Bong bóng hàng hóa toàn cầu bắt đầu vỡ?

Giá dầu trên thị trường New York và London ngày 5/5 giảm hơn 8%, mức giảm lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá dầu New York rơi xuống còn 100USD/thùng.

thi-truong-hang-hoa

Đồng thời, giá kim loại như vàng, bạc, đồng đều giảm mạnh, các mặt hàng như bông, ca cao, cà phê cũng bị bán tháo, thị trường hàng hóa chịu tác động toàn diện. Mọi người không ngừng hỏi: lẽ nào bong bóng hàng hóa đã bắt đầu vỡ?

Đối với thị trường dầu mỏ, tình hình nhu cầu khá bi quan, thông tin nguồn cung có thể tăng và đồng USD tăng đều trở thành động lực khiến giá dầu sụt giảm.

Một loạt số liệu mà Mỹ công bố gần đây nhất đều cho thấy, thị trường việc làm Mỹ yếu ớt. Sau khi Công ty xử lý số liệu tự động Mỹ công bố số liệu việc làm tăng mới của các cơ quan tư nhân không được như dự đoán, hôm 5/5, Bộ Lao động Mỹ lại một lần nữa thông báo rằng, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước bất ngờ tăng vọt, điều này đã phủ mây đen cho báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 4 sắp được công bố vào ngày hôm nay (6/5). Theo giới phân tích, thị trường việc làm Mỹ cải thiện chậm, thậm chí có chiều hướng xấu đi, khiến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế u ám, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2011 có thể không đạt được mức 3,5% như dự đoán trước đó.

Mỹ là nước tiêu dùng dầu thô lớn nhất thế giới, viễn cảnh kinh tế của nước này ảnh hưởng trực tiếp tới những dự báo của nhà đầu tư về nhu cầu dầu thô trong tương lai. Ngoài ra, trong phạm vi thế giới, việc kinh tế châu Âu đối mặt với nhiều vấn đề, tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi chậm lại đều khiến nhà đầu tư không thể lạc quan trước nhu cầu dầu thô. Hơn nữa, giá dầu thô từ đầu năm tới này leo thang khiến giá xăng dầu, đã bắt đầu ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, giá dầu cao khiến tiêu dùng xăng của Mỹ sụt giảm trong 6 tuần liên tiếp. Nhu cầu suy giảm khiến nhà đầu tư bi quan về thị trường trong tương lai, khiến giá xăng dầu sụt giảm đáng kể.

Về phía cung ứng, sau khi Mỹ công bố mức tăng trưởng mạnh của lượng dầu thô tồn kho vào tuần trước, thông tin ngày 5/5 cho biết, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có thể cân nhắc việc tăng sản lượng. Mặc dù sau đó OPEC đã phủ nhận tin đồn tăng sản lượng, nhưng theo lời ông Raymond Cubbon, giao dịch viên của Sàn giao dịch dầu thô New York: “thông tin này đã khiến tâm lý hoang mang của nhà đầu tư gia tăng, trực tiếp đẩy giá dầu lao dốc”.

Sau nhiều ngày sụt giảm, tỷ giá USD đột nhiên chuyển hướng tăng mạnh so với các tiền tệ chủ yếu khác, khiến giá dầu càng thêm thảm hại. Hôm qua, việc Ngân hàng trung ương châu Âu ECB giữ nguyên mức lãi suất 1,25% cho thấy, bất chấp áp lực lạm phát, trong thời gian ngắn EU sẽ không nâng lãi suất, đồng USD vì thế có được động lực gia tăng. Mặc dù Cục dự trữ liên bang Mỹ FED duy trì chính sách đồng USD yếu, nhưng trong thời gian ngắn, đồng USD vẫn có sức hấp dẫn hơn so với các tiền tệ khác.

