Quan sát hai phiên vừa qua trên thị trường thế giới chúng ta có thể thấy rằng giá cà phê đang tăng nhẹ, và hướng đi ở trung hạn có vẻ rất chắc chắn.
Giá cà phê trên sàn London hướng trần ở mức 2570 – 2580$, tại sàn Arabica New York ở mức 155->157$. Vậy tại sao giá cà phê trong nước lại không hề nhích lên tý nào.
Y5cafe đã làm một cuộc khảo sát và đưa ra một số kết quả dưới đây:
Sau nhiều ngày tăng liên tục, thì giá cà phê bất ngờ đảo chiều khiến người dân trở tay không kịp.
Do giá giảm quá nhanh, bà con nông dân hốt hoảng ồ ạt bán tháo cà phê ra khiến thị trường cà phê càng thêm phức tạp, cung vượt cầu.
Điều đặc biệt là hiện các đại lý và DN đang thiếu nghiêm trọng tiền VNĐ, bên cạnh đó việc chuyển đổi USD sang VNĐ của các DN XK cà phê rất khó khăn nên việc thu mua cà phê càng mất cân đối, chỉ thấy người bán trong khi rất ít người mua. Quá khó khăn nên giới xuất khẩu Việt Nam đang chào bán cà phê với giá giảm.
Theo giới thương nhân, các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang giảm giá chào bán và bung ra số lượng lớn các kho trữ hàng.
Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết các nhà xuất khẩu sẽ chào bán số lượng lớn khoảng 10 container, khi vụ mùa vừa mới bắt đầu. Khi giá đụng ở mức cao vào đầu vụ mùa, các nhà xuất khẩu cà phê và nông dân đang găm trữ hàng nhằm đẩy giá tăng lên 3000 Usd/tấn trên thị trường London. Nhưng thị trường cà phê lại giảm xuống lại từ mức cao vào cuối tuần qua.
Vào hôm thứ 6, giá cà phê giảm 121 Usd/tấn xuống còn 2507 Usd/tấn.
Giá robusta loại 2, 5% đen và vỡ đối với tháng 3 và tháng 4 hiện đang bán với mức khấu trừ 180-190 Usd/tấn giao tháng 5. Tương ứng với mức FOB khoảng 2300 Usd/tấn, giảm gần 6% so với báo giá hôm thứ 6 tuần rồi. Nông dân việt Nam hiện vẫn đang găm trữ hàng chờ giá tăng tốt hơn do họ không cần tiền mặt. Giá tại trại cũng đã giảm 40 Usd so với thứ 6 tuần rồi ở mức 2400 Usd/tấn.
Tại Inđônêsia, dung lượng chuyển tới thị trường vẫn còn ít, khoảng 200 tấn/tuần. Không có áp lực sức bán do nguồn cung vẫn còn nhỏ giọt, một thương nhân Singapore đã cho biết như thế. Inđônêsia là quốc gia sản xuất robusta lớn thứ 2 ở châu Á, dự đoán sẽ thu hoạch rộ vào tháng 4.