Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) chính thức khai trương sản phẩm hợp đồng cà phê robusta kỳ hạn vào lúc 14 giờ ngày 11/03/2011.
Đăng ký Thành viên
Thành viên của Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột có 3 loại: Thành viên đăng ký bán là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được BCEC cấp quyết định công nhận tư cách Thành viên được phép thực hiện giao dịch tại BCEC.
Thành viên kinh doanh là tổ chức, hộ kinh doanh được BCEC cấp quyết định công nhận tư cách Thành viên được phép thực hiện giao dịch tại BCEC.
Thành viên môi giới là các tổ chức được BCEC cấp quyết định công nhận tư cách Thành viên cho phép thực hiện giao dịch thay cho Khách hàng.
Điều kiện làm thành viên kinh doanh
- Là tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề: mua bán, sản xuất, chế biến cà phê.
- Có kinh nghiệm kinh doanh trên các sàn giao dịch hàng hoá thế giới (nếu có).
- Vốn điều lệ/vốn đầu tư: Tối thiểu 75 tỷ đồng (đối với giao dịch cà phê kỳ hạn).
- Chủ nhiệm Hợp tác xã, Giám đốc/Tổng giám đốc có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực sản xuất, mua bán cà phê, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, tài chính – ngân hàng (đối với giao dịch cà phê kỳ hạn).
- Chủ nhiệm Hợp tác xã, Giám đốc/Tổng giám đốc có bằng đại học trở lên.
Hợp đồng giao dịch cà phê robusta kỳ hạn
Điều khoản | Hợp đồng Kỳ hạn niêm yết |
Hàng hóa giao dịch | Cà phê Robusta loại R2B |
Thời gian giao dịch | Giao dịch khớp lệnh liên tục: Từ 14h00 đến 17h00Giao dịch thỏa thuận: Từ 14h00 đến 17h00 |
Ngày giao dịch | Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật Lao động Việt Nam |
Địa chỉ giao dịch | Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, số 153, Nguyễn Chí Thanh, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkTrụ sở của các Thành viên môi giới |
Cơ chế khớp lệnh | – Khớp lệnh điện tử, liên tục- Khớp lệnh thoả thuận |
Giá niêm yết | VND/kg |
Bước giá | 10 VND/kg (20.000 VND/lô) |
Khối lượng giao dịch | Giao dịch khớp lệnh liên tục: tối thiểu 01 lô (02 tấn)Giao dịch thỏa thuận: tối thiểu là 9 lô (18 tấn) |
Khối lượng mỗi Hợp đồng (lô) | 02 tấn (2.000 kg) |
Tháng hợp đồng niêm yết | Niêm yết 6 tháng hợp đồng liên tiếp |
Biên động giao động giá trong ngày | +/- 4% so với Giá tham chiếu của phiên giao dịch liền kề trước đó |
Ký quỹ giao dịch | Tương đương 15% giá trị Hợp đồng |
Ký quỹ đặc biệt | Từ ngày Thông báo đầu tiên, mức ký quỹ của các hợp đồng chuẩn bị đến hạn giao hàng được nâng lên gấp ba (03) lần so với ký quỹ giao dịch thông thường |
Ngày giao dịch cuối cùng (LTD) | Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước Tháng giao hàng |
Ngày thông báo đầu tiên (FND) | Ngày làm việc đầu tiên của 05 ngày làm việc cuối cùng của tháng trước Tháng giao hàng |
Thời gian đăng ký giao hàng | Từ ngày Thông báo đầu tiên đến 9h00 của Ngày giao dịch cuối cùng |
Khối lượng đăng ký giao hàng tối thiểu | 18 tấn (tương đương 9 Hợp đồng) |
Loại cà phê giao nhận | Cà phê Robusta loại R2B (đen vỡ không quá 5%, tạp chất không quá 1.0%, độ ẩm 13%, kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S13)Cà phê Robusta loại: R1A, R1B, R1C và R2A được giao theo giá hợp đồng cộng với một khoản tiền tương ứng mức chênh lệch phẩm cấp chất lượng do Trung tâm quy định trong từng thời điểm. |
