Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ càphê

Qua tham khảo ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa trình Chính phủ xem xét việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong Dự thảo Quyết định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ cà phê.

Để kiểm soát giá cà phê xuất khẩu, nhất là các hợp đồng giao hàng tương lai và kỳ hạn; kiểm soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá xuất khẩu từ các nhà xuất khẩu và thương nhân nước ngoài, điều cần thiết là các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà phê Việt Nam phải được vay đủ vốn lưu động và có thể chủ động điều tiết lượng hàng bán ra.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, việc hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn không tiến hành tràn lan mà cần có chọn lọc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, có uy tín. Bộ cũng đề xuất những chế tài xử lý doanh nghiệp vi phạm và giao trách nhiệm giám sát cho Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam.

Mặt khác, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua ảnh hưởng tới đời sống của người trồng cà phê, các doanh nghiệp thực hiện thu mua cà phê của nông dân theo hợp đồng với giá cả trên sàn do Ủy ban nhân dân tỉnh và Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam thống nhất quy định.

Về việc có thể hỗ trợ trực tiếp người dân khi có rủi ro về thị trường và giá cả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị trong trường hợp giá cà phê trên thị trường trong nước xuống dưới giá thành sản xuất bình quân, căn cứ vào sản lượng cà phê tiêu thụ trong năm, có xác nhận của chính quyền địa phương, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 100% lãi suất vốn vay cho người trồng cà phê để mua vật tư, phân bón phục vụ quá trình sản xuất và chăm sóc cây cà phê.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề xuất một số chính sách hỗ trợ khác đối với người trồng cà phê như: được ngân hàng giải ngân trực tiếp tiền ứng trước theo hợp đồng giữa người dân với doanh nghiệp và doanh nghiệp nhận nợ với ngân hàng; được vay vốn không có tài sản bảo đảm theo Nghị định 41/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. phu hoang

    Không biết các bộ ngành làm thế nào, chỉ cần giá cả sao cho hợp lý,có chút cơm cháo cho nông dân là hoan hô rồi, chứ cứ để như mấy năm chắc cả nhà đi làm thuê cho cty quá. Chúc bà con ngày càng khấm khá.

  2. hoang thang

    Hoan hô đề xuất của bộ nông nghiệp về chính sách hỗ trộ vốn cho người nông dân, vì có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy chính sách hỗ trợ này có vẻ thoáng. Nhưng từ đề xuất đến hiện thực có vẻ là còn xa lắm. Mặt khác, không biết là nông dân có phải là người trực tiếp hưởng lợi từ đề xuất này hay lại một nhóm gì gì đó thụ hưởng.

  3. tí chuột

    Đúng vậy. Trước giờ chính phủ cũng đều đề ra rất nhiều chính sách hổ trợ cho nông dân. Nhưng nói và làm thì không biết đến bao giờ. Hi vọng trước tình hình kinh tế như hiện nay thì cần có chính sách đẩy nhanh việc hổ trợ cho bà con. Như vậy mới mong nước ta sớm thoát khỏi nghèo đói được, bà con bớt khổ tí.

  4. cà chua kiu

    Mình cũng đồng ý kiến với hoangthang và tí chuột. Mong chính sách sớm đến trực tiếp với bà con nông dân. Chứ năm 2003 hội nông dân tập thể họ vận động mình vào hội, bảo là quyền lợi khi vào rồi được vay tín chấp để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp mà không cần thế chấp bìa đỏ. Vậy mà mình vào hội đã 8 năm nay chưa bao giờ vay được một xu từ ngân hàng chính sách nhà nước

    1. Sự thật

      cà chua kiu nhầm rồi, nông dân thì vay ngân hàng nông nghiệp. Ngân hàng chính sách là để cho cán bộ vay để đầu tư, mua sắm hay xây nhà mua đất. Không tin thì mời xem danh sách người vay ở ngân hàng chính sách sẽ rõ.

  5. vantung

    Ngân hàng nhà nước mà dân vay được tiền thì phải nhờ có cánh mới vay được, không có cánh thì chịu thôi. Vẫn biết về chính sách, lý luận, lý thuyết dân là gốc nhưng người ta lại thích dân làm gốc!

