Cà phê Việt Nam những năm qua

Sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị sản phẩm chưa cao. Không tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thương hiệu và nâng giá trị là hướng phát triển sắp tới của cà phê Việt.

Sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị sản phẩm chưa cao. Không tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thương hiệu và nâng giá trị là hướng phát triển sắp tới của cà phê Việt.

Ngành cà phê Việt Nam tăng trưởng đều và ở mức cao trong vòng 3 năm qua. Năm 2014, diện tích trồng cà phê là 653 ngàn ha, tăng 2,7% so với năm 2013. Sản lượng mùa vụ 2013/14 gần 30.000 ngàn bao (mỗi bao 60 kg), tương đương 1,7 triệu tấn (BĐ 1), tăng nhẹ so với mùa vụ trước, chủ yếu là cà phê robusta (BĐ 2). Các tỉnh trồng nhiều cà phê là Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông (Bảng 1).

BĐ1: Phát triển diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NNPTNT,USDA (United States Department of Agriculture), vietrade.gov.vn
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NNPTNT,USDA (United States Department of Agriculture), vietrade.gov.vn

BĐ 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo chủng loại

Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn
Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn

Bảng 1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực

Nguồn: Bộ NNPTNT, vietrade.gov.vn
Nguồn: Bộ NNPTNT, vietrade.gov.vn

Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tương ứng 12% và 4% so với cùng kỳ năm trước (Bảng 2), đạt mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê.

Cà phê được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường cà phê lớn thứ ba của Việt Nam (Bảng 3). Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thị trường chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Bảng 2: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê, vietrade.gov.vn
Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê, vietrade.gov.vn

Bảng 3: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2012/13 đến 2013/14

Nguồn: Bộ NNPTNT, GTA (Global Trade Atlals), vietrade.gov.vn
Nguồn: Bộ NNPTNT, GTA (Global Trade Atlals), vietrade.gov.vn

Giá cà phê xuất khẩu biến động trong khoảng 1.500 – 2.100 USD/tấn trong 3 năm; vụ mùa 2013/2014 có giá thấp hơn hai mùa trước (BĐ 3). Giá cà phê trong nước biến động theo giá trên thế giới, dao động trong khoảng 30.000 – 45.000 đồng/kg (BĐ 4).

BĐ 3: Giá xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn

BĐ 4: Giá cà phê robusta tại Đắk Lắk

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn

Dù là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu xuất cà phê, nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng nhỏ cà phê nhân, cà phê rang và cà phê hòa tan từ một số nước như Lào, Indonesia và Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu cà phê nhân nước ta trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/14 bằng 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của mùa vụ trước (Bảng 4).

Bảng 4: Việt Nam nhập khẩu cà phê nhân, mùa vụ 2012/2013 và 2013/2014 (Từ T10-T3)

Nguồn: GTA, USDA, Vietnam Coffee Annual, 2014
Nguồn: GTA, USDA, Vietnam Coffee Annual, 2014

Ngành cà phê được Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và bền vững.

Ngày 30/ 7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một ban điều phối ngành hàng nông sản có sự tham gia đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là có đại diện của người trồng cà phê, nhằm tăng cường hợp tác công tư, nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam.

Ngày 01/08/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án “Phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020”, với mục tiêu đến 2020, diện tích cà phê giữ ổn định ở mức 600 ngàn ha, tổng sản lượng hàng năm khoảng 1,6 triệu tấn/năm, giá trị sản lượng bình quân đạt 120 triệu đồng/ha, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3,8 – 4,2 tỷ USD/năm. Triển khai đề án, hy vọng cà phê Việt Nam không những đạt sản lượng cao mà còn được nâng cao về giá trị.

Lướt qua thị trường cà phê thế giới

Sản lượng cà phê thế giới không thay đổi nhiều. Sản lượng cà phê arabica giảm liên tục trong ba mùa vừa qua, nhưng vẫn nhiều hơn cà phê robusta mặc dù sản lượng cà phê robusta tăng đều. Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sản lượng cà phê robusta thế giới. (BĐ 5)

BĐ 5: Sản lượng cà phê thế giới

Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.

Sản lượng cà phê 10 nước đứng đầu chiếm gần 90% sản lượng cà phê thế giới. Hai nước có sản lượng tăng ngoạn mục là Việt Nam và Colombia. Brazil dẫn đầu, nhưng sản lượng mùa vụ 2014/2015 giảm so với hai mùa vụ trước. (Bảng 5)

Bảng 5: 10 quốc gia dẫn đầu sản lượng cà phê

Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.

 Tiêu thụ cà phê của 10 thị trường dẫn đầu chiếm 81% tổng lượng cà phê được tiêu thụ trên thế giới trong mùa vụ 2014/15. Không kể Liên minh châu Âu thì Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất. (Bảng 6)

Bảng 6: 10 thị trường tiêu thụ nhiều cà phê

Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.

 Nhập khẩu cà phê của 10 thị trường dẫn đầu chiếm 90% tổng lượng cà phê được nhập khẩu trong mùa vụ 2014/15. Ba thị trường dẫn đầu là Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật chiếm 76% lượng cà phê nhập khẩu trên thế giới. (Bảng 7)

Bảng 7: 10 thị trường nhập khẩu nhiều cà phê

Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.

 Xuất khẩu cà phê của 10 thị trường đứng đầu chiếm 91% lượng cà phê xuất khẩu thế giới trong mùa vụ 2014/15, trong đó ba thị trường Brazil, Việt Nam và Colombia đã chiếm 66%. (Bảng 8)

Bảng 8: 10 thị trường xuất khẩu nhiều cà phê

Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.

 Các nước Brazil, Việt Nam, Comlombia dẫn đầu về sản lượng và giá trị xuất khẩu nằm trong nhóm đầu về giá trị xuất khẩu cà phê là điều bình thường. Đáng nể là Đức và Thụy Sĩ nhờ vào chế biến từ cà phê nhập khẩu và tái xuất đã đạt vị trí lần lượt thứ ba và thứ năm về giá trị xuất khẩu cà phê.

Bảng 9: 10 thị trường đạt giá trị cao về xuất khẩu cà phê, năm 2013

Nguồn: worldstopexports.com
Nguồn: worldstopexports.com

 Giá cà phê thế giới giảm liên tục từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2013 còn khoảng 2.000 USD/tấn, bắt đầu tăng trở lại trong năm 2014 và dao động trong mức 2.800 USD/tấn đến 4.000 USD/tấn. (BĐ 6)

BĐ 6: Biến động giá cà phê thế giới

Nguồn: ICO (International Coffee Organization), Coffee Market Report, 2014.
Nguồn: ICO (International Coffee Organization), Coffee Market Report, 2014.

ANH TÙNG, STINFO số 3/2015

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng