Hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nói về việc sử dụng vôi trong nông nghiệp. Bạn DVN bằng kiến thức và hiểu biết của mình đã gửi đến Y5Cafe bài viết về việc bón vôi cho cây trồng. Mong được bà con tham khảo và vận dụng để bón vôi cho cây cà phê hợp lý hơn.
> Kỹ thuật chế biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ sinh học
Qua thực tế và trên diễn đàn Y5Cafe hiện nay, tôi thấy việc bón vôi cho cây cà phê của bà con rất bất cập, thậm chí rất ít người có những hiểu biết cơ bản về vôi .
Vôi là gì ?
Trong tiếng Việt vôi là ôxít canxi CaO hoặc Hidrôxit canxi Ca(OH)2. Trong nông nghiệp vôi dùng để bón ruộng ở dạng Ca(OH)2 (vôi tôi, vôi hả, vôi bột …).
Tác dụng của vôi
- Cung cấp canxi cho cây trồng : Canxi là 1 trong 4 chất trung lượng cần thiết cho cây trồng. Ngoài vôi bà con có thể dùng canxi nitrat Ca(NO3)2 hoặc lân nung chảy. Không nên dùng bột đá, bột vỏ sò CaCO3 hay thạch cao CaSO4+2H2O như 1 số tài liệu khuyến cáo (những chất này không tan trong nước, thậm chí còn có hại cho cây trồng).
- Chống chua đất : Đất chua là đất có dư lượng axít, độ pH nhỏ hơn 7. Hầu hết đất canh tác nông nghiệp đều chua. Tùy theo loại cây trồng mà độ chua hợp lý sẽ khác nhau (với cà phê hợp lý là độ pH từ 5,5 đến 6,5). Khi độ pH xuống dưới mức hợp lý thì phải chống chua và thứ rẻ nhất để làm việc này là vôi.
Tác hại của vôi
Ngoài 2 tác dụng kể trên, vôi cũng có nhiều tác hại.
- Làm chai đất : Đất chua có nhiều nguyên nhân (chua vì dư thừa axít do bón phân hóa học nhất là các lọai phân sunphát ; chua do các vi sinh vật thải ra ; chua do rẽ cây tiết ra trong quá trình hấp thu dinh dưỡng). Khi bón các lọai phân sunphat quá nhiều sẽ tạo ra dư lượng chất axit sunphuric H2SO4 làm chua đất, sau đó lại dùng vôi để khử chua nên sẽ có phản ứng hóa học sau : Ca(OH)2 +H2SO4 = CaSO4 +2H2O, tức tạo ra “thạch cao “gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây. Hiện tượng chai đất còn do nhiều nguyên nhân khác nhưng ở đây chỉ nói về vôi.
- Tiêu diệt các vi sinh vật có lợi (lẫn có hại) cho đất : Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng (các vi sinh vật mắt thường không nhìn thấy nhưng bà con sẽ thấy khi bón vôi như con giun đất chết liền khi gặp vôi).
- Làm mất chất dinh dưỡng :
-Vôi khi gặp các lọai phân bón chứa nitơ (N) sẽ làm mất nitơ , khi gặp lân (P2O5) sẽ biến lân thành quặng phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các lọai phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân…đều kỵ vôi .
-Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn …chứa 1 chất rất quan trọng là Axit humic (đây là chất cực quý với tất cả các lọai cây trồng ). Axit humic rất rễ tan. Nếu ở dạng humat kali, humat natri, humat amôni thì càng tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được.
-Vôi còn rất nhiều tác hại khác nhưng đây là Y5Cafe, là diễn đàn của bà con nông dân nên chỉ xin viết những gì đơn giản nhất, phù hợp với kiến thức phổ thông để bà con dễ dàng tiếp nhận.
Dùng vôi sao cho đúng ?
Vôi vừa có tác dụng vừa có tác hại, vậy phải dùng như thế nào? Câu trả lời ngắn gọn là dùng sao cho có lợi nhiều nhất và có hại ít nhất.
