Kinh doanh cà phê: “Gà nhà đang đá nhau!”

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ III sẽ diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) từ ngày 10 -13/3/2011. Chúng tôi có cuộc trao đổi cùng ông Y DHĂM ÊNUÔL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xung quanh vấn đề này.

> Cà phê: Được giá vẫn thua thiệt

cà phê Việt Nam
Kinh doanh cà phê: “Gà nhà đang đá nhau!”

Ông Y Dhăm Ênuôl cho rằng, sau 2 lần tổ chức (lần thứ I (năm 2005), lần thứ II (2008)), Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành chương trình xúc tiến thương mại lớn với quy mô quốc gia nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam, góp phần đưa cà phê Việt Nam trở thành một thương hiệu nổi tiếng của thế giới, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vừng của ngành cà phê Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.

– Thưa ông, VN đang là nước sản xuất và xuất khẩu càphê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn chưa tương xứng (khoảng trên 1 tỷ USD mỗi năm), chất lượng cà phê hay khâu xúc tiến thương mại là điểm yếu của chúng ta là nguyên nhân chính ?

Để có thể bán được nhiều cà phê ở mức giá cao, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương thức mua bán cà phê giao sau và bán trừ lùi. Từ đó, phía nước ngoài lợi dụng để ép giá trong nước.

Hiện các DN ngày càng chủ động về vấn đề quảng bá và xúc tiến thương mại đối với cà phê. Tuy nhiên, giá cà phê trong nước chứa đựng nhiều rủi ro do cách kinh doanh của các nhà xuất khẩu trong nước. Để có thể bán được nhiều cà phê ở mức giá cao, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương thức mua bán cà phê giao sau và bán trừ lùi. Từ đó, phía nước ngoài lợi dụng để ép giá trong nước.

Theo phương thức trừ lùi, doanh nghiệp ký hợp đồng với nước ngoài ở một mức giá mà thị trường đang áp dụng, sau đó trừ lùi một khoản. Ví dụ, doanh nghiệp ký với giá 2.200 USD/tấn và mức trừ lùi là 50 USD/tấn thì giá doanh nghiệp nhận bán thực tế là 2.150 USD/tấn. Khoản trừ lùi này là “vũ khí” để doanh nghiệp trong nước cạnh tranh và làm hại nhau. Nếu công ty A trừ lùi 50 USD/tấn, lập tức công ty B trừ lùi 60 USD/tấn. Cứ thế mức trừ lùi tăng dần gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp, nông dân mà cả hoạt động xuất khẩu cà phê của VN.

– Tại sao lại có khoản trừ lùi này, thưa ông ?

Theo các doanh nghiệp, đây là cách ép giá của nước ngoài với lý do cà phê của VN chưa đạt chất lượng vì hái cả cà phê còn xanh… Bên cạnh đó do khả năng tài chính eo hẹp, các công ty trong nước phải bán trừ lùi để có hợp đồng làm căn cứ vay tiền ngân hàng mua cà phê. Mới đây, Hiệp hội cà phê ca cao VN cũng đã lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước không nên liên tục tăng mức trừ lùi các lô cà phê xuất khẩu gây bất lợi cho ngành cà phê VN.

– Vậy làm thế nào để có thể tránh trừ lùi, thưa ông ?

Cà phê VN chiếm 15% tổng lượng cà phê toàn cầu, chúng ta có thể tác động đến giá cà phê robusta của thế giới nếu các doanh nghiệp đoàn kết lại. Thế nhưng giá trong nước luôn bị tác động bởi giá thế giới. Vì vậy cả người trồng và doanh nghiệp cần sự ổn định để giữ giá cao, không nên chạy theo thành tích về số lượng. Cũng với cách bán trừ lùi trên, các doanh nghiệp trong nước đã thua lỗ hàng trăm tỷ đồng trong các năm trước. Khi đó thiệt hại của ngành cà phê không còn là vấn đề riêng của doanh nghiệp, mà người trồng cà phê cũng ảnh hưởng nặng nề.

Để tránh trừ lùi, chúng ta thực sự nghiêm tức rà soát lại chất lượng cà phê, khắc phục những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Nếu chất lượng tốt, đảm bảo nhu cầu trên sàn giao dịch chung của toàn cầu thì họ không có cách nào trừ lùi.

– Thưa ông, Cty cà phê Trung Nguyên đã có ý tưởng và khát vọng đưa cà phê VN trở thành ngôn ngữ chung của thế giới và kênh để quảng bá thương hiệu VN ra thế giới ? Chính quyền của “vùng cà phê” nhìn nhận ý tưởng này như thế nào ?

Về quản lý nhà nước, trên địa bàn chúng tôi rất ủng hộ, đồng thuận và tạo điều kiện cho Trung Nguyên nói riêng cũng như các DN tham gia xuất khẩu cà phê nói chung.

Mong muốn, kỳ vọng của Trung Nguyên cũng là mong muốn và kỳ vọng chung của người Việt, và Trung Nguyên là người khởi đầu, hiện ở VN cũng chưa có DN nào vươn tới sự khởi đầu và suy nghĩ như thế. Tuy nhiên, để đến được của sự mong muốn, kỳ vọng đó vẫn cần phải có thời gian phía trước, và cần có sự đồng thuận của các cấp chính quyền của tỉnh đến TU, sự hỗ trợ tiếng nói chung của các bộ ngành. Nếu không, đích đó sẽ còn xa lắm.

