Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12.2.2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến.
Có vẻ như, doanh nghiệp kinh doanh cà phê nội và ngoại, các đại lý thu mua cà phê, nông dân trồng cà phê đang là những đối tượng quan tâm nhất đến dự thảo này. Một phần vì cuộc tranh luận về việc doanh nghiệp nước ngoài tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang hồi nóng bỏng.
Xem thêm: > Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị Định số 23/2007/NĐ-CP
So với Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17.7.2007 do Bộ Thương mại ban hành về cùng nội dung, dự thảo Thông tư lần này vẫn giữ nguyên quy định: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu không được lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu. Nghĩa là, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thu mua cà phê thông qua các đại lý có giấy phép kinh doanh, chứ không được lập cơ sở thu mua trực tiếp trong người dân.
“Chúng ta đang tạo thêm tầng nấc trung gian một cách hợp pháp giữa người nông dân và người mua hàng, khiến cho giá trị hàng hóa của người nông dân phải cõng thêm chi phí cho giai đoạn trung gian”, một chuyên gia hàng đầu về cà phê, quản trị trang web Giacaphe.com bình luận về chủ trương này. Ông cũng không quên nhắc lại mục tiêu của Bộ Công thương khi thành lập Trung tâm mua bán cà phê Buôn Ma Thuột là để cho hàng hóa của nông dân có con đường ngắn nhất đến với thị trường thế giới và cho rằng quy định như dự thảo Thông tư đang đi ngược với mục tiêu đó.
Cũng theo vị chuyên gia này, 70% dân số sống với nông nghiệp phải được hưởng lợi nhờ những ưu thế sẵn có từ hội nhập. Ông nêu vấn đề: thống kê niên vụ cà phê 2010-2011, 15 doanh nghiệp nước ngoài đã mua hơn 40% lượng cà phê của Việt Nam, trong khi khoảng 150 doanh nghiệp trong nước do thiếu vốn và giá mua thấp hơn nên không mua được lượng hàng này. Nếu chúng ta không kịp gia nhập WTO thì 40% lượng hàng đó của nông dân sẽ ra sao và được bán với giá như thế nào? Đây là một câu hỏi rất dễ trả lời!
Xuất khẩu cà phê với giá quá rẻ chính là căn bệnh kinh niên của các doanh nghiệp trong nước từ hàng chục năm nay, mà cấm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp mua cà phê để xuất khẩu chính là dung dưỡng cho căn bệnh này kéo dài thêm và cũng có thể nặng thêm, chuyên gia thương mại Nguyễn Đình Bích phân tích trong một bài viết mới đây của mình.
Ông nhấn mạnh: điều này cũng có nghĩa là sẽ tiếp tục hy sinh không chỉ quyền lợi của quốc gia, mà cả quyền lợi của nông dân sản xuất cà phê hiện nay, những người có công đầu đưa cà phê Việt Nam lên ngôi á hậu làng xuất khẩu cà phê thế giới, nhưng lại là đối tượng thiệt thòi nhất trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, kinh doanh xuất khẩu và chế biến cà phê.
Nếu ko có các DN nước ngoài vào mua, để cho các DN trong nước thì chắc là giá cà phê vụ mùa vừa rồi chỉ ở chừng 27 đến 28 ngàn thôi, vì DN trong nước có cách làm kinh niên (phần vì thiếu vốn, phần vì ko có tầm nhìn phân tích về cung cầu thị trường như DN ngoại) nên cứ đầu mùa thu hoặch là đua nhau bán non, sau đó mua ép giá của nông dân miễn sao các công ty có ăn lời tiền chênh lệch trên đầu tấn là được (ví dụ đầu mùa chốt gía 30 ngàn sau đó tính mua của dân khoản 27 ngàn như vẫn làm lâu nay, nhưng vì có DN ngoại nên ko tự tung tự tác được mới kêu là DN ngoại làm trái luật) chứ DN trong nước ko quan tâm tới lợi ích của người trồng càphê một nắng hai sương cực khổ. Chỉ vì thiếu vốn mà DN trong nước bán giá thấp cuũng được miễn là có lời (vì giá thấp thì dn đỡ phải vay vốn) .Nước ta đã hội nhập rồi thì mong sao phải có những luật thông thoáng hơn và để cho dân được hưởng lợi từ hội nhập đó,ko nên có những luật mập mờ làm rào cản mà người nông dân phải chịu thiệt vì luôn bị độc quyền ép giá như việc làm lâu nay của dN Nội.
Làm vậy là đúng chứ , để bà còn bán với giá thấp như mấy năm trước thì thật là thất đức .
Thôi coi như việc đã rồi nông dân không còn kêu ca được gì nữa? Bây giờ các DNNN và nông dân chúng ta chỉ còn cách lách luật thôi có trăm ngàn kế chứ không phải là bế tắc, quan trọng là nông dân có hợp tác với nhau không? ví dụ chúng ta đưa caphe lên sàn và giao dịch với DNNN chẳng hạn, có thể lập nhóm, hội nông dân hay HTX và bán thẳng DNNN. Nhưng muốn làm phương kế này thì ít nhất chúng ta phải có một quỹ tín dụng. Riêng tôi mùa thu hoạch tới tôi sẽ đưa caphe lên sàn.