Địa điểm giao hàng | Tại hệ thống kho hàng của Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột |
Ngày tất toán giao nhận hàng và thanh toán tiền | Ngày làm việc thứ 3 của Tháng giao hàng |
Loại và tiêu chuẩn chất lượng cà phê được phép giao nhận
Loại | Mã Hàng hóa | Tiêu chuẩn chất lượng |
Loại 1 | R1A | Đen vỡ không quá 2%, tạp chất không quá 0.5%, độ ẩm 12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S18 và 99%/S16.Giá thanh toán: Giá hạch toán + chênh lệch.Chênh lệch = 3.54% * giá hạch toán +50 đ/kg (Chi phí chế biến) |
R1B | Đen vỡ không quá 0.4% (Đen: 0.1%, vỡ: 0.3%), tạp chất không quá 0.1%, độ ẩm 12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S16 và 99%/S13.Giá thanh toán: Giá hạch toán + chênh lệch.Chênh lệch = 4.91% * giá hạch toán +217 đ/kg (Chi phí chế biến) | |
R1C | Đen vỡ không quá 2%, tạp chất không quá 0.5%, độ ẩm 12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S16 và 99%/S13.Giá thanh toán: Giá hạch toán + chênh lệch. Chênh lệch = 2.74% * giá hạch toán +50 đ/kg (Chi phí chế biến) | |
Loại 2 | R2A | Đen vỡ không quá 3%, tạp chất không quá 0.5%, độ ẩm 12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S13.Giá thanh toán: Giá hạch toán + chênh lệch. Chênh lệch = 2.24% * giá hạch toán +50 đ/kg (Chi phí chế biến) |
R2B | Đen vỡ không quá 5%, tạp chất không quá 1.0%, độ ẩm 13%, Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S13.Giá thanh toán: Bằng giá hạch toán. |
Điều kiện, tiêu chuẩn đưa ra khó quá. Thôi suốt đời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thôi. Không có gan, nên không bao giờ giàu được. Đầu tư cho con cái ăn học, sau này ” Con hơn cha thì nhà có phúc”.
Tại nhà tớ không có vốn, thêm vào là bìa đỏ cho người quen mượn, chứ không tớ đã bảo ba mẹ tớ thu cà phê lúc cà đang thấp. Giờ giá lên tung ra, tuy chưa phải mức cao ngất ngưởng nhưng cũng lời rất nhiều.. Thế nên làm gì cũng phải có vốn dày.. Nghèo mãi cứ nghèo là thế.. Tớ ở BMT !
Thành viên kinh doanh mà cũng đòi bằng ĐH? Hãy tránh xa chỗ này ra Ngài tỷ phú BILL GATES nhé!
Vì sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn là một sản phẩm tài chính, nên đòi hỏi những đối tượng tham gia giao dịch trực tiếp với BCEC phải am hiểu về thị trường và nhận biết các rủi ro của thị trường để đảm bảo cho thị trường vận hành một cách Ổn định – An toàn và Minh bạch. Nên các điều kiện BCEC đã tính đến yếu tố phòng ngừa rủi ro cho thị trường.
Nếu là nông dân hay nhà đầu tư có thể mở tài khoản tham gia với BCEC qua các Thành viên môi giới của BCEC tương tự như tài khoản đầu tư chứng khoán .
Tại Đắk Lăk:
– CÔNG TY TNHH ANH MINH – 86 Ngô Quyền, Tp.Buôn Ma Thuột, Ðắk Lắk -ĐT: 0500.3950715
– CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI GIỚI GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM – 153 Nguyễn Chí Thanh, phường Tân An, Tp.Buôn Ma Thuột – ĐT: 0500. 3877776
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
– CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI GIỚI VIỆT, địa chỉ 187 Trần Bình Trọng, phường 3, quận 5, TPHCM, điện thoại: (848) 66.780.797 – (848) 66.780.726, Fax: (848) 62.610.676, website: http://www.brokerviet.com.vn .
