Đất nông nghiệp có được phép xây dựng nhà tạm hay không?

Hiện nay tại nhiều địa phương, tình trạng xây dựng nhà tạm, lán xưởng đang “mọc” tràn lan trên đất nông nghiệp. Chính vì vây, câu hỏi có được xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp không được rất nhiều người quan tâm.

Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai hoặc nặng hơn có thể bị thu hồi đất mà không được bồi thường về đất. Ảnh minh họa: Phan Anh
Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai hoặc nặng hơn có thể bị thu hồi đất mà không được bồi thường về đất. Ảnh minh họa: Phan Anh

Có được xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định giải thích thế nào là nhà tạm. Tuy nhiên, có thể hiểu nhà tạm là nhà ở được xây dựng mang tính chất tạm bợ, nhất thời, thời gian tồn tại ngắn, thiết kế và vật liệu xây dựng không được chú trọng.

Dưới góc độ pháp lý, cụ thể là Luật Xây dựng, thì nhà tạm có nhiều điểm đồng nhất với công trình xây dựng có thời hạn.

Theo đó, nhà tạm được hiểu là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng với một số đặc điểm dễ nhận thấy như xây dựng không kiên cố, thiết kế đơn giản.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đúng mục đích sử dụng của đất.

Mục đích sử dụng đất được ghi rõ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ giao đất khác, người sử dụng đất không được làm trái với mục đích ghi trên các loại giấy tờ này.

Như vậy đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích là để sản xuất nông nghiệp, mọi hoạt động sử dụng trái với mục đích sử dụng trên là không được phép, kể cả việc xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp.

Điều kiện xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp

Theo quy định pháp luật, để có thể xây nhà tạm trên đất nông nghiệp thì cần phải được cơ quan chức năng xem xét. Vì vậy để được xây nhà tạm trên đất nông nghiệp thì sẽ phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:

  • Công trình xây dựng phải thuộc trong khu vực đã có chi tiết quy hoạch hay quy hoạch ở khu dân cư nông thôn.
  • Công trình xây dựng đó phải phù hợp với mục đích đầu tư hay mục đích sử dụng của đất.
  • Công trình xây dựng đó phải đảm bảo an toàn không những cho chính dự án của mình mà còn phải bảo đảm an toàn cho các công trình xung quanh khác.
  • Đất vườn có được xây nhà tạm hay không phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về môi trường. Đồng thời, công trình xây dựng phải có hành lang bảo vệ, đê điều, giao thông,…
  • Hồ sơ thiết kế của công trình xây dựng phải đảm bảo đáp ứng được các quy định.
  • Để xem xét đất vườn có được xây nhà tạm không thì phải xem công trình đó có phù hợp với quy mô và thời gian thực hiện các quy hoạch được quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh không.

Khi thời gian tồn tại của công trình xây dựng được ghi trên giấy chứng nhận tạm hết hạn thì chủ đầu tư phải cam kết không được yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường. Ngoài ra chủ đầu tư cũng phải thực hiện cam kết tự phá bỏ công trình xây dựng trên.

Các công trình xây dựng hay nhà ở riêng lẻ chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm theo một thời gian nhất định chứ sẽ không theo giai đoạn và dự án.

Đối với từng trường hợp cụ thể của mỗi địa phương thì việc xây dựng nhà tạm sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận khi đáp ứng các điều kiện để cấp phép xây dựng công trình tạm hay nhà tạm trên đất nông nghiệp.

Xem thêm:

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nguyễn thủy

    Người nghèo tích cóp được ít tiền xây cái nhà trên đất nông nghiệp lâu năm bỏ hoang, xây xong ông nhà nước cho cò đến múc. Sao lúc xây ăn tiền của người dân rồi không thấy ai nói gì và cho cò tới thì ai dám xây nữa.

Tin đã đăng