Phối trộn phân đơn để bón cho cà phê

Rất nhiều bà con nông dân đã tỏ ra lúng túng khi sử dụng phân đơn vô cơ để bón cho vườn cà phê. Họ không biết phải phối trộn các loại phân với một tỷ lệ nào là phù hợp cho vườn cà phê của mình đang canh tác mặc dù nhận thức rất rõ rằng trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau, cây cà phê cần một nhu cầu phân bón khác nhau.

> Cân đối phân bón cho cà phê

Đạm phú mỹ
Lựa chọn phân đơn để phối trộn hợp lý

Ở Việt Nam có đến hơn 90% diện tích trồng giống cà phê Vối (Robusta). So với các nước cùng trồng như Indonesia, Côte d’Ivoire, India, Papua New Guinea thì năng suất cà phê của Việt Nam rất cao, thường đạt sản lượng nhân 4-5 tấn /ha. Vì thế lượng phân cần bón trả cho đất cũng rất cao. Để tính toán được số lượng phân đơn cần thiết và phối trộn các loại phân đơn một cách hợp lý cho cây cà phê, mời bà con tham khảo những ý kiến sau đây :

1.Theo hướng dẫn của PGS.TS. Phan Quốc Sủng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cà phê VN :

  • Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, cần bón 200kg N + 150kg P + 200kg K/ha/năm. Đây là mức cơ bản để bón cho vườn cà phê có năng suất bình quân 2 tấn nhân/ha.
  • Nếu năng suất vượt trên 2 tấn nhân/ha thì cứ mỗi tấn vượt phải bón thêm 70kg N + 20kg P + 90kg K/ha/năm.

Ví dụ :
Nếu năng suất đạt 4 tấn nhân/ha thì cần bón 340kg N + 190kg P + 380kg K/ha/năm.
Nếu năng suất đạt 5 tấn nhân/ha thì cần bón 410kg N + 210kg P + 470kg K/ha/năm.

2. Theo công bố năm 1990 của Malavolta, (nghiên cứu trên cây cà phê Robusta của Indonesia, trồng với mật độ 1200 – 1600 cây/ha, năng suất 1,5 – 2 tấn/ha, nguồn Saleh, 1983) dựa vào lượng phân mà cây cà phê hấp thu của đất, đã đưa ra tính toán như sau :

  • Khi cây đạt năng suất khoảng 1,5 – 2 tấn nhân/ha thì sẽ hấp thu của đất 53,2kg N, 10,5kg P, 80,7kg K, … Như vậy cứ 1 tấn nhân thì cây sẽ hấp thu của đất 30,4kg N, 6kg P, 46,1kg K.
  • Hệ số sử dụng phân bón có hiệu quả thực tế cho cây trồng là khoảng 40%. Cho nên cứ 1 tấn nhân thì cần bón 76kg N, 15kg P, 115kg K.

Ví dụ:
Nếu năng suất đạt 4 tấn nhân/ha thì cần bón 304kg N + 60kg P + 460kg K.
Nếu năng suất đạt 5 tấn nhân/ha thì cần bón 380kg N + 75kg P + 575kg K.

3. Tham khảo thêm nghiên cứu trên cây cà phê Robusta của Côte d’Ivoire, (trồng với mật độ 1333 cây/ha, năng suất 1 tấn/ha, nguồn Snoeck, 1983) đã đưa ra tính toán như sau :

  • Khi cây có năng suất 1 tấn nhân/ha thì sẽ hấp thu của đất 85,2kg N, 17,6kg P, 82,1kg K,.. Với hệ số hiệu quả 40% thì cần bón trả cho đất 213kg N + 44kg P + 205kg K.

