Chia làm nhiều đợt bón phân cho cà phê

Trong một năm cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Do đó việc bón phân chia làm nhiều đợt trong năm cần được phân bổ, tính toán một cách hợp lý không chỉ giúp cho cây sinh trưởng mà còn là nhân tố quan trọng quyết định đến sản lượng thu hoạch trong một năm

bon phan cho ca phe

Cà phê là loại cây đa niên, sinh trưởng quanh năm tuy trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Do đặc điểm của vùng đất Tây Nguyên có hai mùa mưa nắng rõ rệt nên ở mỗi giai đoạn khác nhau cây cần có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu mùa khô được cung cấp nước đầy đủ thì cây cũng sẽ sinh trưởng gần như mùa mưa. Trong thực tế việc cung cấp nước vào mùa khô chỉ giúp cây sinh trưởng ở mức thấp nhất hay chỉ mới duy trì sự sống thì vào mùa mưa việc sinh trưởng nhờ có nước trời nên được tiến hành mạnh mẽ hơn.

Vào mùa khô bà con ta cung cấp nước ngoài mục đích ra hoa, đậu quả thì còn lại chỉ mới ở mức độ duy trì sự sống nên cây có khả năng khai thác dinh dưỡng rất thấp…

Theo các chuyên gia thì bà con không nên bón phân vào mùa này là tốt nhất nếu việc cung cấp nước không dồi dào, nhưng tưới nước nhiều cho cây thì lại rất tốn kém. Giai đoạn này nếu bón phân mà không đủ nước sẽ gây nguy hiểm cho cây vì bản thân phân cũng hấp thu nước để chuyển hóa nên làm cho cây bị “hạn” thêm.

*Việc bón phân trong một năm cho cây cà phê thường chia làm 3 đợt vào các thời kỳ :

  • Đợt đầu mùa mưa, vào các tháng 4-5, sau những trận mưa đầu mùa đủ lớn để đất có độ ẩm cần thiết. Nên dành cho một tỷ lệ phân bón thấp vì ở đầu mùa mưa lượng nước còn ít, độ ẩm chưa cao, cây mới bắt đầu sinh trưởng chưa có khả năng khai thác được nhiều dinh dưỡng nên bón nhiều cây không khai thác kịp và có thể gây sốc.
  • Đợt giữa mùa mưa, vào các tháng 6-7-8. Đây là đợt bón tập trung nhất, nhiều nhất vì lúc này cây đã sinh trưởng mạnh mẽ, có bộ lá và hệ thống rễ phát triển, có khả năng đồng hóa nhiều chất dinh dưỡng để tích lũy và chuẩn bị cho giai đoạn sinh trưởng sau. Đợt này bà con chia làm 2 lần cách nhau 2 – 4 tuần để giúp cho hệ số hấp thu của cây đạt được cao nhất.
  • Đợt cuối mùa mưa, vào các tháng 9-10-11. Bà con cũng không nên bón nhiều vì lúc này cây đang chuẩn bị bước vào thời kỳ nghỉ, để chuẩn bị cho một mùa khô không có nước nên cũng không hấp thu được nhiều phân.

* Theo các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm riêng, GS.TS. Phan Quốc Sủng, viện trưởng Viện Nghiên cứu Cà phê VN đề nghị chia các lần bón như sau:

Số lượng phân đã tính toán chuẩn bị để bón trong mùa mưa bà con chia ra.

  • Phân N : bón cho đợt 1 khoảng 35%, đợt 2 bón 40%, đợt 3 bón 25%.
  • Phân P : bón cho đợt 1 khoảng 0%, đợt 2 bón 40%, đợt 3 bón 60%.
  • Phân K : bón cho đợt 1 khoảng 30%, đợt 2 bón 40%, đợt 3 bón 30%.

(Mỗi đợt chia ra làm 2 đến 3 lần cách nhau 1-2 tuần để cho cây hấp thu được tối đa.)

Sở dĩ đợt 3 bón ít phân N, nhiều phân P là do lúc này không muốn cho cây sinh trưởng mạnh mà để cây chuẩn bị bước vào giai đoạn chịu hạn và hình thành mầm hoa tốt hơn. Lượng phân P lớn lúc này ngoài việc giúp cho quá trình phân hóa mầm hoa tốt hơn còn giúp bộ rễ cây khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc chống chịu với một mùa khô đang đến.