- Chỉ dùng vôi khi đất bị chua : Tức là chỉ dùng cho mục đích chống chua. Không nên dùng cho mục đích cung cấp canxi. Nên sử dụng các chất để thay thế vôi như đã viết ở trên.
- Phải bón riêng rẽ : Khi bón vôi bà con không nên trộn với bất kỳ lọai phân gì. Để tránh tác hại nên bón sau thu họach (bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước ít nhất 15 ngày và bón trước đợt bón phân của vụ sau ít nhất 15 ngày). Với cà phê thời điểm hiện nay bón vôi là hợp lý và thay vì 15 ngày nên là 30 ngày.
Đây là những ý kiến cá nhân của DVN, mong được bà con tham khảo.
DVN (giacaphe.com)
Chào bạn DVN, cho tôi hỏi lần tưới đầu tiên tới đây có thể bón phân lân nung chảy được không? Mong DVN giúp với. Cảm ơn!
Gửi Hòang phụng :
Bón lân nung chảy vào đợt tưới đầu tiên cũng tốt nhưng không nên bón nhiều vì lân tan chậm .Khi bón bạn có thể bón cùng Ure nhưng không được bón cùng SA (Sẽ bị phản ứng làm mất ni tơ ).
Chân thành cảm ơn bạn DVN đã chu đáo với câu hỏi của Hoàng Phụng.!
chào bác DNV
bác có thể hướng dẫn giúp tôi công thức để pha trộn phân đơn bón cho 3 sào cà đang ra hoa bói được ko ?cho tôi hỏi như bác nói có thể bón lân nung chảy vào đợt tưới đầu tiên vậy khi bón có cần lấp ko?hiện giờ cà nhà tôi thiếu chất đa vi lượng vậy tôi phải làm sao để khắc phục?
cám ơn bác
Gửi bạn Văn Phi .
Trong bài “Cân đối phân bón cho Cà phê” tôi đã nói cách tính hàm lượng để phối trộn phân đơn , bạn vào đó để xem. Liều lượng phân bao nhiêu là đủ tôi không thể tư vấn cho bạn được vì mỗi vườn mỗi khác . Còn việc bón lân nung chảy vào đợt tưới đầu tiên là rất tốt với ruộng bị chua và phải tưới nhiều nước . Phân nung chảy không bị bay hơi nên không nhất thiết phải lấp nhưng phải bón thật gần rễ cây.
link : https://giacaphe.com/6913/can-doi-phan-bon-cho-ca-phe/
Bài viết thật hay và dễ hiểu với bà con nông dân. Xin cám ơn
Chào cả nhà, chào DVN. Cho mình hỏi tưới nước đợt đầu cho cà phê có nên bón phân không? Nếu bón thì bón phân gì? Xin cảm ơn
Chào bạn Phan Thị Cát ,
Bạn kể rõ năm rồi bạn bón những lọai phân gì ? thì DVN có thể tư vấn cho bạn. Nếu có thể nhờ ai đó đo độ chua của đất thì càng tốt .
Xin chao bac DVN. Nhờ bác giúp cho chuyện này. Theo bác nói ở trên thì không nên trộn phân hữu cơ có nguồn gốc than bùn hoặc xác động vật với vôi vì sẽ tạo ra humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được. Tôi muốn hỏi Bác là Tôi làm phân hữu cơ bằng nguyên liệu có nguồn gốc từ than bùn thì có được bỏ vôi vào trong quá trình ủ phân hay không? Cảm ơn bác.
Gửi bác Hậu :
Câu hỏi của bác hơi lủng củng, như tôi đã nói ở trên là không nên trộn vôi với bất kỳ lọai phân bón nào. Còn bác muốn tự sản xuất phân hữu cơ từ than bùn bác cần phân biệt 2 khái niệm sau :
1. Hoai mục : Đây là ngôn từ mà các nhà sản xuất phân bón quen dùng để nói về quá trình phân hủy Xenluloza (C6H10O5)n, 1 chất có trong tất cả các lọai cây cối. Xenluloza là chất cao phân tử, cấu trúc theo mạch dài và xoắn, là chất không tan và cây trồng không ăn trực tiếp được. “Họai mục” là quá trình phân tách các phân tử Xenluloza thành những chất hữu cơ có cấu trúc nhỏ hơn và trong số đó có 1 số chất tan được trong nước hoặc tan được trong axít do rễ cây tiết ra. Sản phẩm sau hoai mục cũng trở nên tơi xốp hơn, để hoai mục thông thường người ta sử dụng công nghệ sinh học (vi sinh).
2. Ăn mòn và phá hủy : Khái niệm này khác hẳn với “hoai mục”, vôi là chất có tính ăn mòn và phá hủy khá mạnh, bởi vây khi trộn vôi với 1 số vật liệu làm phân hữu cơ sẽ thấy hiện tượng “nát vụn” mà nhiều người nhầm tưởng là hoai mục.
Chúc bác thành công !
Gửi Bác DVN!
Thấy Bác nói về vôi rành mạch quá,Bác có thể chỉ cho mình cách ủ phân gà nuôi công nghiệp không,vì mình có người bạn Lào cho lấy phân nhưng chưa biết làm thế nào để bón cho caphe.
Cám ơn Bác.
Chào bác Dang Thanh .
Phân gà bón cho cà phê là tốt đấy ,trong phân có hàm lượng kali khá cao ,nhưng trước khi bón cần phải ủ .Nếu bác biết dùng men vi sinh thì càng tốt ,nên chọn các loại men khử hôi thối (BIO-F,YM …) .Nếu không có men vi sinh bác có thể ủ theo kiểu thủ công mà bà con ở Đồng nai quen làm như sau .
Vật liệu ủ cùng phân gà gồm : Than bùn ,mùn cưa ,bã nấm ,bã mía (gọi chung là chất độn).
Chất độn nếu là than bùn hay mùn cưa chứa 1 chất độc có tên gọi là Bitum ,để khử chất này cần phơi kỹ khi trời nắng .
-Rải 1 lớp chất độn dày 20 cm lại đến 1 lớp phân gà 10cm rồi lại 1 lớp chất độn …cứ thế trên cùng là lớp độn .Lấy xẻng nện chặt bề mặt đống phân ,trên phủ bạt đè gạch đá xung quanh .Đống phân ủ cao khoảng 1 m ,rộng 2 m ,để khoảng 3-4 tháng thì bón được.
Chúc bác và bà con bên Lào thành công .
Chào anh DVN,
Anh có thể viết một bài hướng dẫn cách ủ phân gà, phân bò, phân dê, … để bón cho cà phê được không ạ.
Cám ơn anh rất nhiều, hy vọng có dịp gặp gỡ đề cà phê cà pháo tán gẫu.
Chào anh DVN. Đọc bài viết của anh tôi rất băn khoăn . Từ trước tới nay, theo tập huấn của cb khuyến nông và các tài liệu phổ biến về cách làm phân hữu cơ từ vỏ cà phê thì trong nguyên liệu luôn có: vỏ cà phê, phân gia súc, men vi sinh, ure, ( có tl nói SA), vôi,… vậy khi phối trộn lại với nhau thì vôi sẽ làm hỏng men vi sinh, làm giảm tác dụng của phân gia súc… do đó xin anh hãy hướng dẫn bà con nông dân chúng tôi cách ủ phân hữu cơ vi sinh tốt nhất. Tại sao nhiều tài liệu hướng dẫn có nói tới vôi , vậy vai trò của vôi trong trường hợp này là gì? Mong anh vui lòng chia sẻ.
Chào anh!
Vỏ cà phê và phân chuồng có độ pH thấp ( môi trường acid) không thuận lợi cho sự phát triển sinh khối của các vi sinh vật hữu ích để phân hủy nhanh vỏ cà phê. Vì vậy anh cần phải bổ sung thêm vôi hoặc lân để tăng độ pH lên mức từ 5 đến 7. Anh hoàn toàn yên tâm khi bổ sung thêm vôi hoặc lân nung chảy vào đống ủ. Tuy nhiên khi bổ sung thêm vôi hoặc lân anh cần trộn đều.
Chào Thịnh Còi ,Chào bà con !