So sánh tất cả các số liệu trên bà con dễ dàng nhận thấy con số tạm tính, còn phụ thuộc vào năng suất thực tế của từng vườn cà phê và độ phì của từng khu từng vùng đất khác nhau, có thể chấp nhận được :

  • Số lượng phân đơn N khoảng từ 300kg – 400kg/ha/năm
  • Số lượng phân đơn P khoảng từ 150kg – 200kg/ha/năm
  • Số lượng phân đơn K khoảng từ 400kg – 500kg/ha/năm

(Trong đó lượng phân K luôn xấp xỉ hoặc nhiều hơn1,2 lần phân N. Lượng phân P ít hơn một nửa lượng phân N. Và bà con cũng biết được năng suất của Indonesia và Côte d’Ivoire trên cây cà phê Vối là rất thấp so với của VN).

Đây là lượng phân rất cao nên bà con cần chia ra làm nhiều lần, nhiều đợt để bón cho cây cà phê khỏi bị sốc. Chia ra nhiều lần, nhiều đợt còn giúp tăng khả năng hấp thu của cây có hiệu quả tối đa.

Để giúp bà con nông dân tự mình biết cách tính toán số lượng phân đơn thích hợp để phối trộn bón cho vườn cà phê của mình đang canh tác, bài viết này xin cung cấp một số cơ sở để tính toán nói trên. Mong bà con tham khảo, vận dụng để góp phần chăm sóc vườn cà phê của mình hợp lý hơn.

Nguyễn Vịnh
Cư Kuin, Đak Lak

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hòa Thuận

    Kính gửi bác Vịnh.
    tôi xin hỏi thêm cho rỏ:
    nếu năng suất 5 tấn thì số phân phải là: ( theo công thức TS Sũng) thì số phân là:
    ure:
    380kg N ( x 46%) = 826 kg ure cây hấp thu 40% tức là phả bón: 826 x 100 / 40= 2.150kg ure hả bác. ( N trong ure là 40%)
    phải tính như trên không bác Vịnh
    và các phân khác cũng tính tương tự… phải không bác Vịnh
    75kg P + 575kg K….
    mong bác hồi âm,
    Kính bác.
    Hòa Thuận

  2. Nguyễn Vịnh

    Bà con chú ý !
    Để tránh sự nhầm lẫn, bà con cố gắng đọc cẩn thận, và chú ý :
    -Trong cách tính toán của PGS.TS Phan Quốc Sủng là không có hệ số hiệu quả hấp thu của cây trồng.
    -Hệ số hấp thu trong tài liệu của nước ngoài đưa ra là từ 30% đến 50%. Dao động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bón vào lúc sáng hay chiều, vào mưa lớn hay nhỏ…độ thấm thấu…,rửa trôi…, bộ rễ…, sức khỏe của cây…nói chung là rất phức tạp. Để đơn giản giúp bà con dễ tiếp thu, xin đưa ra con số trung bình, chấp nhận được là 40%.
    -Quá trình vận dụng có điều gì chưa rõ xin bà con mạnh dạn cùng thảo luận.
    -Bà con cứ tính đơn giản : N là đạm, P là lân, K là kali… thế thôi.
    Chúc bà con vui, khỏe!

  3. farmer

    Chào các bác,

    Cách bón phân mà theo TS Sủng nói không sai vì chắc là đã có thực nghiệm ,và làm cho năng suất cà phê Robusta của VN cao hơn hẳng các nước khác .

    Tuy nhiên, trước đây ít năm , Tui có cùng làm 1 survey trong 3 niên vụ của VN với 1 nhóm MSC của trung tâm R&D của Đại Học Bangalore và chủ trì bởi 1 Ph.d , sau khảo sát: ông Ph.d này kết luận : Nông dân trồng cà phê của ta bón dư phân nhiều quá , chỉ cần bón khoảng 60% lượng đang bón và có kết hợp thêm 1 số biện pháp khác như phân xanh hay tưới nước sẽ vẫn đạt khoảng 85% năng suất như hiện có nhưng việc phải cải tạo đất sau đó sẽ không mất nhiều chi phí và sẽ không bị cái cảnh : năm sau luôn phải bón nhiều phân hơn năm trước mới duy trì được năng suất cho cây .

