Ngày 28-2, tại buổi họp Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) cho rằng, ngành cà phê cần chú ý đến việc nâng cao sản lượng cà phê hòa tan, cà phê rang xay từ 20.000 tấn/năm lên 100.000 tấn/năm trong thời gian tới.
Điều này quan trọng không kém trong việc tìm nguồn vốn ổn định cho việc phát triển cà phê bền vững.
Theo Hiệp hội Cà phê – ca cao Việt Nam (Vicofa), nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan sẽ tăng cao. Vì vậy, cần sớm có những chiến lược để thích ứng và tận dụng lợi thế về ngành hàng của mình.
Theo Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, để nâng năng suất cà phê lên 2,4 tấn/ha (hiện nay gần 2,1 tấn/ha), ngành cà phê phải đầu tư ít nhất 14.000 tỷ đồng để tái canh gần 180.000 ha diện tích cà phê già cỗi, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông, điện…
Để có vốn, Chủ tịch Vicofa Lương Văn Tự cho rằng, nên tính đến việc thu phí xuất khẩu (khoảng 10USD/tấn) nếu giá cà phê thị trường thế giới 1.800-1.900USD/tấn trở lên.
Dự kiến mỗi năm có khoảng 10 triệu USD để tái đầu tư và phát triển ngành cà phê mà không lo thiếu nguồn vốn.
Bổn củ soạn lại, chiêu cũ lại dở ra!!!!
Hể cà phê lên giá 1 tí là lại bu vào!!! Khi cà phê 4.000 đồng/ kg thì có thấy ai trợ giúp chi đâu?
Vậy xin hỏi ông là phát triển bền vững là phát triển làm sao? Chi phí về phân bón theo giá thị trường, chịu 30% cho các tầng nấc, công ty đại lý trung gian. Dầu tưới còn cỏng theo phí giao thông, có nghĩa là kéo ống tưới trong vườn cũng chịu… phí giao thông? Cà phê chúng tôi tự trồng, nước chúng tôi tự kiếm. Sâu bệnh chúng tôi tự chịu, khi ra hạt cà phê chúng tôi còn phải chịu trừ lùi về giá, chịu lãi cho nhiều tầng nấc công ty, đại lý. Cà phê chúng tôi đẹp, các đại lý công ty còn trộn thêm hàng đểu vào để tăng lợi nhuận và cuối cùng bị phạt, hạ giá chúng tôi lại… chịu!!!
Có ai đến để cứu giúp chúng tôi không?? Còn ông nói để phát triển giao thông, thủy lợi, điện thì tôi nghe…hơi quá rồi đấy vì những ngành đó có kinh phí riêng, có Bộ Trưởng riêng, việc gì ông phải dài tay quá vậy?
Ông nói để tăng tỷ lệ chế biến từ 20.000 tấn lên 100.000 tấn thì tôi nghe cũng hơi bị… kỳ kỳ đó, nếu ông lo lắng như vậy sao nhà nước lại bán nhà máy cà phê Biên Hòa cho ông Trung nguyên ???
Cuối cùng, không phải vì thu 10 đô/ tấn mà tôi có ý kiến, vì tôi chả ảnh hưởng là bao. Đóng góp cũng là tốt nhưng phải có tác dụng khi người ta hứa hẹn.
Sao tôi nghe giống như tiếng cười góp của mấy anh nghiện rượu nặng mỗi khi có cỗ bàn ???
Còn nhớ năm 1994 khi giá cape 2.700USD thì nhà nước cũng phụ thu 100USD phí xuất khẩu, cái gọi là nguồn phí bảo hiểm để đề phòng rủi ro khi giá xuống thấp. Nhưng 2 năm sau giá tuột khủng, đặc biệt là năm 2001 giá con khoảng 400USD, nông dân lỗ trầm trọng thì cái phí kia cũng biến mất. Lúc đó dư luận cũng nói nhiều vế cái phí đã thu kia nhưng chỉ là cái im lặng của nhà nước. Nay lại thấy giá lên VICOFA nghĩ nông dân được ăn “dày” (lời to) nên lại bịa ra cái phí này lần nữa, cái bổn cũ soạn lại. Tái canh hoặc thâm canh là công việc của nông dân, các nhà chuyên môn nếu có thương thì hãy xuống đồng truyền đạt giúp chúng tôi chứ không phải hô hào rồi bày ra những cái trò này.
