Cà phê là cây trồng mang lại giá trị kinh tế nông nghiệp chính của các tỉnh Tây Nguyên. Muốn có giá trị cao cần phải quán triệt cho nông dân nhận thức rõ tác hại của việc hái cà phê quả xanh để từ đó “có ý thức không hái quả xanh”.
> Nông dân không mặn mà với cà phê sạch
Để xây dựng và nâng cao giá trị của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường cà phê thế giới, Đắk Lắk cần phải thực hiện nhiều biện pháp cụ thể. Trong đó các biện pháp như tuyên truyền nhận thức về sự tác hại, giúp nhà nông không thu hái cà phê quả xanh, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu phải đặt lên hàng đầu.
- Hái quả xanh tức là thu hái khi cà phê chỉ mới chín 60-70% số quả ở trên cây. Do đó không thể áp dụng phương pháp chế biến ướt được. Buộc phải áp dụng phương pháp chế biến khô làm cho cà phê nhân thành phẩm có giá trị và chất lượng không cao bằng.
- Hái quả xanh vì thế còn làm giảm sản lượng do quả chưa phát triển hết, nhân còn nhỏ, chưa mẩy, chắc và trọng lượng chưa đạt đến mức tối đa. Sự hao hụt này thường chiếm hơn 10% tổng sản lượng.
Đắk Lắk có rất nhiều vùng vì không thể canh giữ rẫy cà phê, ngăn ngừa nạn hái trộm nên bà con quen hái quả xanh. Thậm chí vào nhiều sân phơi mà thấy quả xanh chiếm cả 100%, tuyệt nhiên không tìm được một quả chín nào. Cách hái này không chỉ làm giảm đến 30–35 % sản lượng mà còn gây tác hại nhiều mặt khác nữa.
- Hái quả xanh là hái sớm nên tác hại rõ nhất là tỷ lệ hạt teo lép, nhăn nheo, màu xanh nhạt chiếm khá nhiều. Khi chế biến, vỏ lụa dính chắc vào hạt rất khó đánh bóng, hạt dễ bị vỡ hay biến dạng vì trong số quả xanh có không ít quả còn non.
Hái sớm, lúc này mùa mưa chưa dứt hẳn nên công đoạn phơi phong cũng rất cực khổ, bà con suốt ngày phải ngồi canh và chạy cà, không dám đi đâu xa. Gặp nhưng cơn mưa lớn hay những đợt mưa phùn kéo dài vào cuối năm dương lịch, quả cà phê phải đánh thành luống ngoài sân, để đầy trong bao hoặc đổ thành đống mà không phơi được. Có những mẻ cà phê vừa bị ướt nước mưa vừa bị nóng vì chất đống làm cho quả cà phê lên men, đầy nấm mốc, nhiệt trong luống quả hay trong bao còn tăng cao làm cho tỷ lệ hạt nâu, hạt bị thâm đen tăng lên đến 60-70% hay nhiều hơn nữa.
Chính vì vậy mà khi chế biến cà phê bột, những quả xanh non sẽ cho ra sản phẩm bột có màu vàng gây mất cảm quang chứ không phải màu nâu đặc trưng, hương vị cà phê còn bị giảm rất nhiều. Cà phê nhân xô khi đưa đi xuất khẩu cũng có chất lượng kém, bị thải loại nhiều.
- Hái quả xanh vô hình chung bà con đã kéo chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê sớm về phía trước. Từ đó có nhiều hệ lụy xảy ra.
Cây vừa cương nụ hoa sớm vừa héo sớm do phải chịu ảnh hưởng sớm của mùa khô. Có nhiều rẫy bà con chưa kịp cắt tỉa cành, tạo hình sau thu hoạch cho cây thì đã vội vàng lo dây ống để đi tưới. Khâu tưới nước cũng vì thế phải tiến hành sớm hơn bình thường từ 1-2 đợt tưới, làm tăng chi phí rất đáng kể. Vì để gìn giữ nụ hoa đã thụ phấn bà con phải cho cây ăn thêm phân trong mùa tưới cũng làm tăng chi phí đầu tư nữa mà hiệu quả hấp thu phân của cây vào mùa khô rất thấp. Cùng một lúc nhà nông phải làm nhiều công đoạn chăm sóc kỹ thuật khác nhau nên nhìn vào công việc của nghề nông lúc này thấy bà con quá vất vả, mệt nhọc vô cùng.
Bà con nên thu hái thành 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 3 tuần là hợp lý nhất. Việc “tuốt cành” chỉ được thực hiện với những cây chín sớm hay tỷ lệ quả chín của cả rẫy đạt được 95% trở lên. Còn thông thường chỉ hái có chọn lọc quả chín, để lại quả xanh cho các đợt thu hoạch sau. Tuy việc hái chọn làm hao tốn thêm nhân công nhưng chất lượng và giá trị của sản phẩm cà phê sẽ được nâng cao.
Để có năng suất sản lượng cao, chất lượng tốt bà con chỉ nên thu hoạch cà phê khi quả vừa đúng độ chín. Đó là lúc quả có màu đỏ sẫm hoặc vàng chín tự nhiên trên cây. Cũng không nên để chín nẫu vì dễ thu hút sâu mọt làm giảm phẩm chất của cà phê nhân trong thời gian bảo quản sau này.
Để bà con thay đổi thói quen hái quả xanh sang hái quả chín, trách nhiệm trước tiên là ở các doanh nghiệp thu mua và các lò sấy chế biến cà phê quả tươi. Chỉ nên thu mua cà phê quả chín, quả tươi có nguồn gốc rõ ràng cụ thể. Kiên quyết không thu mua cà phê quả xanh, còn lẫn quả xanh non hay chế biến cà phê quả tươi không rõ nguồn gốc. Phải nhận thức rằng thu mua, chế biến quả xanh, quả tươi không rõ nguồn gốc là tiếp tay cho kẻ gian, là hành vi dễ dàng vi phạm pháp luật.
Cà phê là cây trồng mang lại giá trị kinh tế nông nghiệp chính của các tỉnh Tây Nguyên. Muốn có giá trị kinh tế cao cần phải quán triệt cho nông dân nhận thức rõ tác hại của việc hái cà phê quả xanh để từ đó “có ý thức không hái quả xanh”. Làm được như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân, tạo uy tín xuất khẩu, thu hút đầu tư để tạo ra những giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê nhiều hơn nữa.
Vì thế, xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ là trách nhiệm của các cấp quản lý mà còn của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê, của cả bà con trồng cà phê và của nhân dân sinh sống trên địa bàn của Đắk Lắk.
- Hái cà phê quả xanh ảnh hưởng đến chất lượng như thế nào?
- Ồ ạt hái cà phê non: Lại “bốc hơi” hàng trăm triệu USD
- Giải pháp cho việc thu hoạch cà phê không đúng kỹ thuật
Nguyễn Vịnh, Cư Kuin, Đắk Lắk (Giacaphe.com)
Khó lắm bác Thịnh ơi, vì nhà nước ta chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ nông dân, nhà nước chỉ hô hào nói miệng thôi. Nếu nông dân không hái xanh thì còn cà phê trên cây nữa đâu mà hái, bọn cướp nó tuốt sạch thậm chí chặt hết cành sang năm mo luôn. Còn phần doanh nghiệp chế biến quả tươi họ chỉ đặt lợi nhuận lên trên hết, họ sẵn sàng mua cà phê của bọn đạo tặc với giá rẻ cho dù xanh nên rất khó thực hiện.
Muốn thực hiện được việc thu hái quả chín trừ khi nước ta không còn tệ nạn trộm cắp cà phê nữa. Việc này rất khó vì hệ thống giáo dục của ta không thực tế, giáo dục con người không có tư cách tạo tiền đề gian dối trong mọi việc, dù là việc nhỏ lẫn việc lớn. Trên thế giới này chỉ có Việt nam chúng ta là đi ăn cắp cà phê thôi, thật là tủi hổ cho chúng ta.
việc thu hái cà phê chín đúng qui trình cũng dễ thôi các doanh nghiệp chế biến ướt cứ mua cà phê tươi về chế biến với giá 8000$ hay 9000$ theo thời điểm hiện nay là nông dân tự họ hái chín 100% ngay. Còn nói suông mà các doanh nghiệp thu mua vẫn ép giá mà nông dân lại thu sản phẩm quả chín, họ phải đầu tư thêm công coi vườn trong thời gian chờ đợi cà phê chín cộng thêm hơn gấp đôi công thu hái mà nông dân phải gánh thêm. Không có lợi gì tất nhiên có xử tử họ nông dân họ không thực hiện đâu , đã là nhà kinh doanh phải tính toán tất cả các khâu phân tro đầu tư dây chuyền sản xuất trong nông dân tạo tiền đề cả hai bên cùng có lợi, cùng đưa ngành cà phê phát triển một cách có chất lượng cao ngang tầm quốc tế thì khi đó ngành cà phê Việt Nam mới có chỗ đứng được
ko có gì là hoàn hảo cả!!! Người giàu thì cứ giàu thêm, người nghèo thì cứ nghèo mãi, ngta chỉ cần cơm ăn thôi… đâu có nghĩ nhìu như bác… bác học thức nhìu nên nói vậy… chứ… mình nghĩ chắc chẳng bao giờ ước mơ của bác thành hiện thực đâu!
Không cần nói nhiều, không cần tuyên truyền, không cần hô hào, không cần có văn bản gây áp lực mà chỉ cần thu mua với giá hợp lý, ví dụ chênh lệch giừa cà phê chín 100% với cà phê xanh là 10%, chơi quân tử , không ép giá, đảm bảo nông dân Việt sẽ tự lựa cà phê chín để hái đến 99,9% ngay./.
Đúng thế! chất lượng và giá cả có mối quan hệ hữu cơ.
Người nông dân và doanh nghiệp đều tuân theo quy luật thị trường.
Chất lượng trung bình tất nhiên giá nó sẽ thấp hơn chất lượng cao.
Nhưng vấn đề ở đây là độ lệch giá giữa cà phê chất lượng cao và cà phê chất lượng trung bình có lớn hơn giá trị đầu tư để nâng cao chất lượng cà phê không?
Ví dụ :
Cà phê chất lượng trung bình 3 triệu đồng/ 1 tấn.
muốn đạt chất lượng cao thì phải đầu tư giá trị thêm 300 ngàn đồng/ 1 tấn
Tổng cộng 3,3 triệu đồng/1 tấn.
Trong lúc đó chỉ thu mua cà phê chất lượng cao chỉ 3,2 triệu đồng/ 1 tấn.
Người nông dân không dại gì mà nâng cao chất lượng vì càng nâng cao càng lỗ.
Nếu cà phê chất lượng cao giá cao hơn chất lượng trung bình khoảng 20% thì mới có thể khuyến khích được người nông dân.
Hái xanh rồi hái chín rút cục cứ nói mãi mà kẻ ăn trộm thì cứ tới vụ là họ đi ăn trộm , mà thường những kẻ ăn trộm không phải là họ nghèo không có cơm ăn mà họ lấy chủ yếu là do lòng tham và để làm giầu , vì nếu một người chân chính chỉ vì miếng cơm manh áo thì không ai lại đi cướp công sức và mồ hôi của người khác cả. Nhà tôi đây chỉ vẻn vẹn có 5 xào cà phê mọi thứ đều trông vào nó nào là sinh hoạt hàng ngày và tiền sữa cho con mà cứ tới vụ cà phê lại phải về vườn ở trông cực lắm , hái xong mới được về nhà rất vất vả. Vì mình ít đất nên phải chăm cho năng xuất thì mới kiếm được chút cơm mà cà phê nhiều trái thì trộm nó lại nổi lòng tham muốn cướp hết . Chúng nó róc cành và mang đi xa hái thật là tàn bạo nên dù biết nhưng tôi vẫn phải thu hái xanh , vì sức người có hạn không thể trông mãi được.
