Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,66 tỷ USD giữ vị trí thứ 6 trong top 16 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Tổng khối lượng xuất khẩu trong vụ vừa qua đạt gần 1,16 triệu tấn thấp hơn vụ trước 30,000 tấn. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Vicofa nguyên nhân khối lượng xuất khẩu giảm là do lượng hàng tồn kho từ vụ trước gần như cạn kiệt.
Giá bán bình quân trong niên vụ 2009/2010 vừa qua chỉ đạt mức 1,435USD/tấn giảm 12,9% so với vụ trước là 1,649USD/tấn.
Theo thống kê của Vicofa vụ mùa vừa qua cả nước có khoảng 153 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó dẫn đầu là tổng công ty cà phê Việt Nam với gần 178 ngàn tấn đạt kim nghạch 275 triệu USD.
Dưới đây là danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu theo thống kê của VCCI:
STT | Doanh nghiệp | Khối lượng (tấn) | Giá trị (USD) | Giá bình quân(USD/tấn) | Thị phần (%) |
1 | Tổng Cty cà phê Việt Nam | 177.902 | 274.190.024 | 1.534 | 16,47 |
2 | Cty CP XNK Intimex | 142.134 | 213.899.102 | 1.504 | 13,59 |
3 | Tập đoàn Thái Hòa | 82.951 | 124.927.450 | 1.506 | 7,93 |
4 | Cty XNK 2-9 Đaklak | 72.641 | 112.525.714 | 1.547 | 6,95 |
5 | Công ty TNHH Trường Ngân | 48.898 | 72.198.214 | 1.476 | 4,68 |
6 | Cty XNK Inexim Đaklak | 20.294 | 31.253.023 | 1.540 | 1,94 |
7 | Trung tâm TM XNK | 19.855 | 31.914.504 | 1.607 | 1,9 |
8 | Cty Thanh Hà | 17.164 | 26.566.451 | 1.547 | 1,64 |
9 | Cty CP XNK Đức Nguyên | 16.940 | 24.938.229 | 1.472 | 1,62 |
10 | Cty CP cà phê PETEC | 15.798 | 24.102.590 | 1.525 | 1,51 |
Y5cafe
Nhìn vào con số thống kê dễ dàng thấy DN của ta đã ký HĐ bán rất nhiều khi giá còn thấp, nhưng vì họ đã có lãi. Càng chứng tỏ họ mua của nông dân giá quá thấp và bán ra quá nhiều góp phần làm cho giá thị trường xuống thấp vì nguồn cung dồi dào. Cuối cùng mọi thiệt hại là nông dân lãnh đủ.
Qua đây cũng dễ dàng nhận định có hiện tượng tranh mua tranh bán của các DN trong nước làm cho thị trường đi xuống. Và khi đã ký hết hàng rồi thì các DNNN bắt đầu làm mưa làm gió về giá cả vì họ nắm hàng trong tay.
Làm sao để cho nông dân không bị ép giá đây?
Có thể ý kiến này sẽ bị nhiều đại lý, nhiều nhà KD phản đối nhưng sự thật như cây kim thu dấu lâu ngày bị phơi bày!
Gẫm mà thấy tội cho nông dân trồng cà phê.
Nông dân ngoại trừ những hộ khá giả, vẫn còn khả năng về vốn để lo cho vụ tưới bón tiếp theo thì bắt buộc phải ký gởi để lo chi trả nợ nần, tiền thuê nhân công hái cà phê và lo quay vòng vốn cho vụ mùa tới. Cái vòng luẩn quẩn đó sẽ giết chết nhà nông thôi.
TÔI MONG CO 1 DOANH NGHIỆP HAY 1 NHÀ ĐÀU TƯ NÀO ĐÓ KHI CÓ Ý ĐỊNH KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TÂY NGUYÊN THÌ HÃY NGHĨ LÀM THẾ NÀO ĐEM VỀ NGUỒN LỢI NHUẬN VA NGUỒN NGOẠI HỐI CHO QUỐC GIA CÀNG NHIỀU CHỨ ĐỪNG NGHĨ NGƯỜI DÂN TA ‘ DÂN NGU KHU ĐEN ” RỒI CHEN ÉP.QUÝ VỊ THỬ 1 LẦN ĐI THU HOẠCH VÀ CHĂM BÓN CÂY CÀ PHÊ MỚI THÁY ĐC SỰ LAO CỰC VÀ MỒ HÔI CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM
Theo ý kiến cá nhân tôi, các doanh nghiệp xuất khẩu cafe của nước ta hầu như chỉ tập trung vào lợi nhuận ban đầu mà không suy tính đường dài, đã nắm phần lớn các thị trường xuất khẩu như vậy rồi thì sao không nhờ đó mà phát triển cơ hội kinh doanh củng cố dòng tiên ngoại hối vào nước ta, ví dụ như nếu không thể sản xuất thành phẩm thì có thể yêu cầu nhà sản xuất ghi nguồn gốc nguyên liệu cafe lấy từ đâu chẳng hạn : cong ty A, B gì đó, để làm thương hiệu cafe tươi việt nam. Thật sự, nói là việt nam ta xuất khẩu cafe số 1 thế giới, nhưng dân trồng cafe có phải có nguồn thu nhập cao, thật sự khách hàng thưởng thức hương vị cafe của một hãng nhập nguyên liệu từ nước ta có biết là sản phẩm họ đang sử dụng có nguồn gốc từ Việt Nam hay không?
Thiết nghĩ, người kinh doanh ngoài quan tâm về lời lỗ lãi còn nên quan tâm vào trách nhiệm xã hội, và tính toán về lâu về dài.