Mấy ông Vicofa thu phí để tái dầu tư càphê thì lấy của nông dân chứ lấy ở đâu ra.
Lại thêm một chính sách mới sẽ đổ lên đầu người trồng cà phê. Thế này thì nhà nông làm sao mà thoát nghèo được hả trời.
Hơn 10 năm gần đây cà phê liên tục mất giá. Để giữ vườn cây người nông dân phải thắt lưng buộc bụng một nắng hai sương. Năm nay cà phê được giá nhưng năng suất không cao vậy mà mấy Ông chủ quản ngành cà phê cà phê đã có ý tưởng móc túi của người nông dân rồi, thật chẳng hiểu ra làm sao. Khi giá cà phê xuống thấp không thấy mấy Ông nói tới việc hỗ trợ nông dân. Quản lý ngành theo kiểu ” Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi” thì làm sao người nông dân bớt khổ và ngành cà phê Việt nam lớn mạnh được?
Tôi nghĩ là không khả thi. Rồi cuối cùng tất cả lại đổ hết lên đầu người dân… dân ta mãi khổ thôi.
Lại thêm một cái “TÁT” vào mặt người trồng cafe…
Lại thu phí xuất khẩu! Thu phí xuất khẩu để tái canh cà phê (!?)
Ai tái canh cà phê? Các hộ nông dân tự bỏ vốn tái canh, còn thu phí xuất khẩu thì ai nắm giữ?
Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức nào giữ phí xuất khẩu có điều tiết lại cho nông dân để tái canh không? và điều tiết bằng cách nào? hộ nông dân được hưởng lợi gì từ nguồn quỹ này khi tái canh?
Tốt hơn hết để các hộ nông dân tự tích lũy vốn khi giá lên để tự tái canh cho vườn cà phê mình, còn hơn là khi tái canh chẳng thấy cơ quan nào tổ chức giúp đỡ, nếu có thì thủ tục rườm rà khó khăn, trễ lịch canh tác! HÃY KHOAN SỨC DÂN!
Đề nghị bà con cho biết ý kiến thêm
Thu phí xuất khẩu thực chất là thu phí của nông dân, doanh nghiệp chẳng thiệt hại gì, thật tội nghiệp.
Không biết ông Tự có hay vô diễn đàn này không? Nếu ông chịu khó đọc trên diễn đàn này thì rất có lợi khi ông đưa ra quyết định hay giải pháp nào. Muốn thu phí xuất khẩu để tái đầu tư cho cây cà phê thì phải có phương án cụ thể, minh bạch, rõ ràng mà tốt nhất là nên đầu tư trước rồi thu phí sau. Chứ đừng như ông xăng dầu: “kéo đường ống tưới nước trong vườn cà phê cũng thu phí duy tu đường bộ.”
Mới có chút mật mà ruồi đã muốn bu rồi các bác ơi !
Thu phí xuất khẩu cà phê để làm gì? Ai quản lý phí và sử dụng tái đầu tư như thế nào? Mấy năm trước giá cà phê thấp, người nông dân thiệt và tự lo. Nay giá cà phê cao lên tý chút nhưng mọi cái đều đổ lên đầu người trồng cà phê như: phân bón, xăng, dầu và các thứ chi dùng khác… Giá cà phê có lên nhưng chưa lên bằng các loại khắc, người trồng cà phê chưa bao giờ có lãi 30% chi phí. Chỉ có các ông buôn bán và xuất khẩu cà phê mới có lãi lớn thôi. Bây giờ hội nhập, thị trường tự do rồi các ông bà VICOFA không độc quyền được đâu? Các ông không mua xuất khẩu được thì để người khác, doanh nghiệp khác hoặc công ty nước ngoài làm để bà con nông dân nói chung, người trồng cà phê nói riêng được nhờ.
Khuyến khích các mặt hàng xuất khẩu vì nó mang ngoại tệ về cho đất nước . Vậy mà ông Tự bảo phải thu phí. Mà lại là một cái phí hết sức VÔ LÝ vì rằng tái đầu tư là nông dân, mà thu phí là để tái đầu tư. Vậy sau khi thu xong phải chia lại cho nông dân để tái đầu tư. Tôi hỏi ông thu xong rồi chia lại thì thu làm gì cho mệt xác . Hay thu để mấy ông bỏ túi. Mấy ông rổi hơi nên nghĩ ra lắm trò . Nông dân tưới nước cho cà phê cũng bị đánh thuế thủy lợi, được hạt cà về trừ tiền đầu tư, phân bón nước nôi, tiền thuê nhân công thu hoạch. Mà tiền đầu tư nào phải ai cũng có, đa số đi vay thương lái với lãi suất cao, hoặc bán cà non giá chỉ được một nữa so vối thực tế. Ông không thấy người dân cà phê đa số nghèo à, mà còn tính kế ăn chặn.
TÔI PHẢN ĐỐI VIỆC THU PHÍ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.
Là người dân tôi thay mặt cho người trồng cà phê ở tây nguyên lên án cái ý tưởng gọi là “thu phí 10usd/tan xuất khẩu” của ông Lương Văn Tự đề xuất. Nói chung là trăm dâi lại đổ đầu tằm, cuối cùng lại chỉ có người trồng cà phê gánh chịu mà thôi! Khi giá cà phê xuống thấp sao không có ai lên tiếng trợ giá cho người dân, mà nay giá mời nhích lên vì sản lượng cà phê của người dân bị mất mùa thì đủ các loại truy thu… như vậy là sao…?
Xin chào các bác.
Hôm qua em có dự buổi họp này của Bộ NN.
Tin trên báo đưa chưa hết ý của người đề xuất nay em nói để các bác rõ hơn bối cảnh chứ không phải thanh minh cho ai cả.
Ông Tự đưa ra lý do thu phí xuất khẩu vì:
-Lượng cà phê do doanh nghiệp nước ngoài xk ngày càng nhiều, hiện đã chiếm đến 40% tổng lượng xuất khẩu. Do đó, thu phí xuất khẩu nhằm trích một phần lợi nhuận của nước ngoài đầu tư cho ngành cà phê.
-Thu phí làm gì? Ông Tự nói rằng người trồng cà phê ít được hỗ trợ trực tiếp, thiết thực. Nếu thu phí đó sẽ đưa vào chương trình nhân giống cà phê chất lượng cao rồi phát không cho người dân nào muốn tái canh vườn cà phê cũ. Vì hầu hết giống cà phê của VN ta là giống không đảm bảo, tự lai ghép,…
Em không được nghe con số 10 USD/tấn cà phê xuất khẩu (có lẽ lúc đó ra ngoài) nhưng như thế thì hơi nhiều. Có lẽ chỉ nên thu 1 USD/tấn thôi vì nếu xk 1 triệu tấn/năm thì chúng ta cũng có 1 triệu USD rồi. Như thế chắc đủ để nghiên cứu nhân giống cà phê chất lượng cao cho bà con.
Anh Mạnh mến! anh biết cái của cho không là như thế nào rồi đấy! Có những dự án cây trồng này nọ, người ta đưa giống, đầu tư vật tư cho dân trồng rồi hiệu quả chẳng ra sao! Dân lãnh đủ còn các ông chủ dự án mất tăm. Thôi đi mấy ông Vicofa. Mấy ông cứ tự làm rồi trình diễn cho bà con xem, nếu hiệu quả dân ta sẵn sàng làm theo ngay, và nếu cứ phải mua giống thì dân ta vẫn cứ bỏ tiền ra liền, các bác cứ làm đi đã rồi hãy nói. Chưa làm đã muốn lấy tiền bà con rồi, chán chết ai mà tin nổi các vị nữa…
Gửi bác Tự :
350.000 ha x 1111 cây / ha = 388.850.000 cây
tuổi phải thay là 20 năm.
vậy số cây Ô Tự muốn ” giúp” bà con là 388.850.000 / 20 = 19.442.500 cây / 1 năm !
Việt Nam 60 % là nông nghiệp , nhưng ô tô xe máy mắc nhất thế giới .Gía nông sản thấp nhất thế giới .Nhà nước lại không bảo hộ cho nông nghiệp trong nước , mà bảo hộ cho các cty nước ngoài . Cho nên nông dân VN CÒN KHỔ MÃI .Các vị lâu lâu hiến kế này nọ cuối cùng chúng ta lãnh đủ .
