó mà thôi.
Hèn gì mà mới đầu năm Vicofa tích cực bàn đến chuyện thu mua tạm trữ, một hình thức vay tiền ưu đãi để lộ ra là cho vay lấy lãi suất chênh lệch của ngành kinh doanh cà phê Việt. Than ôi ! Cà phê Việt sao mà đắng thế!
Vì sao ngành cafe tích cực đề xuất chính phủ cho mua tạm trữ?
Thì ra nhận được vốn vay thu mua ưu đãi 6% rồi đem cho cung ứng, đại lý vay 22%, ăn chênh lệch đến 16%. Đúng là “ngồi mát ăn bát vàng”, ko cần phải kinh doanh làm gì cho đổ mồ hôi hao mòn chất xám, thử hỏi sao mà ko đề xuất thu mua tạm trữ trong khi thị trường đang diễn tiến bình thường.
Khi nghe tin ngành cafe đề xuất mua tạm trữ cho năm nay tôi lấy làm ngạc nhiên, giờ tôi mới hiểu vì sao họ tích cực đề xuất thế trong khi năm ngoái họ mua chẳng mua được gì đáng kể.
Trên hoá đơn bà Ngọc đã ghi “giá tạm tính” vậy là chưa có giá chính thức có nghĩa là cà phê chưa chốt giá vậy mà công ty vẫn cãi được nhỉ? chắc tại làm ăn quá tin tưởng vào nhau, không chịu làm hợp đồng gởi kho rõ ràng, phíêu nhập kho phải có chữ ký, con dấu đầy đủ.
Tôi nghĩ công ty thua rồi không lật được đâu, không thể nói “hàng gởi là cách ghi theo thói quen được”, đâu phải ai cũng là con nít đâu mà nói vậy được.
Các công ty nội địa làm ăn thua lỗ chính vì “hàng gởi”, hàng gởi đã được công ty xuất bán từ lúc giá thấp, khi giá cao đại lý mới chốt. Đúng ra hàng gởi kho phải có hợp đồng, có thời hạn chốt giá. Ví dụ trên hợp đồng xuất khẩu của công ty ghi giá fix tháng 5 mà công ty dự tính nhận lô hàng gởi để đi cho HD trên thì trong HD hàng gởi kho phải có thời hạn chốt giá là tháng 31/05. các DN nước ngoài họ rất ít nhận hàng gởi kho, nếu có thì hợp đồng họ ghi rất rõ ràng, thời hạn chốt giá rất ngắn, nếu không muốn thì đừng gởi, đa số là bán luôn, trả tiền 100% luôn. Còn các DN trong nước thì cứ nhập nhằng, mù mờ, không tính được lô hàng gởi này sẽ xuất cho HD xuất khẩu nào nên không biết thời hạn chốt giá của HD gởi kho, DN chốt bán hàng thì không có tiền trả mà lại muốn có hàng xuất khẩu (vì đã ký nhiều HD XK) nên hô hào đại lý gởi kho bao lâu cũng được.
Thế là chết chắc, kêu ai được nữa.
Đây là bài học thực tế nhất cho bà con nông dân chúng ta, tốt nhất là không nên gởi kho.
Tôi thấy ông Vũ Đức Tiến Tổng giám đốc công ty cà phê Tây Nguyên rồi. Ông đã từng giúp nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lak thoát khỏi bờ vực phá sản. Có nhiều doanh nghiệp ở Buôn Hồ được ổng giúp qua cơn bĩ cực và ngày nay đệ tử lại chửi cả thầy giữa ban ngày khi thầy chậm tiền thanh toán cà phê. Đúng là chưa hết tiền, mới chậm tiền thôi mà “đã hết ông tôi”.
Giúp nhầm người đôi khi cũng đau nhưng không sao vi cái tên của ông ta có Đức thì vẫn Tiến. Công ty của ông vẫn phát triển và có tài sản kếch sù Nhưng cùng với sự phát triển ấy thì hình như ông ta đang muốn tăng tốc khi có quá nhiều vấn đề cần cải tổ. Đặc biệt cả đoàn quân đang không biết cái đích để xác định hướng đi, cái đích để chiến đấu hết mình cho ngày mai vinh quang và tươi sáng. Vì thế đoàn quân đang hành quân và gồng mình chiến đấu thụ động. Tôi cũng như một số nhân viên khác đang trong tình trạng ” ngại nói” để tồn tại. Thật là xấu hổ quá khi phải nhờ Y5Cafe nói hộ tôi điều này vì tôi thấy cách quản trị nguồn nhân lực cứ cọc cà, cọc cạch thế này nếu không dừng lại để kiểm tra thì coi chừng …….“Đoạn này bị kiểm duyệt vì không phù hợp nội quy gởi bài”.
Ý kiến của bác này quá mâu thuẫn !
Bác là nhân viên nên ngại nói, nhưng sao lại “tôi thấy ông T rồi” như người xa lạ thế? Ý kiến hơi bị khó hiểu.
Gìa Đại Nhân nói quá đúng, quá chính xác chuot ko có gì bổ sung thêm. chuot thuộc nhóm người đầu tiên nhưng ông Tiến đã hứa là thực hiện chứ ko nói suông như một số kho ký gửi hàng nơi khác.
Hàng gửi kho này tui thấy quá yên tâm, ko có chuyện ép giá như bên kho Vina mà ông Hải làm đại diện chi nhánh Gia Lai. Năm ngoái, kho ông Hải ép của tui 3 giá mà 27 tấn cà chứ ít ỏi gì, tính ra mất mười mấy triệu. Năm nay gửi kho ông Tiến chi nhánh Gia Lai nhưng được thanh toán tiền ở ĐăkLăk thuận lợi quá.
Vina ông Tiến, Vina ông Đường, giờ có Vina ông Hải nữa, tui không hiểu lắm. Ai biết xin giải thích giùm.
Ừ, mời bạn chuot dong có to gan thì tiếp tục gửi kho ông Tiến. Bạn đang gửi số lượng ít, không bõ bèn gì nên ông Tiến chưa ra tay đấy nhé, khoan vội tin bạn ơi. Để chờ xem!
Bà Ngọc lấy đau ra tien ma mua tới 18.000 tấn cà phê? Tiền này lại của ông Tiến cung cấp hay bà Ngọc có tài sản thế chấp. Bà Ngọc là người ngoài hay là CBCNV của công ty? Phải làm rõ các vấn đề này thì mọi thứ đều rõ ràng. Ai có tài sản thì người đó có quyền định đoạt với khối tài sản của mình.
Hiểu như bác thì giản đơn quá!
Đúng là bà Ngọc lấy đâu ra tiền??? Tôi lờ mờ hiểu thế này: Bà Ngọc ban đầu thực sự có khoảng 1.000 tấn gửi cho cty rồi vay được 70% trị giá lô hàng, mang tiền đó về mua 700t lại gửi kho vay 500t,… cứ như vậy mà có được 18.000tấn, thông tin báo chí cũng nói là bà Ngọc đang nợ cty cả gốc lãi gần 700triệu là do việc vay thế chấp như trên. Cho nên thực chất của vụ kiện tụng này là khoản chênh lệch của tiền vay và trị giá có thể thực hiện của 18.000tấn, với giá hiện nay thì khoảng 200tỷ… cũng lớn lắm bà con ah.
Tôi theo dõi vụ việc từ khi mới bất đầu. Theo tôi nghĩ nếu công ty cafevina Tây Nguyên làm đúng thì tại sao những lần tòa án Buôn Ma Thuột mời lên để đối chất với bà Ngọc thì công ty lại không ra đối chất (dù tòa án đã mời lên nhiều lần thì công ty luôn vắng mặt). Nếu bà Ngọc không có 1 số lượng cafe lớn như thế ( hơn 18.000 tấn cafe) thì làm sao bà Ngọc lại dám khởi kiện 1 công ty lớn như thế. Có phải chăng công ty này có vấn đề (không có khả năng chi trả với số lượng cafe hơn 18.000 tấn). Như vậy những người dân làm cafe như chúng tôi còn tin tường vào đâu để mà gửi cafê.
Đây là ý kiến khách quan của tôi .
Chúng ta không được mục sở thị tất cả những tài liệu, giấy tờ trong vụ mua bán hay ký gửi này giữa bà Ngọc và Vinacafe BMT. Nhưng từ những cơ sở của các ý kiến trên Y5Cafe thì tôi thấy lý do ông GĐ Vina BMT đưa ra rất thiếu thuyết phục.
Thứ nhất ; những cán bộ kế toán của ông thừa hiểu về nguyên tắc kế toán, nếu hàng đã bán theo hợp đồng mua bán thì hoá đơn không thể ghi là “tạm tính giá” được, mà phải ghi xuất bán theo hợp đồng số ….ngày…/…/… Ông T nói là ghi theo thói quen thì càng khó chấp nhận. Ở đây chỉ có thể là khi bà Ng xuất hàng nhập vào kho ông T thì vẫn xuất HĐơn đỏ nhưng tạm tính giá để lô hàng có chứng từ và xác định được nguồn gốc rõ ràng khi vận chuyển cũng như làm cơ sở để Cty chi tạm ứng 70% giá trị tạm tính đó theo quy định của chính Cty này (khi kí bán thì xuất hoá đơn điều chỉnh chênh lệch giũa giá bán và giá tạm tính). Vậy dù là hoá đơn đỏ do BTC phát hành thì cũng ko thể nói là hàng đã bán. Cũng từ hoá đơn tạm tính này mà bà Ng đã phải nộp thuế theo hđ tạm tính.
Thứ 2; Nếu bà Ng đã bán 18.000 tấn này thì đương nhiên số tiền tạm ứng mấy trăm tỷ kia cũng sẽ được các nhân viên kế toán thu hồi. (ông T nói bán rồi sao không thu hồi nợ tạm ứng ). Không thể có chuyện tiền ứng vẫn còn nguyên Nợ mà số lượng hàng đã bán hết. Giả sử tổng số tiền bà Ng đang nợ Cty Vina BMT đến thời điểm hiện nay là tiền bán 18.000 tấn cà phê thì kế toán sao không nhập giảm nợ theo hoá đơn cho bà Ng, và nếu là tiền bán hàng thì không thể tính lãi được vì ngta lấy tiền bán hàng chứ ko phải ứng hay vay vốn gì mà tính lãi.
Thôi tranh luận một tý cho “zui”. Các tập đoàn tài chính lớn mạnh, các Ngân hàng khủng có hơn 100 năm tuổi còn chết dãy đành đạch, huống hồ…
Bán hàng khi chưa mua được thì điều gì cũng có thể xẩy ra..!
Tiền tỷ mà nói ghi theo thói quen. Nghiệp vụ còn non thế a?
Có hơn 20 tỷ đồng tiền chênh lệch thôi (gíá bà Ng chốt là 36.200), Vina BMT không lo trả đi, đem nhau đi kiện tụng mất thời gian, uy tín, tiền bạc mà vẫn không thắng kiện đâu, kiện tụng không khéo toà xử là hơn 18.000 tấn cà phê ĐẾN NAY chưa chốt giá và bà Ng chốt giá 50.000 đ/kg thì hơn 200 tỷ đi toi chứ nói gì 20 tỷ.