DVN đang muốn viết 1 bài tổng quan về phân bón để gửi cho Y5 ,trong đó có tất cả các loại phân bón (cả phân chuồng).Để viết bài DVN phải mất khoảng 3 tháng ,hiện nay còn phải chờ kết quả đo lường 4 mẫu đất đã được gửi đến các trung tâm đo lường chất lượng .Trong bài viết có 1 số bảng biểu EXCEL và hình vẽ dạng đồ thị ,không biết đưa lên Y5 bằng cách nào ? .
Bạn DVN thân !
Rất vui khi nhận được phản hồi của bạn.
Bạn cứ gửi theo địa chỉ Email của Thịnh Còi : nguyenthinh@giacaphe.com
Mọi việc chúng tôi sẽ xử lý sau.
Cám ơn bạn nhiều.
BBT.
Chào Bác DVN!
Cám ơn đã hướng dẫn cách ủ phân gà. Mình đang tiến hành thu gom, sau tết sẽ ủ để trồng mới vào tháng 6. Vậy là ổn rồi, nếu về Việt nam ăn tết mình có thể liên lạc với Bác thế nào, xin cho biết. Mình muốn gặp giao lưu và trao đổi thêm. Thân chào.!
Chào anh DVN !
Anh có thể hướng dẫn cho em cách chữa bệnh rỉ sắt và nấm hồng cho cây cây cà phê được không?
Xin cảm ơn Anh!
Kính gửi bác DVN!
Xin bác cùng tôi quay lại vấn đề trộn vôi với phân hữu cơ một chut.
Vấn đề tôi hỏi bác không phải là ăn mòn hay phân hủy. Tôi muốn hỏi bác là:
“Theo bác nói ở trên thì không nên trộn phân hữu cơ có nguồn gốc than bùn hoặc xác động vật với vôi vì sẽ tạo ra humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được”.
Ý tôi muốn hỏi là khi ủ phân hữu cơ có nguồn gốc từ than bùn thì có nên cho vôi vào hay không và nếu cho vôi vào thì có bị tạo thành Humat canxi không. Mong bác giải đáp giùm tôi. Xin chân thành cảm ơn bác!
Chào bác Hậu .
Sao đến lúc này mà bác vẫn còn phải lo ba cái vụ phân với vôi .Bọn tôi cả tuần nay say khướt ,phải chạy sô để ăn tất niên .Thấy bác thắc mắc nhiều nên tôi buộc phải trả lời là không nên trộn vôi với bất kỳ loại phân bón nào .Trong than bùn chứa axit Humic (là 1 trong những chất quý nhất của than bùn) .Bác trộn vôi với than bùn thì sẽ tạo ra Humat canxi là đương nhiên (tức là bác biến thứ hữu ích thành thứ vô ích) .Thực ra tôi viết cho bác vì phép lịch sự ,nội dung tôi đã viết rõ trong bài viết trên rồi ,mong bác đọc lại cho kỹ .
-Việc dùng men vi sinh khi làm phân hữu cơ ,bác cần biết rõ tính năng của từng loại men bán trên thị trường ,có loại chỉ hoạt động được khi độ pH tương đối cao (5-7) nhưng cũng có rất nhiều loại hoạt động tốt khi pH thấp (3-4) ,vấn đề ở đây là bác đang dùng loại nào .
Thôi năm cũ tôi chỉ viết thế thôi ,sang năm mới tôi sẽ viết cho các bác nhiều hơn.
Chúc bác Hậu và bà con mạnh khỏe để có sức mà nhậu .
Xin hỏi các vị, tuới nước đợt đầu có dùng thuốc sâu bỏ gốc không? Vì hiện nay, sâu, nấm bệnh rất nhiều. Một số nhà vườn bỏ thuốc gốc tôi thấy hiệu quả rõ rệt là cây phát triển xanh tốt hơn là bỏ phân
Chào bác Thịnh, bác DVN và cộng đồng Y 5 !
Năm mới chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành công và vạn sự như ý!
Bác Thịnh ơi ! Mới đầu năm mà làm phiền Bác đây!