– Ngoài sự đồng thuận, thì chúng ta cần có chiến lược của ngành cà phê trong 5 – 10 năm tới một cách cụ thể, thưa ông ?

Cà phê trong 5 – 10 năm tới ư ? Điều đầu tiên lại phải quay trở lại phải rà soát lại các vườn cây hiện nay, cái nào không hiệu quả thì thay thế bằng giống khác vừa có sản lượng cao, vừa có chất lượng tốt. Đồng thời, rà soát các giai đoạn, đặc biệt rà soát từ khâu trồng, thu hoạch đến chế biến. Nếu chúng ta cứ tiếp tục xuất thô như thế này thì giá trị mang lại sẽ hạn chế, không đạt được giá trị thực. Các DN phải tiếp tục suy nghĩ để chúng ta thiên về chế biến sâu, có các thương hiệu cạnh tranh với thế giới, và cà phê VN lan tỏa ra toàn cầu. Theo tôi, tỷ lệ ít nhất cũng cũng phải 50 – 50 và tiến tới là 70 – 30, giá trị xuất thô còn lại thấp thì cà phê mới thu được giá trị cao.

– Nhưng thực tế mở các cơ sở chế biến cà phê ở thị trường quốc tế không phải đơn giản bởi hàng rào thuế quan của các nước, DN rất cần sự hỗ trợ từ phía địa phương và Chính phủ, thưa ông ?

Y-DHAM-ENUOL
ông Y DHĂM ÊNUÔL

Phía Chính quyền chúng tôi cũng đã có tiếng nói, sắp tới đây trong chương trình hội thảo sẽ có các chuyên gia trong nước và quốc tế cố làm sáng tỏ thêm một phần bài toán này. Bởi lẽ hiện cũng chưa có cơ chế một cách tích cực và rõ ràng đối với cây cà phê ngoài vừa rồi Chính phủ có chính sách tạm trữ thu mua 200 ngàn tấn và tới đây năm 2011 là 300 ngàn tấn.

Và hi vọng rằng cây cà phê – một trong18 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ đô, sẽ có hướng đi tốt đẹp hơn, tránh tình trạng không ít cây được giá, được mùa thì dân lao vào trồng, còn không được giá thì dân lại chặt bỏ.

– Quan điểm của ông, thì để tăng cường chế biến sâu, chúng ta phải đầu tư theo phương thức nào là hợp lý ?

Theo tôi, thiết thực nhất là Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ với tỷ lệ thích hợp, xây dựng nhà máy chế biến sâu có chất lượng mang tầm cỡ quốc gia, đứng được vị trí là xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới. Tất nhiên phải kêu gọi một số DN tham gia. Ví dụ hiện có Trung Nguyên, Vinacafe… nhưng vẫn chưa gom lại thành cái chung mang tính chất quốc gia. Nếu chúng ta thu mua gom được tất cả cà phê nhân khoảng gần 1 triệu tấn mỗi năm, chế biến trước mắt 40% trở thành cà phê bột, chế biến sâu mang thương hiệu chung quốc gia thì sẽ nhanh chóng tháo gỡ được khó khăn hiện nay.

Còn chờ các DN, dù nỗ lực, chiến lược của DN cũng khó theo kịp với tốc độ phát triển của thế giới.

– Tại sao chúng ta không đầu tư vào một vài DN có ý tưởng, chiến lược hiệu quả, thưa ông ?

Hiện có nhiều DN có dự án , có ý tưởng, rà soát các điều kiện cần và đủ thì nên đầu tư cho DN đó làm, Chính phủ có hỗ trợ.

– Vậy theo ông, phương án một nhà máy chế biến sâu chung và hướng đầu tư cho từng DN, phương án nào sẽ tối ưu hơn ?

Chính phủ có thể hỗ trợ cho vay lãi suất thấp, thậm chí bằng 0% trong thời hạn nào đó để DN xây dựng các nhà máy chế biến sâu vẫn tốt hơn. Bởi hiện nay đã có những DN rất tâm huyết với vấn đề cà phê.

– Xin cảm ơn ông !

>> Kinh doanh cà phê: Khó nói cũng phải nói!

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Anh Tiến

    Phương thức mua bán differential/premium đã có từ lâu và áp dụng phổ biến trên thị trường thế giới. Tôi thấy bán trừ lùi hay outright có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp, mấy DN ta bị thua lỗ khi bán trừ lùi 2 năm vừa qua là do đầu cơ chờ giá lên quá nhiều, quá lâu, không chấp nhận sự thật để cắt lỗ. Các anh chị thấy đó vụ cà phê 10/11 này DN nào bán trừ lùi mua hàng xong chỉ cần chốt giá ngay đã quá lời vì giá mua và giá xuất chênh lệch nhiều. Việc cà phê của VN bị trừ lùi trong suốt thời gian qua là tất yếu vì nếu không trừ thì người mua cà phê của ta sẽ không bán được ở nước ngòai do giá bán cao và họ sẽ o mua nữa.

Tin đã đăng