Chắc Vina BMT muốn vớt vát chuyện nhập nhằng do không có hợp đồng gởi kho, thời gian chốt giá rõ ràng. Uy tín của DN đâu mà làm như vậy, đọc nội dung tin tức đưa ra thì ai cũng thấy được rằng Vina BMT là sai.
Ta là người ngoài cuộc, cũng cảm ơn bà Ng và ông T đã cho chúng ta 1 bài học. Nếu những ai là đại lý kinh doanh cà phê hãy nhìn vào bài học này để rút ra kinh nghịêm, bài học nhớ đời mà không phải tốn tiền học phí, (í quên) phải nhắn tin ủng hộ diễn đàn coi như đóng góp 0,000075% tiền học phí ( lấy 15.000 chia cho 20.000.000.000 đ) con số rất chi là nhỏ! hi hi.
MÊ cà phê
Cô K. Ngọc có phải là cung ứng của công ty ông T không ? Hay chỉ là ” khách hàng” thôi mà sao giỏi thế, được ứng tiền 100% mua 18.000 tấn cà phê để gửi kho ? Thế thì cô K.Ngọc này cũng siêu cầu thủ thật.
Sự việc này xuất phát từ sai lầm KD mà rất nhiều cty mắc phải trong thời gian qua.
Tôi xin chỉ ra như trong bài viết : “Sau đó, công ty hủy chốt giá ngày 9/11/2010 là giá công ty đưa ra, và ký đồng ý cho bà Ngọc bán số cà phê nói trên để trả tiền tạm ứng vay của công ty với thời hạn tới ngày 31/12/2010”.
Tại sao lại có cái thời hạn này ?
Bà con còn nhớ trong bản tin ngày 8/12/2010 khi cà phê đã lên đến 34.500 đồng thì quan chức Vicofa, Cục Chế Biến và các thương nhân nổi tiếng ở ĐakLak cho rằng cà phê sẽ hạ nhiệt vào kỳ cuối năm dương lịch và Tết Nguyên Đán xuống chỉ còn 30.000 đồng/kg nên các DN trong nước không thu mua để “chờ giá xuống…”
Vì dự đoán như vậy nên mới có cái gia hạn 31/12 cho cô Ngọc.
Nhưng đến ngày 31/12 giá không xuống 30 hay không ở 36,2 như đang tranh chấp mà lên 37,2 nghĩa là tăng 1.000 đ/kg, tức là Cty mất thêm ít nhất 18 tỷ. Tất nhiên là Cty không chịu mất và cứ kéo dài thời gian ra nữa.
Hỡi ôi! Người tính không bằng trời tính.
Giá cà phê cứ lên theo đạn đạo của súng đại bác và bây giờ là 50, nghĩa là Cty phải trả cho bà Ngọc thêm 234 tỷ ngoài số tiền chốt theo ngày phát sinh tranh chấp vì hàng còn đâu nữa, Cty bán sạch rồi. Có ngủ mơ cũng không ai nghĩ sự thể lại đến nước này.
Tôi nghĩ là như vậy, xin trao đổi.
Ý kiến của nông dân cà phê rất chính xác.
Cứ để cho người ta ôm hàng còn mình cứ ngồi tính lãi, làm ăn vậy là quá khỏe, 2,2% chứ ít gì.
Đến khi cà phê lên người ta không chịu chốt mà cứ để cho tính lãi. Vậy thì kêu ai bây giờ.
Đồng ý với bác là người tính không bằng trời tính.
Xử thì dễ ẹc, thi hành án mới khó, lấy gì mà thi hành đây?
Danh dự, uy tín, sự nghiệp, tiền bạc, xe cộ… sắp sửa đội nón ra đi.
Tất cả cổ đông của công ty 4-5 năm nay chưa được nói, nghe đâu cũng chuẩn bị lên đạn… bóp cò !
Thôi rồi lượm ơi…
Trong kinh doanh có thắng có thua, nghe nói Vinacafe năm trước xuất bán giá cao sau đó giá cuối vụ đi xuống nên cty lãi vài trăm tỷ. Năm nay giá đi lên, hầu như 100% các doanh nghiệp có nghiệp vụ kí gửi đều thua lỗ còn các doanh nghiệp mua đứt thì 100% thắng.
Theo tôi dự báo năm nay lại một năm vỡ nợ dây chuyền trên Tây nguyên và kéo theo lại có một gói mua tạm trữ để tránh tình trạng các cty lớn của quốc doanh đổ bể.
Trong kinh doanh có thắng có thua nghe nói Vinacafe năm trước xuất bán giá cao sau đó giá cuối vụ đi xuống nên cty lãi vài trăm tỷ. Năm nay giá đi lên hầu như 100% các doanh nghiệp có nghiệp vụ kí gửi đều thua lỗ còn các doanh nghiệp mua đứt thì 100% thắng. Theo tôi dự báo năm nay lại một năm vỡ nợ dây chuyền trên Tây nguyên và kéo theo lại có một gói (mua tạm trữ) để tránh tình trạng các cty lớn của quốc doanh đổ bể.
Ban Biên tập trân trọng với những phản hồi của bạn Nguyễn Đăng Đoàn và một số bạn.
Nhưng vì phản hồi của các bạn không phải là ý kiến mà là những thông tin, sự kiện nên BBT không thể cho hiển thị vì chúng tôi không có bằng chứng cụ thể. Các bạn thông cảm.
Mong nhận được những ý kiến tham gia diễn đàn của các bạn. Thân ái.
Cái lý sẽ thuộc về kẻ có quyền, có tiền hay có thế lực. Đó là lẽ đời !