Đó là : Không hiểu tại sao mà càphê của em năm nay sẽ thu hoạch vụ đầu (trồng 2009) nhưng các cành ở phía dưới cùng em cứ nghĩ là mùa này sẽ ra hoa mà bây giờ thì toàn là cành tăm không hà, chẳng thấy hoa đâu, các cành phía trên cũng có hiện tượng tương tự.
Em đau đầu quá chẳng hiểu tại sao và cách khắc phục? Các Bác có thể cho em một giải pháp nào không? cám ơn rất nhiều!
Em tưới có sớm quá ko?
Gởi anh CuBa!
Ở Lào chẳng ai có hệ thống tưới nước cho cà phê cả, ở đây lượng mưa trung bình năm là 3500mm, nên em cũng chẳng có máy bơm gì cả, mọi năm thời điểm này đã có mưa rào 1 hay 2 cơn rồi nhưng năm nay thì chưa có.
Chào DVN , năm mới Thành cũng chúc Bác cùng gia quyến sức khỏe, hạnh phúc, thành công và vạn sự như ý!
Mình nghĩ lý do thứ nhất chắc đúng hơn vì vừa qua trời rất lạnh, ngày 30/12 nhiệt độ xuống còn 4 độ, có một số lá bị cháy như là bị sương muối, và cũng chưa có mưa. Cách đây 3 ngày có mưa nhưng chưa đủ để thấm đất.
Còn cà phê của mình mới trồng có 22 tháng tính đến lúc này, chiều cao trung bình là 1,2m-1,4m cây, mỗi cây có khỏang 15 cặp cành, lá to, xanh đen nên mình nghĩ chắc là không thiếu dinh dưỡng.
Cho mình hỏi đang ra hoa có phun được không? Mình chỉ có Borax mà không có Nitrat kali, vậy phun luôn được không?
Đang ra hoa thì đừng phun, sẽ tổn hại đến hoa đó .
Vậy mình sẽ chờ hoa nở xong, cám ơn DVN.
-Không phải chờ hoa nở xong thì phun đâu , bạn phải chờ đến khi lộ quả non mới phun .
-Khi hoa mới mỏ sẻ thì phun cũng tốt, không sao đâu (nên phun vào mặt lá, không phun thẳng vào hoa). Còn khi hoa đã bung thì tuyệt đối không phun nữa.
Thiệt hại lớn rồi DVN ơi, rầu quá! Cám ơn anh nhiều nhiều!
Chào anh DVN, tôi thấy cùng là nấm men Tricoderma mà có nhà sản xuất thì hướng dẫn dùng vôi, có nhà sản xuất nói không được dùng vôi trong quá trình ủ phân hữu cơ vi sinh , vậy là sao ? Xin anh vui lòng chỉ cho tôi và bà con được rõ. Cám ơn anh nhiều !
hi, DVN
Tôi cũng đã tham khảo nhiều tác dụng về vôi trên các bài viết của các thạc sĩ trường đại học Cần Thơ, nhưng không thấy họ đề cập đến tác hại của vôi, nhưng khi đọc bài viết của DVN mình lại thấy có quá nhiều tác hại. Vậy DVN có thể cho mình biết những tác hại đó đã thực sự xảy ra chưa? Và từ đâu bạn biết được tác hại đó? Qua trãi nghiệm thực tế hay là lý thuyết?
Mong DVN giải đáp thắc mắc của mình. Mến, chào.
Long
Chào DVN, chào bà con! Xin DVN và bà con chỉ dùm tôi cách ủ phân vi sinh từ trấu và phân gà để bón cho caffee. Tôi có 4 sào caffee nhưng do mưa nhiều không phơi được phải đi sấy nên mất vỏ không có vỏ để ủ. Đi mua vỏ thì xa mà tôi mới bắt đầu lập thân, lập nghiệp nên xe cộ và kinh tế còn hạn chế. Chổ tôi phân gà và trấu thì lại nhiều và giá hợp lý nên tôi nghĩ nếu nếu thay vỏ caffee để ủ làm phân vi sinh thì tốt quá nhưng tôi không biết cách ủ, thành phần các chất ủ hàm lượng như thế nào, thời gian ủ ra sao, liều lượng bón cho cây? Rất mong được DVN và bà con chỉ giúp. Cảm ơn rất nhiều!
