Giá nông sản rất nhạy cảm với thị trường chứ không co giãn như những mặt hàng khác. Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – TS. Đặng Kim Sơn, cho rằng quan trọng nhất lúc này là thông tin cho người dân và sau đó là giúp họ định hướng để hành động.
– TBKTSG: Thưa ông, giá nông sản đang xuống thấp cùng với những lo ngại diễn biến xấu trên thị trường tài chính thế giới. Tài chính và nông nghiệp là hai lĩnh vực dường như khá xa nhau, ông lý giải điều này thế nào?
– TS.Đặng Kim Sơn: Tài chính và nông nghiệp không xa nhau. Việt Nam xuất khẩu tới một nửa nông sản đi khắp thế giới. Nếu “bên kia” tiêu dùng tăng thì thị trường mở và nếu tiêu dùng giảm thì thị trường của ta hẹp lại.
Có hai loại sản phẩm. Một loại sản phẩm của người giàu, ví dụ như cao su (làm lốp ô tô, Trung Quốc nhập rất nhiều cao su nhân tạo của Việt Nam khi ngành công nghiệp ôtô phát triển), đồ gỗ, cà phê…
Kinh tế các nước giàu giảm thì sẽ giảm tiêu dùng. Người ta sẽ mua ôtô ít đi, uống cà phê ít đi vì đó không phải những sản phẩm thiết yếu. Khi kinh tế tăng trưởng chậm lại thì giá dầu mỏ thế giới giảm, kéo theo giá các sản phẩm liên quan tới dầu mỏ cũng xuống (giá cao su nhân tạo giảm kéo theo giá cao su tự nhiên giảm).
Nhìn chung, giá nông sản rất nhạy cảm. Khi cung thiếu thì giá tăng vọt và cung thừa cũng giảm rất nhanh chứ không co giãn như những mặt hàng khác.
– Ông có dự báo gì về diễn biến giá nông sản?
– Còn quá sớm để nói trước. Chúng tôi đang tập trung nhân lực để ghi nhận tình hình và mặc dù viện chúng tôi chịu trách nhiệm về nghiên cứu những vấn đề dài hạn nhưng những bài học ngắn hạn rất quan trọng.
Chúng tôi đang chuẩn bị cho một hội nghị lớn về dự báo nông sản trong vài tháng tới với sự có mặt các chuyên gia dự báo nổi tiếng ở những cơ quan như Bộ Nông nghiệp Mỹ, Bộ Nông nghiệp Úc hay Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách nông nghiệp quốc tế.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam làm việc này, đúng vào giai đoạn thị trường biến động quyết liệt như hiện nay. Chúng tôi muốn đưa đến cho người sản xuất nông sản nhiều thông tin hơn về tình hình thị trường nông sản.
– Ngành nông nghiệp cần làm gì để hỗ trợ thị trường?
– Các cơ quan chức năng trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang họp với nhau để phối hợp hành động. Chúng tôi đang tập hợp xem cơ quan nào có thông tin gì, cơ quan nào phải trả lời nhân dân câu hỏi gì. Sau đó sẽ phối hợp để phân tích, xử lý và đưa ra các ý kiến để thống nhất hành động. Quan trọng nhất lúc này là thông tin cho người dân và sau đó là giúp họ định hướng để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp đang chuẩn bị xây dựng chiến lược. Trong chiến lược dài hạn, việc cần làm là tổ chức một hệ thống cán bộ nghiên cứu phân tích thị trường thật giỏi.
Ngoài ra cần xây dựng hệ thống thông tin tốt, nắm rõ tình hình cung và cầu trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, mình đưa thông tin đến cho nông dân qua Internet, tivi, đài báo, hỗ trợ người dân ra quyết định và đề ra cơ sở khoa học cho các chính sách điều hành thị trường của Nhà nước.
——————-
Theo TBKTSG – HỒNG PHÚC thực hiện
Đúng theo phong cách các ” bô lão” ngồi bàn giấy !
Vấn đề của thị trường hiện nay không fải là trả lời câu hỏi gì ? hay ai sẽ thông báo cái gì ? mà phải tìm ra các công cụ hỗ trợ giá .Đó mới là giải pháp , các vị ấy cứ nghĩ là chỉ cần xây dựng 1 cái BCEC là đủ sao ?
Hãy nhìn sang nước ” số 1″ là Brazil xem họ đã làm gì ? : Pepro, stock và BMF .
Còn chúng ta chỉ 1 cái BCEC mà ” hy vọng” điều phối sao ? thực tế chúng ta cần 1 cái nền mà dựa vào đó chúng ta có thể điều phối được thị trường .
Hãy nhớ VN luôn làm trùm giá thế giới về Robusta trong khoảng từ tháng 10 năm này đến tháng 2 năm sau nhưng ….Vấn đề là gì ?
Còn Tiến Sĩ cho rằng có thể dự báo trong vài tháng tới ? :D
Có ai dám tin vào cái dự báo đó không nhỉ ?
xin cam on trang web y5cafe hien thi thong tin rat day du ve thi truong cafe , toi la nguoi kinh doanh cafe toi thuong vao trang nay lam nhung toi co mot gop y nho nho la: trang web nen cap nhat gia ca phe nhan moi ngay, de ba con biet gia caphe tung vung cua viet nam mot cach chinh xac.xin cam on toan the ban bien tap trang web nay. kinh chao