Thấp cổ bé họng thì ráng chịu thôi. Để mà xem.
Đồng ý với bác này. Kẻ nào mạnh sẽ thắng.
Nhưng bạn Lý Sự ơi, lần này cái lý lại thuộc về kẻ thấp cổ bé họng như bà Ngọc đấy. Ngày 15/9/2011, toà án xử cho bà Ngọc thắng kiện rồi. Việt Nam mình vẫn còn công lý chứ bộ!
Đồng ý. Nhưng cho dù mọi người nói gì tôi tin chắc bà Ngọc ko thể thắng được Vina BMT đâu. Nếu có thắng thì để đến hồi giá cà phê xuống 35,000 thì cũng cười trừ.
Về chuyện này bà con trên Y5 mình bàn cho vui trong lúc nông nhàn. Tôi nghĩ vụ việc rồi chẳng tới đâu, sẽ chìm xuồng thôi. Số tiền quá lớn mà, nó sẽ giống cái phim trên tivi mà ông đạo diễn cho để cái khẩu hiệu dán trên tường “việc gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Coi tivi rồi nghiệm ra thì vở kịch này cũng vậy thôi. Giấy tờ, bút tích còn rành rành ra đó mà họ còn cãi nhau thì cái lý sẽ thuộc về ai. Ông bà mình ngày xưa nói “vô phúc mới rủ nhau ra đình”. Kiểu này những ai nghèo như nông dân cà phê thì cũng có được một chuyện để mà mơ mộng. Hạ hồi phân giải bà con nhỉ?
Nếu đối tượng của việc tranh chấp không có mặt để tranh chấp thì sự việc sẽ như thế nào ? có thể kéo dài vài năm và tuyên bố hết thời hiệu tranh chấp, có thể xảy ra như vậy không ? không đơn giản chút nào bà con ơi, vì đã có nhiều vụ xảy ra và cuối cùng là… chìm xuồng, nhờ vào việc cứ kéo dài thời gian ra mãi !
Thôi hòa giải đi là nhanh nhất.
Thời gian gần đây có một số ý kiến phản hồi của bà con trên Y5 không được BQT cho hiển thị. Thiết nghĩ đó là những ý kiến trung thực, khách quan vì không nhằm có lợi cho riêng ai mà chỉ góp phần thêm giúp bạn đọc biết và rõ hơn vấn đề để có cái nhìn đúng đắn cho riêng mình, và bà con rút kinh nghiệm trong cuộc sống. Có thể vì áp lực hay lý do nào đó không tiện nói nhưng tôi tin Y5 không vì thế mà nhụt chí khí, không mạnh dạn hơn. BQT nên cân nhắc, vì sau lưng còn có công lý và bà con. Các thế lực tiêu cực không dám dở trò côn đồ như đã dở tối hôm kia … vì mọi việc xảy ra đều phải có nguyên nhân.
DIỄN ĐÀN THẬT THÚ VỊ !
Mình là người đam mê cafe, đến giờ mới phát hiện ra.
Mình ở BMT và đã từng XD kho xưởng cho Vinacafe, nên có thấy một số khía cạnh khác của Vinacafe mà bà con có thể không biết. Mình cũng từng là nông dân cafe chính hiệu.
Trong sự vụ này, qua phân tích của mọi người trên diễn đàn, cũng như nhận định riêng của mình thì sự việc coi như hai năm rõ mười.
Còn về việc BQT không đăng một số ý kiến của bà con (về sự vụ tranh chấp nêu trên mà mình không rõ ý kiến đó như thế nào) thì theo mình có một số ý kiến như sau: Diễn đàn của chúng ta là của những người yêu thích cafe yêu thích vị đắng của cafe, nên những bình luận phân tích, đóng góp ý kiến để chúng ta cùng nhau hiểu rõ vấn đề ở nhiều khía cạnh nhiều cách nhìn nhận khác nhau một cách trầm tĩnh như “tính cách của giọt cà phê đắng”, chứ không tranh cãi đúng hay sai bởi điều đó đã có pháp luật làm rõ, cũng như không bàn luận đến một cá nhân cụ thể.
Chúng ta hãy cùng nhau góp những ý kiến nhằm giúp cho người nông dân chúng ta làm ra hạt cà phê đắng được hưởng những quả ngọt cà phê.
Lần đầu tham gia diễn đàn nếu có gì không phải xin bà con “đại lượng khoan hồng”!
Khi mở trang web của Vinacafe BMT ra chúng ta thấy dòng chư: UY TÍN-CHẤT LƯỢNG-HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN. Vậy mà khi đụng đến số tiền tỷ thì chẳng thấy uy tín gì cả. Tôi thì chẳng bênh vực bên nào hết, nhưng nếu đọc tin tức đã đưa ra thì Vina BMT sai chắc chắn rồi. Có thể bên trong còn nhiều uẩn khúc, chắc có rất nhiều người biết.
Đề nghị BQT đăng hết tất cả các tâm tư của bà con để mọi người cùng biết hết sự thật trắng đen ra sao mà rút kinh nghiệm.
Một DN tiêu biểu cho ngành nghề cà phê VN như Vinacafe BMT mà để xảy ra sự việc khiếu nại của ICONA-Cafe của Tây Ban Nha thì quả là đáng tiếc thật. Hy vọng Vina BMT vì danh dự của chính mình và của cả ngành cafe Việt mà sớm tìm cách khắc phục.
Buôn bán có lúc này lúc khác là lẽ thường tình của nghề kinh doanh. Uy tín không dễ mà mua được đâu!