Nếu cần thêm thông tin về BCEC, xin vui lòng liên hệ: Phòng Quản lý Thành viên – Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột – 153 Nguyễn Chí Thanh – Thành phố Buôn Ma Thuột – Điện thoại: +84.500.3877555 – 0903559111 – Fax+84.500.3877474 – Email: cuongld@bcec.vn.
Tóm lại là nông dân vẫn phải vào tay các cò kéo mới mong được giao dịch.
Doanh nghiệp lên sàn còn bị gãy răng đo ván, nông dân làm sao mà am hiểu thị trường cũng như sàn nên ai mà cho lên. Thôi bà con ơi. sân chơi này không phải dành cho bà con đâu. Bác nào muốn tham gia thì nhớ về xin bà xã tiền đi học lấy bằng xóa mù đại học đã nhé!
Giao dịch cà phê khó như vậy thì làm sao cà phê của nông dân có thể lên sàn giao dịch được?
Kính chào bà con.
Tôi thường theo dõi quý bà con bình luận chuyện này chuyện khác, tuy nhiên chưa có ý kiến đóng góp xây dựng chia sẽ cùng bà con trồng trồng cà phê nói riêng và nganh cà phê nói chung trên diễn đàn này. Theo tôi, để hạn chế chi phí đầu tư cũng như bán cà phê sao ch đạt giá cao nhất thì chúng ta nên tập hợp nhiều hộ gia đình lại và hoạt động theo loại hình kinh tế hợp tác xã “kiểu mới”. Thuê Giám đốc (có bằng cấp chính quy hội đủ tiêu chuẩn) về kinh doanh cho chúng ta. Như thế cà phê của chúng ta sẽ lên sàng được thôi. Từ đó “Nông dân” lên đời.
Có ai đọc điều kiện:
Vốn điều lệ/vốn đầu tư: Tối thiểu 75 tỷ đồng
Bà con ới ời ơi,
Theo tôi có một số điểm bà con chúng ta nắm chưa kỹ về vấn đề sàn giao dịch, cho nên có khi nói hơi quá lời, đây là một định hướng đúng và có lợi cho chính bà con Nông dân mình đấy, BBT Y5 Cafe sẽ có bài viết sớm để giải thích thêm cho bà con trồng cà phê về sàn giao dịch sau khi tham khảo thêm ý kiến và thông tin từ sàn.
Tuy nhiên trong khi chờ đợi mong bà con hiểu rằng sàn giao dịch New York và London đã có lịch sử hàng trăm năm, sàn giao dịch Thượng Hải của Trung Quốc cũng ba chìm bảy nổi có khi tưởng chết hẳn mới có được sự hoàn thiện và hiệu quả như ngày hôm nay.
Chúng ta có được lợi thế nhờ ra đời sau cho nên trả giá cho sự hoàn thiện sẽ ít hơn, nhưng không có nghĩa là hoàn thiện ngay được, sự đóng góp ý kiến từ khắp mọi vùng trồng cà phê là cần thiết, tuy nhiên chúng ta nên có lời lẽ sao cho ai cũng có thể tiếp thu.
Chúng tôi hứa sẽ có bài viết giải thích thêm vấn đề này cho rõ ràng hơn sau khi tổng hợp những ý kiến có tinh thần xây dựng từ bà con.
Em là một sinh viên và em cũng muốn kinh doanh kiếm lãi. Nhà em trồng cà phê nhiều lắm. vậy em muốn tìm hiểu rõ hơn về cách đầu tư thế nào cho có lãi thì có ai hướng dẫn cho em biết đầu tư như thế nào không ạ? (có gan to thì mới làm giàu được)
Là nông dân làm cà phê gần 30 năm mình thấm thía cảnh giá cà phê khi xuống thì đứt từng khúc ruột mà lúc lên thì thấp thỏm thót tim như ôm tài sản ngồi vào chiếu bạc trông chờ cơn đen đỏ! Khi bán xong dù giá nào thì 3 ngày sau vợ chồng lại có đôi chút lủng củng.Thật là một nghề mang lại cho con người quá nhiều lo lắng. Mình thấy viêc tham gia sàn giao dịch có thể tốt hơn nhưng không có đủ những điều kiện để làm thành viên.Xin thật lòng nhờ KINH VU giúp theo cách cầm tay chỉ việc để mình và bà con khác có thể tham gia được thì rất biết ơn.Chúc KINH VU,THỊNH CÒI và toàn Y5CAFE ngày càng thành công mang lại nhiều thêm lợi ích cho nông dân. KC
Chúng tôi là một thành viên của Trung tâm giao dịch cà phê BMT, xin chia sẻ với bà con mấy ý như sau:
Để quản lý và vận hành đồng thời tạo ra một thị trường để mọi người vào chơi được thì Sàn sẽ nắm một số các tổ chức có khả năng đáp ứng yêu cầu về tài chính và pháp lý (là tổ chức có giấy phép kinh doanh mặt hàng cà fê và vốn điều lệ …), những tổ chức này là người tạo ra thị trường tuân thủ những quy định và chịu sự giám sát của Sàn. Các tổ chức đáp ứng được yêu cầu như trên đồng thời có nguyện vọng tham gia được Sàn công nhận thì gọi là thành viên, gồm có thành viên kinh doanh (TVKD) và thành viên môi giới (TVMG). TVKD được giao dịch mua bán cafe qua sàn, họ sẽ đưa ra thị trường những lệnh mua lệnh bán phục vụ cho nhu cầu của họ. TVMG là thành phần trung gian ko thực hiện mua bán cho mình, họ là người phát triển thị trường, kết nối những người có nhu cầu mua bán lại với nhau, đại diện cho những tổ chức cá nhân ko phải là thành viên được giao dịch.
Còn lại tất cả những tổ chức, cá nhân nào muốn giao dịch qua sàn nhưng ko muốn làm thành viên hoặc ko đủ điều kiện thì sẽ thông qua các TVMG để tham gia và được gọi chung là Khách hàng. Vấn đề là ở chỗ này, lâu nay chúng ta rất có thành kiến với nghề môi giới ( dân gian gọi là cò). Nhưng thực tế cho thấy bà con ta trong cuộc sống hằng ngày đôi khi rất cần họ nhưng lại rất miệt thị họ. Thôi tôi xin ko bàn thêm. TVMG của Sàn hoạt động cũng tuân thủ rất nghiêm ngặt những quy định và chịu sự giám sát của sàn. Thông qua TVMG các bạn sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng và mua bán tại Sàn.
Mọi cách thức kinh doanh đều có sự may mắn và rủi ro, quan trọng là cảm nhận của bạn về vấn đề mà bạn quan tâm, nếu bạn chưa rõ lắm về nó thì ta có thể tìm hiểu thêm.
Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc tại :
Công ty CP Môi giới giao dịch hàng hoá Việt Nam
ĐT 0500 3877776, DĐ 01283840728
Email info@vncb.com.vn
Tôi nghĩ không nên đưa ra quy định, muốn lên được sàn cần có bằng đại học. Chúng ta đang cố gắng mở cửa hội nhập, nếu người nông dân có đủ khả năng hãy để họ được giao dịch trực tiếp, nếu họ đảm bảo được những cầu về tài chính và pháp lý (pháp lý ở đây cần phải xem lại). Tôi không có bằng đại học, nhưng tôi có 100 tỉ VNĐ, hỏi: tôi có thể giao dịch trực tiếp không? trả lời: anh giỏi thế sao không “chạy” kiếm cái bằng đại học !
Khi đưa ra tiêu chuẩn hoặc điều kiện để tham gia tư cách thành viên, người ta đều có lý cả. Tuy nhiên ở ta, người ta quá lạm dụng vào điều đó, trong khi một bằng cấp nào đó với người thiếu tự trọng là điều quá dễ dàng. Hãy tin vào năng lực, đừng quen kiểu tiêu chuẩn! Có thể ta chưa quen nhưng hãy mạnh dạn như thường khuyến khích: dám nghĩ, dám làm…!!!
Biên động giao động giá trong ngày +/- 4% so với Giá tham chiếu của phiên giao dịch liền kề trước đó . Tui không hiểu sao chỉ là +/- 4% mà không là 8% hay 20%, cái đó phải tùy thị trường quyết định chứ