Nếu thực sự như anh Tran Manh nói thì tôi cũng thấy mừng cho ngành cafe VN. Chủ trương là như vậy nhưng mà người tổ chức thực hiện mới là quan trọng.
Hy vọng rằng họ sẽ làm được.
Lại nữa! Có gì mà các bác làm ầm lên vậy? Bài viết trích từ nguồn SGGP ngắn gọn quá nên chưa đủ ý. Tôi còn nhớ có thời điểm giá Cafe rớt thảm hại, chính sách nhà nước đã kịp thời giúp người nông dân như: Cho khoanh nợ ngân hàng, các NH không được thu lãi đối với những dự án đầu tư chăm sóc cafe từ năm X đến năm Y (kg nhớ rõ thời gian). Các bác không tin hoặc chưa để ý đó thôi, cứ tham khảo mà xem. Tôi đồng ý theo Ô Tự gì đó & Phí đó phải mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Không nên xập xí xập ngầu./.
Cafphe mất giá ,caphe bị dịch bệnh có thấy mặt mũi Ông nào đến để chia sẽ tư vấn kỹ thuật cho dân đen chúng tôi đau .Đến nay nghe caphe có giá thì bầy ra cái trò thu thuế xuất khẩu ./Nhưng thật ra mà nói nếu caphe 200000/kg thì thu cũng được.So với năm 1994 1kg caphe mua được 14lit dầu nay 1kg caphe mua chưa được 2.5lit .Thử hỏi các nhà quản lý caphe thật sự là giá cao chưa
Theo tôi thì không cần thu phí này để làm gì cả. Như anh Mạnh nói là ông Tự bảo thu phí để hỗ trợ nhân giống cà phê chất lượng cao à, điều này hơi vô lý. Vì đa phần các giống cà phê chất lượng cao đều do các trung tâm, Viện KHNLN Tây Nguyên, nông dân tự cải tạo vườn… và đây là công trình nghiên cứu của các chuyên gia có nguồn kinh phí nhà nước, mất khoảng 7 – 8 năm mới được công bố là giống chất lượng cao. Tuy nhiên khi có các giống này thì các bác muốn có cũng phải bỏ tiền ra mua chứ không có phát cho người nông dân dâu các bác ạ (công trình 7–8 năm mà phát không à, ại dại mà làm vậy thế). Còn lượng cà phê của các doanh nghiệp nước ngoài tăng là do vốn doanh nghiệp không mạnh nên để họ chiếm ưu thế, nếu doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn tốt thì tôi nghĩ không lo việc XK của doanh nghiệp trong nước thất thế đâu.
Vì vậy tất cả là tự tay nông dân làm ra và hưởng lấy, chúng ta không nên đóng phí làm gì, mà đóng thì có được hưởng gì đâu chứ.
Thu thuế xuất khẩu 10 USD/tấn tức là thu thuế của dân trồng cà phê rồi còn gì ? nhà kinh doanh lại ép mua của nông dân rẻ hơn 10 USD/tấn thôi, tất cả đổ vào nông dân, mồ hôi nước mắt lại sắp tuôn chảy rồi !!!
Theo tôi thì tư duy của bác Tự lâu nay hình như không theo kịp thời đại. Làm lãnh đạo hiệp hôi cà phê mà thấy nông dân bán cà phê được giá không mừng lại còn có nhiều đề xuất vô lí để chèn ép nông dân như thế thì buồn quá. Không thương người trông cà phê thì lấy cà phê đâu mà xuất khẩu. Lấy đâu để thu phí xuất khẩu. Mà cũng chẳng còn hiệp hội cà phê để có ghế cho bác ngồi nữa. Xin hãy có nhiều đề xuất ủng hộ người nông dân .