Vụ “… của ICONA-Cafe…”@ Sáu Toàn thông tin thêm cho bà con hiểu và nhập cuộc với. Tôi chưa nghe cái VỤ này. Cảm ơn!
Bác này không chịu đọc hết các thảo luận. Ngày 09/05/11 bác Anh Tiến có nói về Icona rồi đó, bác mở lại coi.
Cảm ơn Nông dân cà phê.
Tôi được biết theo xếp hạng của Tổ chức Cà phê Quốc Tế thì Cty Cổ phần Đầu tư XNK Cà phê Tây Nguyên – Vinacafe BMT là công ty kinh doanh cafe đơn lẻ lớn nhất toàn cầu. Để có được vị thế này trên thị trường quốc tế không phải là điều dễ dàng.
Mong công ty sẽ có phương hướng để giải quyết vụ ICONA-Cafe của TBN một cách tốt đẹp, thỏa đáng cho cả 2 bên. Chúc công ty vẫn vững vàng vì thương hiệu cà phê Việt Nam, xứng đáng với cái tên Vinacafe của mình.
Nếu nói công ty Vinacafe BMT là 1 công ty: UY TÍN-CHẤT LƯỢNG-HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN thì tại sao 1 việc của 1 doanh nghiệp như thế lại không giải quyết được để phải kiện nhau ra tòa như thế. Có phải chăng công ty đang làm xấu đi hình ảnh của ngành cafe Việt Nam.
Lãi nhiều quá, nên cũng lú lẫn mất thôi. Mở mắt ra là sếp Tiến thấy 1tỷ đồng không cánh mà bay.
Nếu thanh lý toàn bộ tài sản của VINA thời điểm hiện giờ, cũng không đủ trã tiền lãi của một năm. Riêng số lượng hàng hao hụt 500-600 tấn/năm, bay đi đâu thì không ai biết. Hỏi có mấy cái VINA thì gánh cho nổi, nên làm không nổi thì… cho dân đỡ khổ.
Đây là bài lâu nay của Ông Tiến, Ông Nhu ấy mà; Ông này nếu vậy không từ bài nào đâu. Được biết chị Ngọc có ông anh trai rất thân với Ông Tiến nhưng thân để vay tiền thôi. Nhiều CBCNV bị ông ép phải ra đi lắm rồi (vì biết nhiều quá các phi vụ của ông ta ấy mà). Thậm chí bây giờ Ông Tiến còn không làm sổ cổ phiếu cho Cổ đông và còn không trả tiền lãi nữa cơ.
Nhiều người đang định khiếu nại Ông Tiến về Cổ phần đấy. TCT Cà phê Việt Nam có biết không? Bộ NN và PTNT có biết không?
Họ biết cả đấy, nhưng ông Tiến vẫn còn lắm tiền nhiều của lắm nên bịt miệng chứ gì. Bao nhiêu năm nay ông Tiến thu nhặt được nhiều lắm rồi, vợ con cho đi ra nước ngoài cả rồi ý mà. Nếu không có ai bao che thì theo tôi công ty ông Tiến đã phải thanh tra tài chính lâu rồi.
Cây kim để trong bọc lâu ngày cũng bị lòi ra. Dơ tay che trời, có che mãi suốt đời không?
Vấn đề bây giờ là ai sẽ thanh toán cho bên khiếu kiện? Cổ đông chắc chắn không chịu móc túi ra bồi thường cho Cty đâu.
Bà Ngọc đòi cho được cục nợ này cũng khướt.
Mới nghe tin chiếc xe trị giá 2 tỷ bị đối tác xiếc nợ rồi. Sắp sửa dùng kế kim thiền thoát xác đây!
Bà con nhanh chóng kiểm tra lại mình đi kẻo hối ko kịp.
Hôm nay 15/9/2011, tòa án TP. Buôn Ma Thuột đã ra phán quyết công nhận số cà phê gây tranh cãi nói trên là của cô Ngọc gửi kho ông Tiến chưa bán mà chỉ thế chấp để vay tiền và trả lãi. Ông Tiến phải có trách nhiệm trả lại số cà nói trên cho cô Ngọc và cô Ngọc phải có trách nhiệm trả lại số tiền ứng cả gốc lẫn lãi cho ông Tiến. Mọi tranh chấp khác xảy ra thì xử lý trên sự tranh chấp sau phán quyết này.
Dư luận chờ đợi phán quyết của tòa lâu lắm rồi để biết rõ chân tướng của sự việc cũng như biết về con người.
Cuối cùng chân lí vẫn phải đúng là sự thật!
Hoan hô tòa án tp BMT ! Công lý đúng chính là sự thật.
Chưa hạ màn đâu, mới hết tập 1 thôi. Bà con đợi xem còn nhiều tập nữa, hấp dẫn lắm đó.
Hàng trăm tỷ đồng mà kết thúc đơn giản vậy sao?
Hơn tháng nay bà Ngọc đâu dám chạy xe máy ra đường, cần đi đâu phải gọi taxi quen vào tận sân nhà đón đưa đi. Nó đã xách súng bắn rồi thì nó còn sợ gì. Tai nạn luôn rình rập ở ngoài đường, ai biết đâu mà lường trước sẽ có chuyện gì.
Cuộc đời mà, ai biết mafia ở đâu để tránh?
Sếp Tiến thua rồi.
Không biết rồi đây có ai dám gửi kho và Cty sếp Tiến để rồi rơi vào vòng kiện tụng như bà Ngọc nữa không biết. Khiếp, doanh nghiệp lớn mà làm ăn như thế thì tin sao được.
Chúc mừng bà Ngọc, đôi khi công lý cũng thuộc về kẻ yêu đấy các bác nhỉ? Pháp luật vẫn con công minh và đáng yêu đấy chứ.