    Tui không đủ tầm để nói là ai sai ai đúng , cũng chỉ xin đóng góp ý kiến chung .

  4. bilamsao

    Bác farmer nói bón nhiều phân quá là sao? Tui không hiểu? Bác nghĩ nông dân tụi tui ai cũng dư tiền để mà bón dư phân à? Nếu tính như bác năng suất giảm đi 15%x5tan là giảm 0,75tan thành tiền là 18,75 triệu (giá cà phê 25) vậy bón thêm 10 triệu tiền phân với mất đi 18,75 triệu bác chọn cái nào?

  5. noi ngang

    Xin có ý kiến.
    -Nếu chỉ cần bón 60% có nghĩa là trước đây bón 2 tấn/ha thì chỉ cần bón 2 x 60% = 1,2 tấn/ha.
    Vậy là tôi tiết kiệm được 8 tạ phân.
    Nhưng năng suất của tôi chỉ còn đạt 85%, ví dụ 5 tấn/ha x 85% = 4,25 tấn.= mất 7,5 tạ.
    Hay tính năng suất 4 tấn/ha x 85% = 3,40 tấn = mất 6 tạ.
    Nếu đem ba con số này ra để so sánh thì bà con chọn số nào ?
    -Cũng theo bài báo trên thì năng suất ở Indonesia là 1,5 – 2 tấn/ha.
    Hay ở Coote d’Ivoire là 1 tấn/ha.
    Còn cà phê Robusta của VN có năng suất cao nhất thế giới.
    Vậy thì bà con theo ai ?
    Tôi xin theo bà con chứ không theo anh farmer. hi hi…

  6. Nhin khong duoc

    Tôi thấy có nhiều bác nói rất đúng nhưng mà… chưa trúng !
    – Đúng là vì ai cũng có lí lẻ, lập luận rất chắc chắn, sát với thực tế của cây cà phê ở địa phương mình. Tôi chỉ nói địa phương thôi nha. Còn ra khỏi địa phương thì đơn giản : ĐakLak không phải là Đồng Nai, Krông Buk không phải là Lâm Hà…vv.
    -Chưa trúng là chưa hiểu hết ý của tác giả, và càng không hiểu ý của farmer.
    +Đâu phải muốn tăng năng suất thì chỉ tăng lượng phân bón là được.Như vậy tại sao ở Indo, ở Coote d’Ivoire họ không tăng, chẳng lẽ họ không biết và học theo VN à! mà ta có bí mật gì đâu!
    +Vấn đề farmer nêu ra liên quan đến “sản xuất bền vững” mà thế giới đã đặt ra. Họ cho rằng ta khai thác năng suất quá mức từ việc phá bỏ cây che bóng để cây quang hợp tối đa đến việc bón phân quá nhiều, khai thác đất đai cạn kiệt dinh dưỡng mà hoàn trả chưa hợp lý, từ việc phát triển không quy hoạch, phá rừng tràn lan để mở rộng dện tích đến khai thác nước ngầm vô tội vạ làm mức nước ngầm giảm sút nghiêm trọng….vv.
    Tôi chỉ sợ đến một ngày nào đó xuất khẩu hay đi bán cà phê là phải xuất trình chứng chỉ, giấy phép…như xuất khẩu cá basa hay đồ gỗ, tôm đông lạnh… thôi thôi không dám nghĩ nữa.

    1. cafeDakNong

      Tôi đồng ý với nhận định của “Nhin Khong Duoc”. Tôi thấy hiện nay chúng ta đang vắt kiệt sức đất; cứ đà này thì khoảng 10 đến 15 năm nữa có nhiều vùng người dân không thể sống được bằng cây cà phê.
      Tôi ở Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, nơi có điều kiện về nguồn nước cực kỳ thuận lợi so với vùng cà phê truyền thống xung quanh Buôn Ma Thuột. Nhiều năm chỗ tôi chỉ phải tưới cafe có 1 lần (do trời mưa sớm), nếu phải tưới thì vạch cỏ ở suối là tưới thoải mái. Nhưng vài năm gần đây nước suối tự nhiên càng ngày càng cạn, người ta phải múc ao sát suối để trữ nước nhưng lượng nước trong ao cũng mỗi năm một giảm. Thêm vào đó là hiện tượng chai đất do dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, thiếu khoa học. Thậm chí vẫn rất nhiều người còn nghĩ là lượng phân bón hóa học và năng suất luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau.

