0
Phản hồiGiải quyết chế độ lao động dôi dư thuộc 5 Công ty cà phê Đak Lak
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có hướng giải quyết chế độ đối với số lao động dôi dư của 5 Công ty cà phê thuộc tỉnh Đak Lak.
Như Cổng TTĐT Chính phủ đã đưa tin, ông Hoàng Đình Quỳnh, một cán bộ từng công tác tại Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ea Pốk, tỉnh Đak Lak, phản ánh về việc ông được cơ quan giải quyết nghỉ việc, hưởng chế độ theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, nhưng đã hơn 3 năm nay vẫn chưa được nhận tiền giải quyết chế độ.
Trường hợp của ông Quỳnh thuộc danh sách 317 lao động dôi dư của 5 đơn vị chưa giải quyết lao động dôi dư theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP, đó là: Công ty cà phê Buôn Ma Thuột (206 lao động), Công ty cà phê Ea Pôk (22), Công ty cà phê Tháng 10 (15), Nông trường cà phê Cư Pul (24) và Công ty cà phê K’rông Ana (50).
Để đảm bảo quyền lợi và ổn định cuộc sống của người lao động, ngày 31/8/2010, UBND tỉnh Đak Lak đã chính thức có văn bản đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng Bộ Tài chính cho phép số lao động dôi dư đã nghỉ việc từ năm 2007 (giải quyết theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP) nhưng chưa được giải quyết chế độ được tiếp tục thực hiện chính sách lao động dôi dư theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ và tính thời gian công tác đến năm 2007.
Lập phương án giải quyết theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP
Theo thông tin Cổng TTĐT Chính phủ vừa nhận được, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra phương án giải quyết chế độ đối với số lao động dôi dư này sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
Theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ, hiện 5 Công ty trên được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị UBND tỉnh Đak Lak chỉ đạo lập phương án để giải quyết lao động dôi dư đối với 5 công ty trên theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc:
Thứ nhất, phương án chuyển đổi doanh nghiệp, phương án sắp xếp lao động đối với các doanh nghiệp nêu trên phải được UBND tỉnh Đak Lak phê duyệt trước ngày 10/10/2010 theo quy định tại khoản 3, Điều 11, Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ.
Thứ hai, người lao động thuộc diện xét giải quyết chế độ lao động dôi dư phải có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định chuyển đổi doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền (kể cả số lao động đã nghỉ việc nhưng vẫn có quan hệ lao động với doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi doanh nghiệp).
Đồng thời, đối với số lao động đã nghỉ việc theo phương án sắp xếp lao động do UBND tỉnh Đak Lak đã phê duyệt trước đây mà không thuộc đối tượng giải quyết lao động dôi dư theo nội dung trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị UBND tỉnh Đak Lak xem xét, có phương án hỗ trợ giải quyết chế độ trợ cấp đối với số lao động này từ nguồn kinh phí hợp pháp của địa phương cho phù hợp.
Theo Báo Chính Phủ
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Hành trình thương hiệu tỷ USD: Vạn dặm từ một bước đi (18/04/2019)
- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiện, lý giải chuyện Trung Nguyên (14/08/2018)
- Ngành cà phê Việt và ‘cuộc chơi’ của thương lái (14/09/2017)
- Vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ mở nhà máy cà phê mới TNI King Coffee (25/04/2017)
- Cuộc chiến cà phê: Bộ mặt của 4 “ông lớn” trên truyền thông (15/03/2016)
- Cà phê Lào tấn công thị trường Việt Nam (23/03/2014)
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam