Cà phê là loại cây công nghiệp. Nó là một trong những cây chủ lực của chúng ta. Diện tích cà phê tăng mạnh từng năm. Hàng triệu nông dân sống chủ yếu bằng thu nhập từ cà phê…
Hiện có 2 giống cà phê được trồng chủ yếu ở nước ta là cà phê chè và cà phê vối. Riêng ở Tây Nguyên, cà phê vối phải chiếm tới khoảng 95% diện tích trồng cà phê.?Nó là đối tượng số 1 cần quan tâm!…
Lâu nay ta thường chú trọng tới năng suất và sản lượng nên vấn đề chất lượng của cà phê thường bị xem nhẹ. Điển hình nhất là việc thu cà phê non diễn ra tràn lan. Khâu phơi phóng và bảo quản cũng có nhiều thiếu sót. Vì vậy, cà phê của ta luôn luôn bị kém điểm.?Mặt khác, bệnh gỉ sắt khá phổ biến.?
Nó làm rụng lá và giảm năng suất của cà phê.?Nhưng một nguyên nhân rất quan trọng đó là giống.?Thời gian qua, do phát triển ồ ạt nên cà phê chủ yếu được trồng bằng hạt chưa được chọn lọc.?Vì vậy, nó không phát huy hết được tiềm năng về năng suất, và chất lượng, hạt lại bé và không đồng đều, trọng lượng nhân chỉ khoảng 13-14g/100 nhân…
Đối với cà phê vối, việc thụ phấn chéo là bắt buộc.?Vì vậy, người ta tập trung bình tuyển để chọn ra được những cây đầu dòng. Sau đó, bằng phương pháp nhân vô tính để giữ lấy các đặc điểm mong muốn. Ở chúng ta, công việc đó đã bắt đầu có những kết quả khả quan…
Tôi vào Tây Nguyên và tới làm việc với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp. Tiến sĩ Lê Ngọc Báu – Viện trưởng đã cho chúng tôi biết nhiều kết quả đáng mừng của Viện trong đó có việc chọn lọc ra được những dòng cà phê tuyệt vời.
Thạc sĩ Chế Thị Đa – Trưởng bộ môn Cây công nghiệp của Viện đưa tôi ra tận ruộng thí nghiệm. Điều bất ngờ đập ngay vào mắt. Tôi ngạc nhiên khi thấy những chùm quả cà phê lạ lẫm. Quả của chúng to hơn nhiều so với quả của các loại cà phê khác. Thật thú vị khi ta lấy 2 cành có quả để so sánh với nhau.
Bạn sẽ thấy sự khác biệt một trời một vực.? Chị Đa cho biết, từ năm 1999 Viện đã chọn lọc được 4 dòng vô tính (là TR 9, TR 11, TR 12 và TR 13) và đã được khu vực hóa từ năm 2006. Đặc biệt 2 giống TR 9 và TR 12 có quả rất to. Năng suất bình quân đạt từ 4,2-5,5 tấn/ha.
Đặc biệt, khối lượng 100 nhân đạt từ 18-25g và tỉ lệ hạt loại 1 đạt từ 93-98% (tức là gấp đôi so với sản xuất đại trà). Nhưng điều tôi mừng hơn là khả năng kháng bệnh gỉ sắt của chúng rất cao. Đây có lẽ là tín hiệu mừng nhất cho bà con đang trồng cà phê trên mọi miền đất nước.
Các nhà khoa học trên thế giới hiện nay đang tập trung chọn ra những giống cà phê có năng suất cao nhưng có cỡ hạt lớn. Chỉ riêng chỉ tiêu hạt lớn cũng nâng giá cà phê của mỗi tấn lên thêm 100USD. Người ta cho rằng, hạt lớn sẽ tích lũy được nhiều chất hơn và chất lượng sẽ cao hơn. Đối với bà con, quả cà phê lớn thu hoạch dễ hơn loại quả nhỏ.
Sẽ đến lúc cà phê Việt Nam ngang ngửa với cà phê của các cường quốc trên thế giới.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
Trong khi tìm hiểu thêm giống mới, bà con có thể tạm thời làm theo cách sau: Chọn trong vườn nhà hoặc cùng chọn với vườn cây hộ nhà khác cây nào trái lớn, vỏ mỏng, thời gian chín trung bình (không sớm quá hoặc muộn quá), năng suất đều hàng năm (Không lên hoặc xuống thất thường), kháng bệnh tốt. Lấy chồi ghép dần cho những cây năng suất thấp trong vườn nhà mình.
Như vườn nhà tôi phát hiện ra một cây trái to, vỏ mỏng, mắt cành đều, trái kết chùm lớn, hái dễ và không dai. Năm nay mới thu hoạch xong, được khoảng 35kg quả tươi, tương đương từ 7-8 kg nhân khô.
bác cho xin địa chỉ để tôi xin 1 ít chồi!
Xin chồi chỗ khác chưa hẳn là tốt. Chọn trong vườn bạn là tốt nhất vì cây đã quen thung thổ rồi. Nên ghép vào mùa ít nắng, phải che chồi ghép không để cho nước thấm vào. Lựa cây có nhiều ưu điểm làm cây đầu giòng.
chào anh, tôi không rành nhiều về ghép cà phê lắm,anh vui lòng giúp tôi cách ghép như thế nào,có khó lắm không?cảm ơn anh.
Vườn cà phê nhà tôi còi cọc, năng suất lại thấp. Rất tiếc là những năm trước trồng không lựa giống nên bây giờ mới “thua chị, thua em”. Nếu bác Cà phê có giống cà to trái, dễ hái thì bác cho biết địa chỉ tôi thân hành đến “ghép ít chồi” của bác. Cảm ơn trước.
Xin cho phép em hỏi anh một câu về kỹ thuật ghép.
Cho em hỏi mình ghép vào tháng mấy thì ghép đạt nhất. và cho em hỏi kỹ thuật ghép như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Cafe nhà em có 3 mẫu nhưng mỗi năm chỉ đc 3-4 tấn/ha, em cũng học cách ghép nhưng chồi ghép hay bị chết.
Mong anh giúp đỡ.
Nếu mà 35 kg quả tươi thì cũng cao nhưng chưa ăn thua, vườn nhà tôi có cây năm nào cũng khoảng 50kg quả tươi cây đó đặc biệt mùa nắng cũng vẫn xanh không bị héo. Không hiểu do giống hay cây mọc trúng chỗ đất tốt quả to và kháng gỉ sắt không thấy bệnh, lá xanh đen giấu quả.
Anh Long có thể cho em biết địa chỉ của anh? Vì em muốn xin một ít chồi để về ghép cho vườn nhà em. Em cảm ơn nhiều.
kỷ thuật ghép chồi cà phê cũng đơn giản thôi bạn làm các bước sau :
1/ chọn chồi ghép : Chọn trong vườn nhà hoặc cùng chọn với vườn cây hộ nhà khác cây nào trái lớn, vỏ mỏng, thời gian chín trung bình (không sớm quá hoặc muộn quá), năng suất đều hàng năm (Không lên hoặc xuống thất thường), kháng bệnh tốt. Chú ý chồi ghép và chồi được ghép phải có đường kính bằng nhau.
2/ ghép : ta vát 2 bên chồi ghép hình nêm, bấm bỏ 2/3 lá trên chồi ghép ( để chống thoát hơi nước ), ở chồi được ghép ta chẻ dọc chính giữa một khoảng dài bằng khoảng vát ở chồi ghép, ta dắt chồi ghép vào nơi mà vừa chẻ ở chồi được ghép, rồi lấy dây ni long mỏng mềm buộc chặt. Chú ý buộc từ dưới lên trên hình thức lợp nhà để nước không vào được, buộc tương đối chặt một tý. Làm như thế không cần che, mà ghép mùa nào cũng được, nhưng tốt nhất vẫn là đầu mùa mưa, tránh thời gian mưa dầm. Bạn chú ý thêm chồi cà phê nó không tròn lẵn mà nó hình elip nhớ khi vát chồi ghép và chẻ chồi được ghép sao cho khi ghép xong nó phải khớp, nếu lệch là khó sống. sau thời gian ghép khoảng 10 ngày kiểm tra nếu có chồi khác mọc trên gốc ghép hoặc trên chồi được ghép thì phải vặt bỏ, để tập trung nuôi chồi ghép, sau 20-25 ngày là tháo bỏ dây buộc, không nên để dây buộc quá lâu chồi phát triển chậm .
Chúc bạn thành công.
Về kĩ thuật tôi thấy Bác Dân hướng dẫn đã chi tiết rồi. Nhưng khi gép chồi non khi ra quả lại giao phấn chéo với những cây xung quanh. Nên tôi nghĩ phục chế giống bằng ghép chồi tuổi thọ không cao mà lại kém hiệu quả.
Bác black cafe nói vậy cũng đúng nhưng em vẫn thấy ghép như vậy là tận dụng gốc của cây cà cũ với bộ rễ đã hoàn chỉnh ất hiệu quả. Em cũng tập tành ghép chồi khoảng chục năm nay, thấy cây ghép cho năng suất rất tốt, và mang những đặc tính di truyền đúng như cây mà em đã lấy chồi. về cách ghép thì em cũng làm giống như bác dân hướng dẫn, nếu chọn được chồi gốc khỏe, chồi lấy ngọn không quá non và không bị ớm nắng thì cũng đạt khoảng 85- 90% chồi sẽ sống sau ghép. Nếu trời mát, khi ghép thao tác nhanh thì tỷ lệ sống rất cao. Các bác lưu ý khi ghép không cần phải có phần gốc và phần ngọn bằng nhau, vì rất khó có được điều này. Chỉ cần cắt thật nhanh không để cho khô nhựa và chuyển màu đen, ghép1 mặt của chồi gốc thẳng với một mặt của chồi ngọn để phần vỏ thẳng với nhau là được. Xong thì chụp cho nó 1 cái bịch li non nhỏ quấn phần dưới lại cho không bị nước ngấm vào và chống thoát hơi nước. Khoảng 10 ngày sau thì bỏ bịch che ra, chúc các bác thành công.
Anh cho em hỏi là vì sao cà phê nhà em năm nào cũng xanh tốt những lượng quả trên cây rất ít so với bình thường ah.