Sự sụt giảm hàng hóa đầu tiên bắt đầu từ bạc. Kim loại quý được thị trường coi là kênh đầu tư quan trọng này đã chạm mốc cao kỷ lục vào ngày 29/4 vừa qua, đứng mức 4860USD/ounce. Biên độ tăng trpng 3 tháng đạt 81%. Nhưng sau đó liên tục đi xuống, cho đến này đã giảm mất 25%. Giá bạc trong 3 phiên giao dịch gần đây lao dốc, tổng cộng giảm 19% và nhanh chóng ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa khác.

Chủ tịch Công ty đầu tưu United Icap – ông Walter Zimmermann cho rằng, đây có thể là dấu hiệu bong bóng thị trường bắt đầu vỡ. Theo ông này, việc FED duy trì chương trình nới lỏng tài chính định lượng QE2 đã gây tràn ngập thanh khoản, một lượng vốn lớn dường như đang đổ vào các thị trường hàng hóa trong cùng một thời điểm, khiến thị trường xuất hiện bong bóng. “sự sụt giảm thị trường hàng hóa hiện nay là do trước đó đã tích lũy quá nhiều vốn đầu tư, bong bóng hiện nay đã bắt đầu vỡ”. Ông Zimmermann dự đoán, sự suy giảm này sẽ tiếp tục trong nhiều tháng.

Ông Cubbon cũng cho rằng, sau khi Mỹ tuyên bố thủ lĩnh tổ chức Al Qaeda Osama bin Laden bị tiêu diệt hôm 1/5, nhà đầu tư bắt đầu đánh giá lại những rủi ro của thị trường hàng hóa. Theo ông, nhiều nhà đầu tư cho rằng, giá hàng hóa như dầu thô hiện nay quá cao, đã tích tụ nhiều rủi ro. “Phần lớn nhà đầu tư lựa chọn cách rút lui khỏi thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ”.

Tuy nhiên, cũng có nhà đầu tư cho rằng, thị trường hàng hóa sụt giảm là hành vi ngắn hạn. Theo nhà phân tích thị trường J.J. Burns, về dài hạn, sau khi Mỹ kết thúc QE2, thị trường chứng khoán sẽ đứng trước một cú sốc, thị trường hàng hóa như dầu thô sẽ trở thành mặt hàng đầu tư thay thế, do đó giá hàng hía sẽ lại tăng trở lại.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. tieutu_niemkimco

    Chuyến này ông Giám đốc điều hành Howard Schultz của Tập đoàn cà phê lừng danh thế giới Starbucks Corp liệu có đúng không ?
    Kết hợp “hỏa mù” kiểu này thật nguy hiểm, trận chiến giá cả này bà con sẽ tính sao đây?
    Có nên buồn không nhỉ khi những ngày tới giá cà phê có thể rớt tới giá 25 ngàn đồng?
    Có nên cười không nhỉ khi những ngày tới giá cà phê có thể lên tới giá 60 ngàn đồng?
    Có nên vui không nhỉ khi giá hiện hành bây giờ là 49,4 ngàn đồng?
    Buồn, vui, sướng, khổ, thường tình thế thôi!

  2. Công Bằng

    Theo tui thấy ông này hù chúng ta thôi. Tui thấy giá cà còn lên nữa bằng chứng là hôm nay cho dù lượng bán khá cao kết hợp với đồng đô la tăng giá và giá dầu … giảm mạnh mà giá vẫn tăng đó thôi. Ông đoán mò vậy thôi mà. Ngày mai giá lại tăng. Vậy là vui rồi

  3. Nông dân cà phê

    Giá hàng hoá ngày 5/5 giảm mạnh, cà phê cũng vậy, bong bóng hàng hoá bắt đầu vỡ. Tuy nhiên do cung không đủ cầu trong tương lai nên giá cà phê hôm nay vẫn tăng. chúng ta vẫn tin tưởng trong tương lai gần giá cà phê sẽ 60.000 đ/kg

Tin đã đăng