Với mục đích để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc chăm sóc vườn cà phê nên tôi đã tổng hợp ý kiến của nhiều chuyên gia để viết loạt bài này mong giúp được ít nhiều cho bà con nông dân cà phê. Bà con cân nhắc để vận dụng.

>> Cân đối phân bón cho cà phê

Nguyễn Vịnh
Cư Kuin, Đaklak

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. trung dũng

    Xin hỏi tác giả Nguyễn Vịnh, theo giáo sư Phan Quốc Sủng thì phân N (P, K) là phân nitơ nguyên chất hay urê hay SA? tỷ lệ bón phân đợt 1 là N 35%, K 30% thì cụ thể là bao nhiêu kg SA hoặc urê/ 1 cây cà phê, bao nhiêu kg Kali/ 1 cây cafê? Tổng tỷ lệ trên mới 65% vậy 35% còn lại là gì?

    1. hoathuan

      các bác đọc 2 bài trước và đọc kỷ 1 chút chứ. Câu hỏi của các bác có trả lời hết trong đó, phiền lòng bác Vịnh nói lại, nếu bác Vịnh thương bà con thì nói một lần nữa cho cụ thể hơn thì tốt biết mấy.

  2. Nông dân nghèo

    Sau thu hái, cắt tỉa cành, cây cà phê nhìn tả tơi. Nên mùa tưới tôi thường cho ăn đạm SA, vừa giúp cây hồi sức vừa hỗ trợ cho việc thụ phấn đậu quả. Lượng phân SA được bón từ 150-200kg/ha cho lần tưới đợt 2 và ít hơn một tí, khoảng 100-150kg/ha cho lần tưới đợt 4.
    Sở dĩ phải bón trong lần tưới đợt 2 là do mới trải qua thời gian khô hạn cây cần có nước đợt 1 để hồi sức và đất phải có độ ẩm cần thiết để phân phát huy tác dụng. Còn bón làm 2 lần là để cây hấp thu được tốt hơn, khỏi lãng phí. Xin trao đổi với bà con.

  3. Kim dung

    Tại sao tác giả Nguyễn Vịnh nói không nên bón phân vào mùa khô, còn bác Nông dân Nghèo vẫn nón phân vào mùa khô? phải chăng kinh nhgiệm của Bác Nông Dân Nghèo không thích hợp nên nông dân luôn “NGHÈO”???

  4. Nguyễn Vịnh

    Xin được phản hồi!
    -Vào mùa khô Bác Nông Dân Nghèo bón SA hợp lí hơn Urê vì SA chậm bay hơi nên cây hấp thu được nhiều hơn.
    -SA cung cấp trung lượng lưu huỳnh (S) cho đất, còn giúp cải tạo đất chua phèn.
    -Chắc là do bác “xót” vì “thương cây cà phê tả tơi” nên cho ăn phân để cây mau lại sức.
    -Chia làm nhiều lần như bác là rất tốt, lí do như bác đã trình bày.
    -Xin đọc bài viết kỹ hơn để khỏi hiểu nhầm ý tác giả : “Theo các chuyên gia… không nên bón phân… nếu việc cung cấp nước không dồi dào.” Và không có chỗ nào khuyên “không nên bón phân vào mùa khô”.
    -Trả lời cho hoathuan luôn:
    +Phân N là đạm, P là lân…còn trong báo cáo không ai viết cụ thể bón đạm gì, lân gì… vì còn tùy thuộc vào đất, và còn tùy vào nơi bạn ở có loại đó không nữa. Số % là tính cho một loại đạm hay lân… dự tính bón trong năm, tính theo hàng ngang trong bài viết.
    Xin cám ơn.