  7. si va

    Tôi thấy “bác” farmer có nhiều ý kiến rất cao siêu, thật tình đầu óc nông dân chúng mình không hiểu nổi đâu!
    Có 1 lần tôi nghe TV nói cà phê năm 2009 có giá bình quân là 2000USD, tôi thắcmắc thì “bác” này quả quyết là niên vụ từ tháng 10 năm nay đến tháng 10 năm sau, năm 2009 bình quân là 2000USD! Rõ chưa?
    Báo hại tôi lại tin là có 1 thị trường khác London mà mình chưa tìm ra. Mà thực sự năm ấy bình quân khoảng 1200-1400USD/ tấn thôi.
    Mắt thấy tai nghe nhưng còn đầu óc phán đoán và 1 lòng tin, mình cảm thấy ai đúng thì tin thôi

  8. bilamsao

    Nói cùi một chút chứ canh tác bền vững rất quan trọng nhưng phải có lợi nhuận cái đã. Khi giàu rồi ta làm tiếp các việc khác. Bây giờ lo làm giàu đã. Trung Quốc vẫn xả thải khí nhà kính ầm ầm để phát triển kinh tế đó thôi. Việc bây giờ cần làm là tính toán bền vững nguồn nước có cái mà tưới trước đã. Em nói đúng không các bác? :D

  9. hoathuan

    bác ‘ nhinkhongduoc’ ơi! ở VN cafe 1 tấn / ha thì bà con tui ăn đất hay lá cafe ? phát triển bền vững thì hiện tại cũng có cái ăn đã chứ ! chưa kể mặc (?) , nuôi 2 đứa nhỏ nũa chứ !

  10. vo vi

    Tui không hiểu bên mấy nước kia nếu sản lượng thấp thế thì họ làm sao cho đủ lời các bạn hỉ?
    Quy trình làm cà phê nội công hái (bói + tuốt sạch) hết 12000000 đồng / Ha (tương dương nửa tấn cà phê rồi, chưa nói bên họ còn hái từng quả chín, tốn công đến chừng nào mà sản lượng chỉ 1 tấn thì làm sao có tiền cho các khoảng khác?
    Mà không lời thì sao họ sản xuất quá nhiều như vậy? Năm nào cung > cầu, giá cà phê cứ thấp lè tè vậy? Có bạn nào cao minh post bài giải thích cho tui và các bạn hiểu không?

  11. Nguyễn Vịnh

    Cám ơn bạn vo vi đã có câu hỏi rất hay. Xin trả lời bạn như sau :
    -Các nước đều có biện pháp riêng của nước mình, có thể gọi chung là “chính sách trợ giá” trong lĩnh vực nông nghiệp, làm cho mức thu nhập tối thiểu giữa các ngành nghề không quá chênh lệch. Biện pháp thường thấy là thu mua giá tối thiểu, bù giá thông qua chính sách thuế và an sinh, phúc lợi xã hội như nhà ở, BHYT, thu nhập cá nhân…mà các khoản này thường lên đến 40-50% tiền lương nên nông dân vẫn sống bình thường như các lĩnh vực khác.
    -Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy cafe được trồng ở những nước nghèo, có nguồn lao động dồi dào (đông dân) và rẻ vì lao động cafe chủ yếu bằng tay chân, chưa cơ giới hóa được. Hầu như các nước có diện tích nông nghiệp nhiều, nhưng đã cơ giới hóa cao thì đâu có trồng. Như Mỹ, Úc…đâu phải không có đất thích hợp cho cây cafe.
    -Có lẽ theo bạn thì nông dân cafe VN chắc là giàu hơn các nước đó vì có năng suất cao hơn nhỉ!!!
    -Nông dân mình còn nghèo lắm bạn ơi!