Tui biết ngay mà, xưa nay tui thấy toàn chèn ép người khác hoặc ra tay cứu vớt theo kiểu Bá Kiến cứu Chí Phèo để rồi biến nó thành tay chân của mình, bị ràng buộc ko thoát ra được, những sợi dây vô hình cột chặt lắm.
Tui thực sự có niềm tin vào công lý rồi các bác ạ.
Nghe vậy cũng mừng cho bà Ngọc, đó cũng là phần thưởng xứng đáng thôi, thú thật tôi và một số người cũng đã bi quan.
Nghe nói phiên xử ngoại trừ người đại diện theo pháp lý, hầu như có mặt gần đủ hết CNV công ty, chỉ thiếu sếp trưởng, xếp phó thôi, nhưng như vậy cũng đủ rồi.
Giá cà phê hơi xuống so với ngày khởi kiện, nhưng không có gì để phàn nàn. Điều đáng quan tâm lúc này là cà phê đâu ra mà trả cho bà Ngọc. Phải chi mềm mỏng với nhau khi cà phê đang 36.000đ thì bây giờ có phải trong ấm ngoài êm không? Thiện tai!
Vị đắng cà phê.
Cafe đắng sao ai cũng nghiện.
Qua vụ này cảm thấy ngán cà phê.
Ai được ai mất…
Không ba chìm bảy nổi
Nhưng là 18000 tấn lênh đênh
Uống xong còn muốn uống nữa
Biết bao giờ mới sợ cà phê
45. 50 ngàn ai còn mà bán
Nhìn chợ mạng nhảy nhót thấy cho vui
Ai được ai mất…
Cà lên rồi cà lại xuống
Thôi đành vác cuốc ra lô
Quên đi:
Gửi vào thì dễ
Lấy ra hơi…
Phiền
Thôi xin đừng uống ca…fe.
Phiên xử cũng buồn tẻ, bên bị kiện thiếu vắng luật sư, thiếu vắng những người không nên vắng. Lẽ phải đã nằm bên nguyên đơn rồi. Nhưng phải nói Tòa rất kiên quyết và công tâm. Ôi, người khổng lồ Google, thời oanh liệt nay còn đâu…
Bác Văn Hinh theo dõi sát sao quá, cảm ơn Bác. Không phải bên bị đơn thiếu luật sư đâu. Sếp Tiến đã mời rất nhiều luật sư, trước khi đến ai cũng to còi hết vì chỉ nghe sếp Tiến trình bày một chiều. Nhưng khi nhìn vào hồ sơ rồi thì các luật sư rút lui trong im lặng, một đi không trở lại các bác ạ.
Nghe đâu, sếp Tiến còn cho lập 01 bộ hồ sơ giả cho rằng bà Ngọc đã bán cà phê, tuy nhiên bộ hồ sơ đó không được chấp nhận vì không có chữ ký của bà Ngọc! Luật sư không thể cãi cùn mà bảo vệ cho những kẻ tham lam được.
Trong phiên tòa vắng những người lẽ ra không nên vắng, vì họ sai rồi không dám phơi mặt ra cho thiên hạ chửi nữa. Tòa án Buôn Ma Thuột công minh lắm!
Nếu ai không được tham dự phiên tòa ngày 15/9/2011 là một thiệt thòi lớn các bác ạ. Ông Đường hùng hổ tuyên bố sẽ “chạy” cho bằng được, vì cậy thế Cty lắm tiền, quan hệ rộng nên đại diện cho Cty ra cãi cùn (mặc dù trong nội bộ thì ông Đường thừa biết bản chất của vụ việc), sau đó bị chất vấn nhiều quá mặt ông Đường dài như cái bơm và méo xẹo thật là tội nghiệp. Nghe đâu sếp Tiến muốn dừng chân để đàm phán ngay từ đầu nhưng sếp Đường không ủng hộ vì họ cậy có tiền sẽ mua được tất cả, hơn nữa sau vụ này sếp Đường muốn đánh bóng tên tuổi của mình, tạo uy tín với các cổ đông để họ bầu lại chức Tổng giám đốc cho ông (mục đích vụ lợi riêng ấy mà).
Theo tôi, vậy là đã đủ rồi, không nên kéo nhau lên tòa phúc thẩm làm gì nữa, chỉ thêm phần nhục nhã và lại một lần nữa làm mất uy tín của Cty đối với những bạn hàng mới mà thôi. Mùa kinh doanh lại đến rồi, nên im lặng, đàm phán lại mà xin bà Ngọc chia sẻ một ít với Cty trong giai đoạn khó khăn là hay nhất. Đó là ý kiến của riêng tôi !
Giá như các vị lắng nghe ý kiến của mọi người một cách thực sự. Giá như ý kiến của tôi được hai bên tham khảo thì sự thể đã theo hướng tích cực hơn cho cả đôi bên. Giờ thì còn nói gì nữa khi đã dắt nhau ra tòa, như bát nước đã đổ đi làm sao hốt lại !
Thần thiêng nhờ bộ hạ mà thần chết cũng vì bộ hạ, người xưa nói cấm khi nào sai.
Giờ còn chuyện về cổ phần và đại hội nữa. Có lẻ Cty đã đến hồi mạt vận hay sao?
Cả gan phát biểu công khai? Có còn coi pháp luật là gì không?
Là doanh nhân nổi tiếng cần làm ăn minh bạch và sòng phẳng. Để mất niềm tin khó dành lại được thị phần. Qua vụ này bà con cần cảnh giác hơn.
Điều chắc chắn nhất là không có gì chắc chắn, đơn giản chỉ thế thôi.