  5. Trần Hoàng

    Theo sách vở Chú Vịnh viết như thế là tốt cho bà con rồi. Như việc không nên bón phân vào mùa khô là chưa chính xác.
    – Nếu không có nước tưới thì đúng là không nên bón.
    – Nếu có nước tưới thì bón như ông Nông dân nghèo thì sẽ cho năng suất cao hơn. Nếu có điều kiện thì nên bón NPK chuyên dùng mùa khô, vì trong đó có đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây cà phê vào mùa khô, đặc biệt là khi mở hoa ví dụ công thức( 20-6-6-13S +TE), TE góp phần quan trọng cho việc ra hoa đậu trái hàng loạt ( TE: Cu, Zn, Mo, B, Co, Fe, Mn). Bà con chú ý rằng, Muốn tăng năng suất thì điều trước tiên phải cho nó ra hoa và đậu trái hàng loạt trước đã, có trái mới tính đến mùa mưa chăm sóc chứ ( không có trái thì mùa mưa bón nhiều chỉ xanh cây tốt lái mà không có quả), bởi vậy bón phân mùa khô khá quan trọng đấy bác Vịnh.
    Bà con mà không bón phân mùa khô, nếu mùa mưa đến muộn như năm này, Cây cà rụng hết trái vì thiếu dinh dưỡng, cuối vụ này không có cháo mà ăn đâu.
    – Việc lấy mẫu đất phân tích tui bổ sung thêm:
    1. Trên vườn lấy càng nhiều mẫu càng tốt, mỗi mẫu lấy khoảng 0.5-1kg, vườn 1 ha lấy khoảng 20 mẫu phân bố đều trong vườn.
    2 . Cách lấy: xắn một lỗ tròn từ trên xuống dưới độ sâu khoảng 20-30cm là vừa, mỗi lỗ như vậy phải lấy hết đất từ trên xuống dưới.
    3. Lấy các mẫu trộn lại với nhau thật đều, sau đó lấy ra 1-2 mẫu khoảng 0.5kg đựng vào túi nilon giói cẩn thận đem đi kiểm.Nhớ bảo quản mẫu trong điều kiện tốt nhất có thể được.
    4. Các chỉ tiêu cần kiểm: Đạm tổng số(Ntt), K2O hòa tan, P2O5 hữu hiệu, Hữu cơ( đễ biết độ phì nhiêu, tới xốp của đất), có đều kiện thì kiểm thêm CaO, MgO, SiO2, S và Cu, Zn, Fe, B.

  6. DVN

    Nhờ bạn Nguyễn Vịnh gửi giùm câu hỏi đến GS.TS Phan Quốc Sủng xem GS có dịch nhầm tài liệu của Brazin hay không ? .Theo tôi suy đóan thì GS đã nhầm về mùa vụ nên đưa ra khuyến cáo cách bón phân như trên .Brazin ở Nam bán cầu còn Việt Nam lại ở Bắc bán cầu nên mùa vụ có thể ngược nhau .
    Trong 3 thành phần N,P và K thì P rất cần cho việc phát triển bộ rễ nên phải bón nhiều vào đầu mùa mưa .Ở Brazin tháng 9,10,11 là đầu mùa mưa nên họ bón đến 60% P,còn vào tháng 4 tháng 5 bên đó lại là cuối mùa mưa đầu mùa khô nên họ bón P =0%.

    1. noi ngang

      Bạn DVN có tài liệu về bón phân của Brazin thì xin đưa lên để cho bà con cùng tham khảo.
      Nhiều Cty sản xuất phân bón có những ý kiến trái chiều nhau mà ý kiến nào cũng có vẻ có lí cả và đưa ra những loại phân chuyên dụng có công thức na ná nhau không biết đâu mà lần.
      Tốt nhất theo tôi nên sử dụng phân đơn về tự trộn lấy cho phù hợp đất vườn mình. Bởi lẽ Cục Trồng trọt Bộ NN đã thông tin có đến 48% phân chuyên dụng và phân trộn trên thị trường là phân đểu kém chất lượng mà năm sau càng nhiều hơn năm trước(không biết năm nay ra sao). Tôi cũng đã tìm đọc Báo Pháp Luật ngày 30/07/2010, thực sự quá bất ngờ khi có đến 3 “đại gia” phân bón hàng Top ten của phía Nam lại tung ra thị trường hàng đống phân đểu kém chất lượng để phải ra cúi đầu trước tòa một cách nhục nhã. Biết tin vào đâu bây giờ!