  6. Thuật

    Vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu rất lớn,gần như toàn bộ vốn lưu động được tài trợ bởi ngân hàng. trong khi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta còn thiếu về trình độ quản lý, nắm bắt thị trường, đặc điểm kinh doanh hết sức rủi ro, liều lĩnh. hình thức vay vốn chủ yếu là tín chấp điều này sẽ làm tăng rủi ro cho các ngân hàng cho vay. ý kiến của Bộ Nông Nghiệp cũng rất có lý, với điều kiện chúng ta có những công ty có tiềm lực lớn, có người quản lý, điều hành có trình độ chuyên môn cao chứ không phải như những người hiện tại. Tính chất giao dịch cà phê hết sức phức tạp để kiểm soát được giá cà phê, theo tôi nằm ngoài tầm của các doanh nghiệp nước ta. Với mục tiêu như bộ nông nghiệp đưa ra chỉ có thể phù hợp cho những công ty có vốn nhà nước mà thôi, nếu để các công ty tư nhân làm điều này sẽ không thích hợp, vì họ không đủ khả năng tài chính để trả cho những tính toán sai lầm của họ

  7. Nông dân cà phê

    Nhà nước đầu tư rất mạnh cho NHNo và PTNT (lớn nhất trong các hệ thống các NH) mục đích chủ yếu để cho nông thôn (nông dân) vay vốn làm ăn để phát triển, vậy mà tại sao nông dân vẫn phải đi vay ngoài, vay nóng, bán cà phê non với giá thấp mà lãi suất thì cắt cổ, trong khi đó tài sản của họ thì rất lớn (bình quân mỗi nhà có 1ha đất càphê trị giá 300-500 triệu đồng) khi thế chấp ngân hàng chỉ vay được có 50 triệu đồng, ngược lại nhiều công ty không có tài sản thế chấp nhưng vẫn vay được tiền tỷ. Thiết nghĩ nhà nước nên bỏ chữ CHÍNH SÁCH, hay No &PTNT đi.

  8. le nam

    Tôi đồng ý với ý kiến của Nông dân cà phê, thấy như ở huyện nhà tôi, để được vay tiền của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn bố mẹ tôi phải cho trong cho ngoài thì hồ sơ vay vốn mới được xem xét. Khi cầm tiền ra khỏi ngân hàng phải biếu lại bác giám đốc một ít gọi là để bác uống nước, vậy vẫn chưa hết, cứ đến kì đáo hạn, bố mẹ tôi phải mất một khoản biếu cho bác đi giám định đất. Mình mà chưa kịp biếu là các bác vô tận nhà xin. Nói có vẽ phi lí nhỉ nhưng đó là thật đấy. Vậy chắc mọi người thắc mắc vậy thì tại sao không vay ở ngân hàng khác?À là tại vì ở huyện tui chỉ có ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng Đông Á thì mới có mọt vài năm trở lại đây nhưng ngân hàng Đông Á thì cho vay rất ít chỉ 30trieu/ha thành ra nông dân huyện tôi đã khốn lại khó thêm.

  9. Quôc Hôị

    Các nưóc văn minh người ta khách hàng là thượng đế, còn ở Việt Nam mình thì thượng đế phải là mấy ông ngân hàng có tiền cho vay, còn dân mình nhiều người cũng quá đáng , vay xong nuốt luôn, cho nên ngân hàng người ta cũng sợ, cho nên tiên trách kỷ hậu trách nhân đừng nên trách ngân hàng người ta khó, khó chính là ở mình đấy bà con ạ.

    1. Nông dân cà phê

      Nói như bạn “nuốt” dễ lắm sao? tài sản thế chấp gấp 10 lần số tiền vay ngu gì mà “nuốt”. Tôi thấy những người “nuốt” được thường không có tài sản thế chấp, mà không có tài sản thế chấp thì dễ gì vay được, chắc là đi cửa sau…!!! cái này thì phải trách NH chứ.

  10. Nông Văn Dân

    Chắc tác giả bài báo này viết trong mơ đấy các bác ạ !!! Còn nói như bạn Quôc hôi là oan cho dân chứ ai mà nuốt tiền vay, họa có người ngu, vì số tiền vay chỉ bằng 1/10 giá trị tài sản thế chấp . Nhưng không dễ vay ngân hàng đâu các bạn ơi, phải qua “cò” chứ đâu dễ gì đến ngân hàng mà vay vốn, nếu bạn nào đã đọc báo Đắk Lắk24h thì thấy cò Nguyễn Thị Hoa vay ở ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Tân Lợi BMT đã thu hoa hồng từ 7-10% số tiền vay được, nhiều gia đình mất tài sản, thậm chí chết người vì nạn cò vay ngân hàng. Mong sao khi nào mà người dân đến vay ngân hàng không phải qua “cò” . Thật là trong mơ.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85