  12. Nông Văn Dân

    Các bác ơi ! tôi thấy qua bài viết “Phối trộn phân đơn để bón cho cà phê” của bác Nguyễn Vịnh chúng ta hiểu được phần nào về cách phối trộn phân đơn để bón cho cà phê rồi, ở đây chúng ta muốn biết cách phối trộn tỷ lệ khỏi lảng phí. Nhưng chúng ta làm cà phê, năng suất chưa phải quyết định ở số lượng phân bón, mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố : kỹ thuật làm cành chồi, sâu bệnh, thời tiết, nước tưới ….Tôi sợ nhất là 2 yếu tố là thời tiết và nạn ve sầu bác nào có kinh nghiệm mong chỉ giúp. Cảm ơn nhiều!

  13. Nông Văn Dân

    Ước gì nhà nước VN cũng quan tâm nông dân có “chính sách trợ giá” trong lĩnh vực nông nghiệp như các nước thì người nông dân Vn chắc chắn sẽ đỡ khổ hì!hì!Hi!!!!

  14. hoathuan

    tôi có một thông tin nho nhỏ, không biết đúng không, các bác tham khảo:
    mấy năm gần đây nạn ve tăng đột biến là do một nguyên nhân : do chúng ta dùng thuốc diệt kiến, khiến trứng ve không có thiên đich nên tự do phát triển , không biết có đúng phần nào không??? mong các bác cho bình luận ! hoan hỉ !

  15. TRẦN HOÀNG

    Chuyện bón phân cho cà phê có nhiều sách vở chỉ dẫn lắm bà con ạ, ra nhà sách là có ngay mấy cẩm nang, mang về đọc. Hàng năm công ty tui cũng tổ chức hàng chục cuộc hội thảo hướng dẫn sử dụng phân bón cho cà phê, nông dân nghe lỗ tai bên này thì chạy sang bên nọ, ra về chẵng nhớ gì. Rồi cứ mạnh ai nấy làm, bón phân lung tung, lãng phí phân vô cùng.
    Nông dân chỉ cần bón phân đúng kỷ thuật thì hàng năm mỗi ha cũng tiết kiệm được tiền triệu rồi, Ví dụ bón theo phương pháp lấp phân lại thôi là đã tăng được hiệu quả bón phân rồi.

    Bón phân Có 4 Đúng như sau
    – Bón phân Đúng loại
    – Bón phân Đúng lúc
    – Bón phân Đúng liều lượng
    – Bón phân đúng cách.

    Các bài viết theo khoa học thì chỉ tính trên dạng nguyên chất còn dạng phân NPK họ không hướng dẫn: ví dụ muốn trộn 100kg 16-16-8-13S thì trộn loại gì? số lượng bào nhiêu? thì bà con chưa làm được. Để có 100kg 16-16-8 ta trộn như sau( 21.17kg urê 46%, 34.78 kg DAP loại 16-48. + 13.33kg kali 60%+ 30.71 phụ gia), còn để có 16-16-8-13S thì lại khác nữa, phức tạp lắm bà con ơi. tốt nhất là mua NPK mà bón.

    1. Nông dân nghèo

      nghĩa là nhà máy bỏ ra 21.17kg urê, 34.78kg DAP,13.33kg kali rồi độn thêm 30.71kg bột đất đá và tính tiền nông dân 100kg phải không bà con

    2. Nhin khong duoc

      -Việc trộn cho ra 16-16-8-13S ra 20-20-10 hay ra gì nữa là chuyện của nhà sản xuất, không cần quan tam mà cũng không nên tin vào mấy cái công thức được thông báo đó vì càng nhiều loại thì càng nhiễu mà càng nhiễu thì càng dễ lừa vì càng phức tạp thì bà con càng không biết mà không biết mới…dễ lừa. tiền trả công cho người đi cuốc lấp lại nhiều hơn tiền mua phân mà vãi.