      1. Trần Hoàng

        Tài liệu bón phân của Brazil tui có đầy, trên Mạng cũng có ông cố gắng tìm. Nhưng ông nên nhớ cây cà phê Brazil và cây cà phê ở Tây Nguyên có khác nhau. Đất đai, khí hậu khách nhau nên không thể copy mà dùng được đâu. Tài liệu viết bằng tiếng anh, ông địch được không?
        Ông cũng thuộc trường phái Bi quan, duy ý chí đó. Trước đây các công ty từ to, đến nhỏ đều làm gian về chất lượng( trước năm 2008) sau này thì giảm nhiều rồi. Cty tui thanh lập hoat động năm 2009 nên không bị bê bối như các công ty trước đây. Trước đây quản lý kém nó như bài toán vận tải hiện nay. Chạy đúng tải thì lỗ xăng dầu, chạy quá tải thì mau hư xe, bị CA phạt, phạt cũng phải chạy không thỉ chết đói vì cạnh trang về giá cước. Tui nói vậy là ông hiểu tình hình phân bón trước năm 2008.

        Nghị định 15 và thông tư 36 vừa rồi đã chấn chỉn điều đó, Tui nghĩa sẽ không con phân bón kém chất lượng nữa. Có còn phân kém chất lượng thì phải có người bảo kê không thì nộp phạt trắng máu.
        Không có gì là tuyệt đối cả, Tiền mà người ta còn làm giả, người cũng giả, phân bón thì có gì mà không giả được. Nhưng ông đừng bi quan mà không dám bón phân NPK. Phân đơn cũng bị làm giả quá chừng, tại ông không biết đó thôi. Phân kali bị làm giả nhiều nhất, người ta làm giả từ nước ngoài rồi nhập về bán Việt Nam, Ông không làm trong ngành này nên ông không hiểu hết, cứ tưởng phân đơn là không giả. Công ty tui làm NPK nên thường xuyên kiểm mẫu trước khi đưa vào sản xuất, có rất nhiều lô nhập về vẫn kiém chất lượng. Ví dụ DAP 18-46-0 thì kiểm ra còn 15-44-0, Ure6 46% thì kiểm còn 43%.
        Năm ngoái có lô kali 20.000 tấn về Việt Nam bị phát hiện đạt 30% chất lượng số hàng đó được bán hết ở Tây Nguyên và Miền trung, không biết ông có mua phải phân đó không mà ngồi rung đùi đắc ý là thật.

        Nhờ kiểm mẫu trước khi sản xuất nên phân cty tui đưa ra thị trường không bị kém chất lượng. Đi mua phân mà cho đầu tư từ đầu vụ đến cuối vụ, giá rẻ thì coi chừng!
        Tui nói vậy ông có sáng mắt ra chưa?

        ” PHÂN TỐT HAY XẤU KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO QUY MÔ MÀ PHỤ THUỘC VÀO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐÓ”

      2. may bay

        ” Công ty tui làm NPK nên thường xuyên kiểm mẫu trước khi đưa vào sản xuất, có rất nhiều lô nhập về vẫn kiém chất lượng. Ví dụ DAP 18-46-0 thì kiểm ra còn 15-44-0, Ure6 46% thì kiểm còn 43%. ” Vậy tôi xin hỏi : ông xử lý như thế nào khi kiểm mẫu và phát hiện vấn đề trên ?

      3. nguyễn hữu cường

        Tôi là một kỹ sư nông nghiệp, chỉ nhận minh có chút kiến thức. Nhưng như ông Trần Hoàng nói tôi thấy ông thật là nông cạn. Ông thử đưa ra vài kinh nghiêm về làm cà phê và phối trộn phân vi lượng bón taị tây nguyên xem kiến thức ông tới đâu.

  7. hoathuan

    gửi Trần Hoàng
    tui tóm tắt ý ông:
    -Trước đây các công ty từ to, đến nhỏ đều làm gian về chất lượng
    -Tiền mà người ta còn làm giả, người cũng giả, phân bón thì có gì mà không giả được
    …vậy thì dân tui dại gì mà nhân đôi rủi ro, qua một ải phân đơn rồi thêm một ải Đạo đức của mấy ông …mà ông có to tiếng là từ to đến nhỏ đều gian…để bị mua phân giả , hởi ông Việt Mỹ.
    dân tụi tui phân đơn giả còn nghi ngờ, phần nào phân biệt để ngăn ngừa, còn mấy ông trộn phụ gia vào rồi ( không biết bao nhiêu đất, vôi mà kể…) thì biết đường nào mà lần hởi ông !?!?
    ông ỷ ông là mad tơ mà chê dân tui không biết cách để hiểu tiến Anh hả ? nhầm to !
    ông hơi quá tự tin vào đạo đức của sếp ông đó, ( có phải vì lương quá cao không, tiền này nghĩ sâu xa cũng của dân nghèo tụi tui đó ông) ( nhờ bán phân….)

  8. Nhin khong duoc

    -Báo cáo của Cục Trồng trọt năm 2009 phân bón giả kém chất lượng chiếm 48,78% tăng 1,6% so với năm 2008 chủ yếu là phân hổn hợp và phân bón lá chứ không phải trước 2008 đâu!
    -Vụ 30/07 trên báo Pháp Luật có cả đại gia Đầu trâu dính nữa.
    -Chà chà ! có thằng chạy theo nước ngoài quay lại chê dân mình dốt hả…hết biết! Hay là dốt vì bị lừa mà không biết. Đừng lập lờ…như phân bón NPK nhé.

  9. Thục Nhi

    Phân biệt phân bón kém chất lượng là điều đối với nông dân gần như không thể nên cũng rất khó để cảnh giac bà con. Như anh bạn trên nói, ngay cả cty sản xuất phân chuyên môn mà còn nhầm huống gì bà con. Phân biệt phân trộn thường khó hơn phân đơn.
    Thường thấy như sau : các công ty hay tiếp thị phân trộn qua HTX, nông trường hay đoàn thể như hội nông dân, hội làm vườn thì gần như đều kém chất lượng vì phải bù vào chi phí và huê hồng khi tiếp thị.
    Các cty nhỏ lẻ xa lạ ít biết của địa phương này bán sang địa phương khác, các cty mới, làm ăn kiểu chụp giựt rồi giải thể lập để cty khác tiếp tục sản xuất phân đểu.
    Ngay cả cty lớn có tiếng tăm cũng vì lợi nhuận thỉnh thoảng tung ra lô hàng kém chất lượng như báo PL 30/7 đưa tin..vv…vv.
    Chỉ có cách thăm dò qua người mua bón trước hay người quen tin tưởng để mua thôi. Đừng quá tin vào đại lý, vì lợi nhuận họ sẳn sàng bán phân đểu cho bà con.

  10. Nông dân thực sự

    Đọc mấy bài thảo luận trên tui thất ngay các ông không phải là nông dân, nhưng cũng không phải nhà khoa học. Cứ tranh luận vấn đề ngoài diển dàn. Thực ra không có gì là hoàn thiện cả. Nhà mình trồng rau muống, trước khi xuất bán phải phun nhiều loại thuốc, thậm chí cả nhớt và nước rửa chén, ở chổ mình ai cũng làm thế, nếu không làm vậy rau mau héo, xấu => khó bán.
    Tui biết làm như thế là có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, như vì cuộc sống và xã hội nên tui đang làm vậy.
    Việc phân kém chất lượng báo chí, tv nói nhiều rồi, nếu không tin thì đừng mua, đừng dùng chứ làm gia mà tranh luận, chỉ trích nhau làm gì. Tôi, và các vị không sản xuất, không mua bán. thì xã hội vẫn phát triển như thường. Hãy mang tư tưởng tiến bộ một chút hỡi các nhà ” Không phải nông dân, không phải khoa học”

    Ai có đường link cho tui đọc bài báo pháp luật ngày 30/07/2010 với.

    1. noi ngang

      – Đọc cũng vậy, không đọc cũng vậy, phân dổm vẫn tràn lan, xã hội vẫn phát triển bình thường. Vậy thì đọc mà làm gì!
      Biết có hại mà vẫn làm thì…bótay.com.
      Vậy mới là nông dân hả ?
      – Mấy ông này sao không tìm mad tơ Trần Hoàng mà bái sư để học đạo đức kinh doanh nhỉ ?

  11. CHÂN ĐẤT MẮT TOÉT

    Hỡi các nhà Quân sư quạt mo đừng cãi vã nhau nữa! Là một nông dân thứ thiệt tôi chỉ mong sao có một cái máy để thử chất lượng phân bón thì mới yên tâm được, vì các nhà sản xuất họ biết thừa nông dân chẳng ai ăn được nên họ cứ làm như vậy đấy. Chỉ khổ cho nông dân thôi!