Đây là vụ án lớn nên rất nhiều người mua bán cafe ở BMT quan tâm theo dõi từ đầu.
Những ai tham dự phiên tòa mới thấy việc cãi chày cãi cối của bị đơn tại tòa chỉ làm trò cười cho thiên hạ, tự đánh mất mình như: Biên bản đối chiếu công nợ giữa 2 bên là “để cho biết”. Hai bên mua bán không có văn bản, chỉ “thỏa thuận miệng”. Hóa đơn ghi tạm tính thì Cty “không biết”. Cty xuất hóa đơn mua không cần bà Ngọc ký vì Cty xuất để thu nợ. Về đối chiếu công nợ giữa 2 bên thì “không yêu cầu giải quyết trong vụ án này”, mặc dù đây là cơ sở để bà Ngọc khởi kiện…
Nói chung, diễn biến tranh tụng tại tòa có lúc gây cười làm mất tính trang nghiêm của phiên tòa. Người quan tâm chỉ chú ý kết quả tòa tuyên là công nhận số cafe trên Cty nợ bà Ngọc, buộc Cty phải trả và phải chịu án phí (không nhỏ). Nghe nói phía Cty đang làm thủ tục kháng cáo.
Uy tín của Cty vốn đã giảm sút khi có tin về vụ kiện và càng giảm sút hơn nữa trong dư luận sau phiên tòa. Buồn thay cho cafe Việt !
Bác nói án phí phía Cty chịu không phải là nhỏ? Khoản này có qui định cụ thể của pháp luật rồi, không ai tùy tiện đặt ra được.
Thế này nhé: Căn cứ khoản 2 điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH qui định về án phí, lệ phí tòa án, cụ thể Cty phải chịu án phí là 0,1% giá trị tranh tụng, là bao nhiêu? 0,1% của hơn 18.000 tấn là hơn … và cộng thêm (?) lệ phí tòa án nữa là… đi tong gần cả tỷ. Lắm tiền thì cứ kháng cáo, mỗi lần tòa là một lần lệ phí, án phí, cứ thế mà kháng. Vô phúc thì đáo tụng đình mà.
Thật là họa vô đơn chí!
Bất đắc dĩ bà Ngọc mới đi thưa kiện, con kiến mà kiện củ khoai. Qua diễn biến phiên tòa mới thấy Cty quá đáng, ăn không nói có cho người ta đã bán 18.200 tấn cà phê rồi, không có một chữ nhỏ để chứng minh. Vậy thì mua của bà Ngọc 18.200 tấn với mức giá áp đặt bèo như vậy có phải là ăn trên mồ hôi nước mắt của nhân viên mình không? Các bạn thử làm phép tính sơ sơ 18.200 tấn x cho 2 triệu đồng/tấn là bao nhiêu? Trốn thuế và ăn lời cũng chính là con số này, sau khi bán 18.200 tấn rồi thì phải biết là Cty thanh toán hoàn ứng giảm tiền gốc công nợ và lãi là bao nhiêu chứ (mua bán đơn phương như vậy thì bà Ngọc sẽ phải chịu lỗ quá nhiều) khoản thiệt hại này chắc chắn sẽ phải treo thêm lại số công nợ đã treo lơ lửng 3 năm nay.
Không nên trách Ông Đường trong vụ này. Ông không biết ngọn ngành sự vụ, ngay cả việc xác định nợ >18.000 tấn cà phê cũng cãi là chỉ có duy nhất là 1 loại cà xô trong khi biên bản đối chiếu còn sờ sờ ra đó ai cũng biết. Hãy hình dung sư việc này giống như Cty đi mượn vàng, do không còn vàng đảm bảo mà khi người ta đòi thì vàng lại lên giá quá cao.
Mua được trên 18.000 tấn cà phê các loại không phải dễ, lên bờ xuống ruộng, rủi ro quá cao. một Cty kinh doanh nhà nước cần một ban bệ và chi phí quản lý cỡ nào để mua bán được số hàng này? Nếu Cty tính toán trả tiền chi phí thu mua >18.000 tấn cà này cũng không phải ít tiền đâu.
Cũng may cho bà Ngọc, nếu thua kiện coi như đời đi Pháp, một khoản nợ khổng lồ sẽ phải trả cho Cty 10 đời không đủ, án phí, chưa nói đến danh dự và oan ức rửa không bao giờ hết. Tòa muôn năm!
Bạn này nói chuyện mắc cười thật. Ông Đường không biết ngọn ngành thì làm sao thay mặt bị đơn để tranh tụng trước tòa? Không biết gì cả mà cố cãi thì không chỉ làm trò cười thôi đâu. Bạn hãy đọc ý kiến của Mai Thi ở trên thì rõ hơn. Diễn đàn không phải để dành cho ai muốn nói gì thì nói đâu bạn ạ.
Để cho người ta nói vài tiếng lấy điểm với sếp mới chứ bác. Sao lại khai ra chuyện sếp Đường xui sếp Tiến xù, đó chỉ là chiêu độc để cạnh tranh uy tín thôi mà. KD là phải cạnh tranh thì làm sếp cũng phải cạnh tranh chứ!
Ôi thật buồn cho Ly cà phê Ban Mê, thương hiệu và niềm tự hào có từ khi ta còn uống ly cà phê tự rang xay thưởng thức cùng cây Ghita thùng và bản nhạc Trịnh. Đập vỡ cây đàn…
Ly cà phê không muốn nói. Nói làm chi thêm buồn.
Bạn Luật thi vị thật.
Ai cũng hiểu chỉ ông Đường cố tình… không hiểu… nghe mà buồn thê thảm quá.