Nhân giống ra để phát ko cho bà con ư ! Theo tôi thì còn khuya . Chỉ có bà con tay trong tay ngoài của họ là có .Chứ như người dân chúng tôi chắc gì nhận được, mà có nhận được đi chăng nữa chắc gì là giống tốt. Cũng như cách đây 3 năm tôi có mua của hội nông dân ở xã tôi 100 cây caphe ghép kêu bằng caphe giống tốt, lúc đó tôi mua 7000đ/1cay mang về trồng sống được 60cay hi vọng sau nầy lấy chồi để ghép cho vườn caphe nhà mình. Nhưng đến năm rồi cho quả bói thì tôi thật thất vọng, quả còn tệ hơn mà vỏ lại dày hơn vườn caphe nhà mình. Thì bà con ta nghĩ thử mua còn lầm huống chi phát ko
Đúng là: ” thớt có tanh tao ruồi đậu đến , gang không mật mỡ kiến bò chi ” hồi cà phê 4000/kg thì chẳng tổ chức nào buồn nhìn đến cà phê, để cho nhà nông chết sống mặc bây. Năm nay cà phê mới nhích giá một tý ( ở trong thời kỳ bão giá ) thì thấy ông BH Bảo Minh rao bán BH hạn hán, rồi dến ông Vicofa lại tính đến việc thu phí xuất khẩu, không biết rồi đây có những ông nào lại xía vô nữa, thật là tăm dâu đổ đầu nhà nông thôi, khổ ! khổ ! khổ !!!
Không ngủ được, thức trắng đêm, lo quá, cà phê càng tăng càng lo. Lo vì ngày trước giá bấp bênh không ai ngó ngàng. Nay đột biến một tý thi Ô Bảo. Ô Vicô gì đó hỏi thăm sức khỏe nào là bảo hiểm, nào là thu phí… không biết còn gì nữa không? Điều lo lắng nhất của tôi là sau khi bầu cử Quốc hội cho nhiệm kỳ tới, liệu thuế nông nghiệp mà được miễn giảm cách đây 10 năm lại được đặt lên bàn nghị sự của QH? Lo quá!!!
Năm tới phải đóng thêm thuế tài nguyên nước !
Vicofa dự tính thu 10$/1000kg… nghe sao ngớ ngẩn và buồn cười. Tôi đồng ý với” nong dan ca lam “. Mới có hơi mật ,ruồi đã bu… Bác Tự ơi, nông dân chúng tôi cũng cần vốn lắm-để tái canh cà phê, để nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông, điện… và chúng tôi tự quản nguồn vốn thì tốt hơn Bác Tự à.
Mới xem bài viết với cách làm của Vicofa thấy có vẻ vì người làm cà phê chúng ta, nhưng thực ra vì cạnh tranh với DNNN mà thôi! Chẳng biết người làm cà phê lợi gì không chứ xuất hiện bài viết chỗ tôi cà phê giá giảm tức thì 500đ/1kg ( từ 46 ngàn còn 45500đ) nhưng đại lý chỉ thu mua có 45100đ. Vậy thử hỏi Vicofa vỉ dân chúng tôi ở điểm nào đây? Hay vì thua keo này bày keo khác bà con ạ!
Tôi chẳng thấy Ông VICOFA có tác dụng gì trong ngành cà phê cả. Chẳng đưa ra được giải pháp nào cụ thể để giải quyết cho ngành cà phê, cứ thỉnh thoảng lại hội họp VỚ VẨN (Tôi cũng đi họp vài lần thì cũng chỉ thấy lên đọc báo cáo thôi, số liệu thống kê còn sai bét nữa). Vậy đóng phí để làm gì???
Hằng năm, Tôi cũng thấy mấy Ông Vicofa mời mấy Xếp tham quan nước này nước nọ để học hỏi kinh nghiệm. Nhưng đi về rồi chẳng thấy kinh nghiệm đâu cả.
Chưa nói đến việc các doanh nghiệp trong nước hiện nay đang rất khó khăn. Thu thêm như vậy chi phí của các doanh nghiệp sẽ tăng thêm như vậy DN đã lỗ nay lại lỗ thêm.
Hơn nữa, nếu các Ông cho rằng nên đóng 10USD/tấn thì các Ông phải xây dựng xem 10usd đó sẽ làm cái gì, hiệu quả của nó như thế nào chứ không thể CHO RẰNG như vậy được. Và phương án đưa ra nếu không có hiệu quả thì phải như thế nào?? Ai là người chịu trách nhiệm, các Ông cứ vẽ ra lấy tiền tiêu rồi đến hết nhiệm kỳ các Ông nghỉ rồi người lên thay lại đổ cho người CŨ làm. Cứ như vậy ngành cà phê VN bao giờ mới phát triển (À, Tôi còn quên mất một bài nữa là mấy Ông chuyển sang làm bộ phận khác không phụ trách nữa – xem như một cách rút êm đẹp).