  12. may bay

    Hầu hết vì tiền mà người ta hay làm những điều trái lương tâm đạo đức ; vì tính lợi nhuận cá nhân trước mắt mà người ta không nghĩ tới (hoặc có biết nhưng vẫn làm) hậu quả cho cộng đồng, cho thế hệ tương lai .

  13. may bay

    Các đại gia phân bón có đạo đức lương tâm khi nhập phải nguyên liệu về để sx biết phân bón kém chất lượng cũng không dễ hủy lô hàng mình bị cắm sừng mà vẫn cứ cho tung ra thị trường nhờ thương hiệu vốn có ; cũng giống như người ta biết mình có đồng tiền giả nhưng chẳng ai muốn đốt nó đi mà chỉ nghĩ làm sao để xài được đồng tiền đó.

  14. nông trí

    Đề nghị tử hình những tên lừa đảo dân nghèo. Chúng ăn sung mặc sướng, hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của những người dân lam lũ cùng cực… Chúng lừa được sau chúng lại còn nói là dân đen mình ngu dốt vì bị chúng lừa.

  15. bui xuan hoang minh

    Kính thưa các bác nông dân thực thụ. Theo các bác tình hình giá caphe năm nay sẻ tiến triển ra sao. Theo em thấy năm 2010 giá caphe rất nóng, còn năm ngoái 2011 gia caphe lên ko nổi, cứ lưng chừng rồi hạ. Bước sang năm này 2012 theo các bác dự đoán giá cả sẻ ra sao?

  16. honam

    Đọc bài viết Chia làm nhiều đợt bón phân cho cà phê ở trên thấy tác giả khuyến cáo là bón Lân làm 2 đợt và bón vào cuối mùa mưa cho cà phê vối ở Tây nguyên. Tuy nhiên tôi thấy một nhà khoa học nông nghiệp khác làm công tác nghiên cứu cà phê tại Tây nguyên lại khuyến cáo riêng Lân một năm nên bón một lần vào đầu mùa mưa với liều lượng 700kg trên 1 ha. Tôi chưa biết bón Lân theo cách nào trên đây thích hợp hơn với cà phê, vậy mong các bạn ai có kinh nghiệm vui lòng hương dẫn chia sẻ. Xin cảm ơn!

  17. Nông dân cà phê

    Bài viết này đăng cách đây đã 2 năm rồi mà tính thới sự vẫn nóng như hòn than.
    Không biết giờ này ông bạn Trần Hoàng có còn tại vị với Công ty phân bón Việt Mỹ nữa không, hay là vì vấn đề đạo đức kinh doanh nên ông “chuồn” rồi.
    Mỗi chuyên gia, mỗi kinh nghiệm của nông dân thì đầu có nhận định khác nhau về cách bón phân, thậm chí còn trái ngược nhau hoàn toàn, ví dụ như có chuyên gia này thì nói bón phân lân vào cuối mùa mưa, còn chuyên gia khác lại nói bón 100% vào đầu mùa mưa.
    Như tôi đã nói nhiều lần: nhà nước nên phát minh, nghiên cứu một loại máy phân tích đất, phân tích phân rồi bán đại trà, giá rẻ cho nông dân (khoảng từ 5-10 triệu đồng /1 máy) thì tôi dám chắc 100% không công ty nào dám sản xuất phân kém chất lượng và nông dân còn biết được chính xác vườn nhà mình thời gian nào, địa điểm nào đất thiếu chất gì mà biết cách bón phân cho thích hợp.
    Tôi nghĩ sản xuất ra cái máy này cũng không khó và không quá tốn kém chỉ có điều nhà khoa học nào, công ty nào nghiên cứu sản xuất ra cái máy này thì các Công ty phân bón cho giang hồ xử đẹp luôn.

  18. dan tri

    Chào bà con đơn giản thôi bà con ah. Buồn lắm tại nhà nước mình không xử nghiêm minh và bắt cơ quan quản lí thị trường đây thôi. Nếu quản lý thị trường mà làm việc lấy lương mà kiểu này thì phạt và bắt bồi thường cho nông dân thì có mà hết đường bán phân kém chất lượng, ông nội nó cũng chết chứ cần gì phải máy kiểm tra gì cho nó mệt. Chung qui lai là tại nhà nước mình không nghiêm minh nên đất nước mình cứ luẩn quẩn vậy thôi .

Tin đã đăng