Tôi theo dõi và nghe ngóng vụ này lâu rồi nhưng chưa dám có ý kiến gì. Theo tôi biết, trước khi khởi kiện, cty mời bà Ngọc ra dàm phán nhưng…“Đoạn này bị kiểm duyệt vì không phù hợp nội quy gởi bài” …Thế đấy các bác ạ. Hoan hô thẩm phán dũng cảm!
Tui cũng theo dõi vụ này từ đầu, kết quả tòa xử là tiếng thở phào của rất nhiều người, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là không thấy chú Vịnh trong BQT có ý kiến thảo luận gì? Hình như chú biết khá rõ vụ này mà.
Giờ tòa án BMT kết luận rồi, chú thấy sao?
Chiều này sao có nhiều ý kiến đến mình vậy ta.
Bạn Hòa Thắng đã có ý hỏi thì tôi xin trả lời ngắn gọn thế này.
-Đúng là cả hai bên tôi đều biết, thậm chí biết khá chi tiết cũng như biết nội dung sự việc.
-Quan điểm của tôi là đàm phán, hòa giải như một số ý kiến trên diễn đàn vì hai bên vốn rất thân nhau: anh bà Ngọc là bạn ông Tiến và ông Tiến là sếp của bà Ngọc. Chỉ tiếc là để vụ việc đi quá xa. Có lần tôi hỏi bà Ngọc “tại sao không hòa giải được?” thì câu trả lời là “Vì ông ấy là sếp mà muốn chiếm đoạt của em số tiền quá lớn, thôi để tòa xử”. Tất nhiên mình cần tế nhị vì chuyện không phải của mình.
-Có lẽ các bạn thông cảm vì sao tôi không có phản hồi và không nên hỏi nữa vì tòa xử rồi.
-Còn bạn hỏi tôi thấy gì về kết luận của tòa. Không lẽ tôi phản đối, trên cơ sở nào. Hay tôi vỗ tay hoan hô vì tòa xử công minh. Không công minh sao gọi là tòa, mà vỗ tay hoan hô cũng được chứ, ai cấm tôi!
-Điều quan trọng nhất là tôi muốn giữ cho Y5Cafe có sự vô tư và khách quan trước mọi vụ việc.
Vậy thôi nhé!
Qua chú Vịnh kể, tôi thấy có 2 ý :
1. Lời của bà Ngọc : “Vì ông ấy là sếp mà muốn chiếm đoạt của em số tiền quá lớn, thôi để tòa xử”. Xem ra bà Ngọc vẫn còn nể vì ông Tiến là bạn của anh mình, lại là sếp của mình nên cũng có ý nhân nhượng. Nhưng không thể nhân nhượng khi số tiền bị chiếm đoạt quá lớn, ai cũng vậy thôi, nên mất cơ hội hỏa giải.
2. Một số ý kiến cho rằng vụ việc sẽ bị chìm xuống, bà Ngọc sẽ thua… thực sự là không khách quan. Điều này là do niềm tin của 1 số người cho rằng lẽ phải sẽ không trụ nổi khi mà một phía quá mạnh, quá nhiều tiền, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” mà. Thậm chí tòa đã xử xong mà bà con vẫn còn bàn tán “giá nào cũng chơi, cở nào cũng chơi, chơi tới cùng…” đúng là không khách quan, suy diễn vỏ đoán. Như chú Vịnh là hợp lý nhất, lắng nghe và tin vào sự công minh của tòa, và trên hết là cho Y5Cafe chú nhỉ.
Nghe bà Ngọc thắng kiện, dân trồng cà phê ở BMT đều mừng lắm, vì chúng tôi cứ nghĩ con kiến mà kiện củ khoai thắng làm sao được. Nhưng trong vụ này pháp luật đã biết bảo vệ lẽ phải, người dân càng tin tưởng vào sự công minh của pháp luật lắm. Nhưng rồi đây bà Ngọc cũng phải hết sức cẩn thận, vì ông Đường phó tổng giám đốc ngang nhiên công bố: ”CTY to thế này mà thua à, bao nhiêu cũng chạy, giá nào cũng chơi”. Chúng tôi không biết rồi mấy vị ở tòa phúc thẩm có công minh được như mấy vị ở tòa sơ thẩm không nhỉ?
Chào bạn Thu Thuỷ! Khi đọc những ý kiến phản hồi của bạn tôi thấy bạn nói có lý và việc ông Đường tuyên bố như thế không phải là lần đầu tiên đâu … tôi cũng nghe nói công ty đã kháng cáo. Tuy thế, tôi vẫn tin vào pháp luật bạn ạ. Tôi nghĩ, nếu ông Đường tham gia đại diện cho Công ty tại phiên toà phúc thẩm nữa thì chúng ta cần phong danh hiệu “Anh hùng” cho ông Đường mới phải (anh hùng trong việc cãi cùn và chai mặt đấy mà).
Tuy thế, tôi lại nghe dư luận phản ánh là công ty kháng cáo để cố tình kéo dài thời gian, chờ giá cà phê xuống để cân đối nợ cho bà Ngọc là huề đấy mà. Tôi nghe bạn Thanh Tâm nói công ty mời nhiều luật sư lên nhưng họ đều bỏ về vì không thể bảo vệ cho những kẻ tham lam ăn trên mồ hôi nước mắt của người dân, đó là những luật sư có lương tâm, không phải vì tiền, vì lợi ích riêng mà cãi chày cãi cối như ông Đường đấy các bạn ạ. Trong vụ này bà Ngọc có mời luật sư nào bào chữa cho không nhỉ? Ai biết thông tin dùm, xin cảm ơn !