Tôi thiết nghĩ, 5USD hay 10USD không thành vấn đề tuy nhiên đồng tiền đó sẽ làm được gì? Có cụ thể hóa được nó không hay chỉ là lý thuyết. Đó là mong mỏi của các DNXK.
Trân trọng.
Cuba ơi, thuế nước tất nhiên là phải đóng rồi bạn ạ. Bạn nhắc đến thuế nước làm tui liên tưởng đến thuế nước hồ IA GLai. Rẫy đầu nguồn đa phần đợt 1 ,2 ngăn suối chảy xuống hồ để tưới còn đợt 3 trở đi nước rút xuống hồ nên đóng thuế nước là đương nhiên. Năm nay, họ muốn thu thuế từ đầu vụ nên cho người chôn cột mốc giới hạn thuộc địa phận hồ quản lý. Hôm 15 tháng chạp họ xây xong cột mốc thì 16 mấy anh em người đồng bào( thuộc đồi đối diện) lấy xà beng hè nhau đào lên và quẳng xuống hồ. Tui có nói anh em làm thế ko đúng đâu. Họ nói : Đất này là cha ông để lại muốn chiếm thì xuống đó mà xây.!!!
Thật là hết thuốc chữa mất rồi. Liệu nhà nước có thu được thuế mấy ông đó không cuối mùa sẽ rõ.
Hoan hô Vicofa
Hoan hô Bác Tự
Giờ thì nhà nông làm cafe chúng em bớt đi được nỗi lo về nguồn vốn tái đầu tư rồi.
Này nhé, em có hai hecta tuổi đã ngoài hai mươi rồi.Cần phải tái canh theo như bác nói.
Này nhé, đập tưới nước nhà em chỉ được một đợt là cạn khô. Ôi được nâng cấp, quá sướng.
Này nhé, đường vào rẫy nhà em mùa mưa đến là tội, xe pháo cứ nằm ỳ một chỗ. Em sẽ đề xuất trải bê tông đi cho nó sướng.
Này nhé, rẫy cafe nhà em cách trạm điện khoảng 5km. Dù giá điện có lên,sử dụng để tưới vẫn rẻ hơn dùng động cơ diesel. Em nhờ bác nói hộ với nhà đèn ưu tiên kéo dây cho em với.
Này nhé……(có tiếng vợ tôi gọi dậy).
ÔI TAN” GIẤC MỘNG KÊ VÀNG”
Mấy ông Vicofa, mấy ổng làm chi không biết. Đó là trang của mấy ổng, nhà nông bọn mình trả tiền cho mấy ổng mà mỗi cái việc báo giá cũng làm không lên thân, thua Y5Ccafe mình xa, xách dép chạy dài. Ấy vậy mà khi cà phê nhúc nhích 1 chút là bám vào lưng bà con mình xâu xé, khi cà phê rớt thì chẳng làm được gì. Anh em ta tẩy chay VICOFA, hiệp hội cái gì, khỏi cần, nhà nước ta không nên dung túng cho những đứa con kiểu như VICOFA nữa!
Các bác thật là, người ta đề xuất như vậy là tốt vì có tốt thì người ta mới đề xuất chứ. Người ta học hành bằng cấp đầy người mới suy nghĩ đượ như vậy, chúng ta làm sao mà bì lại được chứ….
nói như người ngoài cuộc tất nhiên mấy ông vicofa đề xuất như vậy là tốt chứ có ai nói không tốt đâu ! Nhưng tốt cho ai mới được chứ (?)
Là hậu duệ ưu tú của gia đình nông dân, thuộc 9x , nhưng nghe các ngài muốn trích 10usd/1000 tôi nghĩ là không cần đâu vì việc đó có chúng tôi lo rồi (tái đầu tư ấy mà) nên cần nghỉ thôi.
Huhuhu
Mới nói thu 10 đô la một tấn mà chúng sinh ó ré quá đi mất!
Phen này ông lẳng lặng thu 100 đô mỗi tấn! Mà phen này ông rút kinh nghiệm cứ áp dụng theo chiêu thức “dùi đánh đục, đục đánh săng” xem có biết mà kêu rêu!