Bạn đang van xin hay đang kêu gọi lòng thương hại của bọn cà tặc , có phải ko?
Bọn cà tặc ( Trộm cà phê), Cao tặc (Trộm mủ cao su), Kê Tặc (Trộm gà), Cây Tặc (Trộm cây sưa), cầy tặc ( Trộm chó) nó ác lắm nó không chừa kẻ nào nết, nó không quan tâm dến việc bạn nghèo hèn hay giàu có miễn là nó : ” tặc” được phát nào là nó “Tặc” ngay thôi, do vậy nếu bắt được bọn này phải thiến ngay./.
Ai chũng biết hái xanh là thiệt đơn thiệt kép rồi ,nhưng có mà mang võng ra gốc cây ngủ canh cũng mất . Sao nhà nước không có cái luật nào để trị được cái bọn cà tặc này nhỉ ? cứ thử tử hình vài đứa xem sao , lúc bấy giờ chắc cà phê Việt mới lên ngôi được …Hi hi hi …
Giá cả đang lên cao , phải hái cà xanh để bán lấy tiền , để trang trải ngày mùa thôi bác Vịnh à!
Đúng là hô hào suông thì chẳng làm được gì đâu.
Theo mình nghĩ thì các nông trường và các doanh nghiệp có diện tích cà phê với số lượng lớn có thể thực hiện được , nhưng sao vẫn còn tình trạng cà phê của Việt Nam chất lượng kém. Điều này không thể đổ lỗi cho nông dân được.
thực sự thì người nông dân và các nhà quản lý đều biết việc thu hái cà phê xanh là rất có tái hại như;giá thấp, chất lượng kém, giảm năng suất…. nhưng do nhiều yếu tố về mặt xã hội, trộm cắp, luôn bị lo mất giá…. do vậy mà người nông dân đành chấp nhận giá cả hơi thấp nhưng tính đến vấn đề chắc ăn.
trong những năm vừa qua có nhiều tổ chức quốc tế đã thành lập các hiệp hội cà phê sạch 4C, UTz… nhưng tình hình vẫn không khả quan. theo tôi nghỉ việc giải quyết vấn nạn trên cần sự can thiệp sâu của nhà nước bằng các hình thức hỗ trợ người nông dân, ngăn chặn được nạn trộm cặp…tập huấn kỹ thuật trong thu hoạch. các doanh nghiệp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thu mua sản phẩm tốt.
Giá thì thấp,phân thi cao, công hái thi cao mà hiếm
Mà đòi chín 90% trở lên, mấy người không làm cà phê nên ngồi bàn giấy nói phét hả
Làm vậy lỗ sặc máu hả…
Bỏ phân, bơm nước, bấm cành, phát cỏ, bơm thuốc…lời chỗ nào nói tôi nghe coi.
Không sao cả…!
Người nông dân có toàn quyền quyết định trên ruộng đất của mình…
Chỉ có điều biết thua lỗ mà vẫn khư khư, không tìm cách cải thiện mới là lạ đó !
@Trần vũ minh tuấn.
Bạn cứ hái xanh đi, nhưng nhớ cầu nguyện cho giá khỏi rớt nữa nhé…!
Người nông dân có toàn quyền quyết định trên ruộng đất của mình… Người mua có toàn quyền quyết định quyền mua của mình… 1 tấn trừ 50 kgs hay 100 kgs do cà đen là quyền của họ. théc méc chi…
Chờ cà phê chín 100% sẽ rụng đầy gốc, không ai nhặt nổi…