Tất cả những chất độn thực chất là chất làm cho dống phân gà của bạn thông thoáng. Khi bạn ủ phân với vi sinh vật hay các loại nấm đối kháng trico chất độn có tác dụng tạo nên môi trương thông thống cho nấm phát triển như bạn nói thì ở chổ bạn có nhiều vỏ trâu thì bạn nên tận dụng vỏ trấu để ủ đở chi phí và tiện lợi cho bạn nưa, nhưng bạn phải chú ý khi dùng chất độn là vỏ trấu thì nên quản lý độ ẩm của dống ủ, vì trấu thoát nước nhanh, nếu không chú ý điều này thì bạn sẽ thất bại.
chào dvn cà phê nhà em bị một cành ,rệp sáp và rầy đen nưa giờ phải làm sao cho hết 3 cái bệnh này vậy dvn thank dvn nhiều
Bài viết của anh DVN ngắn ngọn và nhiều thông tin bổ ích. Tuy nhiên, suy cho cùng vai trò chủ đạo và ảnh hưởng có tính logic nhất của việc bón vôi vẫn là tác động tới pH đất. Vì chính pH mới ảnh hưởng tới tình trạng sẵn sàng của dinh dưỡng cho cây trồng, chính pH mới quyết định tới chủng loại, mật độ và khả năng hoạt động vi sinh vật trong đất … Nếu các anh chị muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này và nếu các anh chị muốn biết làm thế nào để kiểm tra pH đất một cách nhanh, đơn giản, kinh tế và có biện pháp bón vôi hợp lý xin hãy tham khảo thêm thông tin trong website: http://www.qnq.vn hoặc http://www.qnqcom.vn
Kính chúc bà con nông dân được mùa bội thu.
NVQ
Xin chào Bác:DNV bác cho em hỏi là phun đồng đỏ (hay còn gọi là nọc siêu) thì có trị được các loại tảo (hay còn gọi là rêu bám vào cành và thân cây cà phê không) và phun vào thời điểm tháng mấy là tốt nhất và phun như thế thì có ảnh hưởng gì đến cà phê không. Thân chào bác, rất chân thành cảm ơn bác trước
dạ cho em hỏi. em đang chuẩn bị trồng cây chanh, nếu em bón trực tiếp vôi dưới hố và trồng cây thì có ảnh hưởng gì đến cây chanh không ag
Chào chú Nguyễn Vịnh, chào DNV và cộng đồng Y5Cafe cho hỏi mình bón vôi để cải tạo đất có thể bón sau thu hoạch hay bón vào đầu mùa mưa, bón sau thu hoạch thì khô hạn có tốt không và nên chọn thương hiệu nào để mua, mong mọi người giúp đở , cảm ơn
Chào @Nguyến Thịnh.
Nếu bón để cải tạo thì bón khi cày ải, đảo trộn đất. Còn để tăng độ pH đất thì nên bón rải vào đầu và giữa mùa mưa. Mua loại có bán gần nhà cho tiện vận chuyển.
Thân
Cho em hỏi tí. em mới ươm keo tai tượng đk 20 ngày em bón vôi trực tiếp vào bầu đk không? Như vậy có chết cây non ko?
Chào @bui trung sơn.
Do không nói rõ mục đích bón vôi để làm gì thì cơ sở nào để góp ý ?
Cây non có thể bị cháy rễ tơ khi gặp nồng độ vôi cao. An toàn nhất là hòa loãng vôi để tưới vào bầu.
Thân
Kính gửi diễn đàn,
Tôi có nghe nói trước khi bón vôi cải tạo độ chua đất, ta phải ủ vôi để hạn chế một số tác hại của vôi đối với môi trường đất. Tôi không rõ ủ vôi là như thế nào ? cách làm – công dụng ra sao ? Mong nhận được sự tư vấn của các chuyên gia.
Xin cám ơn.