  16. hoathuan

    thà dân tui pha không đúng thì dư 1 ít ka li hay lân gì dó còn nằm lại trong đất. còn hơn đất sét , đất trắng của mấy anh mà giá bán trên trời

  17. noi ngang

    Nhờ bạn Trần Hoàng có thể nói rõ hơn :
    -Vì sao sách vở, cẩm nang có đầy ngoài nhà sách mà công ty bạn phải mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn hay hội thảo gì đó cho tốn kém mất công dzậy?
    -Về phân NPK trộn sẳn xin mời xem báo Pháp Luật VN số ngày 30/07/2010 rồi sẽ rõ.
    -Bạn chỉ rõ làm sao để bón theo phương pháp lấp phân cho vài ha cà phê để bà con học tập.
    Xin cám ơn.

  18. TRẦN HOÀNG

    Nói như bác Hòa Thuận cũng hay đấy. Phân NPK thực chất là phân trộn từ các phân đơn( Ure, SA, KCl, DAP, MAP, MKP, KNO3…) các nhà máy chỉ làm thay nông dân phần trộn trên quy mô số lượng lớn( trộn phân 1 màu và trộn phân nhiều màu), ngoài ra các nhà máy còn bổ sung vào phân các trung, vi lượng nữa. Nếu Nông Dân biết cách pha trộn, biết kỹ thuật thì cần gì phải mua NPK cho đắt.
    Có hai điều mà nông dân phải mua NPK là:
    1. Đa số nông dân chưa biết cách trộn, và bổ sung các chất trung vi lượng như thế nào.
    2. Mỗi hộ chỉ cần vài ba tấn NPK bón cho cả v,. vậy để có 1 tấn NPK thì phải mua mỗi thứ một ít, khi mua đủ nguyên liệu tính ra có khi giá cao hơn phân NPK bán trên thị trường. Một điều nữa là ở nông thôn không dễ dàng tìm đủ nguyên liệu để trộn NPK.

    Một điều nữa bác Hòa Thuận nên nhớ: Bón phân không cân đối: cái thì dư, cái thì thiếu sẽ ảnh hưởng rất nhiều năng suất và sức khỏe của cây. Không phải bón nhiều phân là tăng năng suất đâu.

    Trả lời cho Bác Noi Ngang luôn nè:
    – Cẩm nang có đầy ra đó, GS, TS viết đó bác ạ, Nhưng họ chỉ biết trồng cà phê trên sách, trên vở không như bọn tui, suốt ngày sống với nông dân. Nông dân ta có mấy người đọc sách, trong những người đọc thì có bao nhiêu người hiểu?
    – Bón phân lấp không khó không mất nhiều thời gian, chỉ tiếc Bác không được dự hội thảo của công ty tui, Bác sẽ tâm đắc ngay, tôi chỉ sơ bộ như thế này.
    1 .Bác cầm cuốc đi làm cỏ trên đường vân(đường lươn bồn cà phê) Làm cỏ chứ khoan vết bồn, làm cỏ xong nghiêng lưỡi cuốc cào mạnh hai bên lươn hai đường sâu 5-7cm. cứ thế cho đến khi hết hàng.
    2. Quay lại rãi phân vào đường rãnh đã cào sãn, sau đó bắt đầu cào bồn, vét lá và lấp phân lại, cứ làm thế cho đến hết. Bón lần đầu đi theo chiều ngang, lần sau theo chiều dọc.
    ( bón phân rải trên mặt đất, trên lá: một ngày nắng mất 20-30% lượng đạm, mưa to thì trôi hết xuống sông, suối. Cây không tốt lại đỗ lỗi cho phân)

    “PHÂN TỐT HAY XẤU KHÔNG PHỤ THUỘC QUY MÔ, MÀ PHỤ THUỘC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐÓ”. (tốt hay xấu ý là đủ hay thiếu chất lượng đã đăng ký). Câu nói này do lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân bón MỸ VIỆT mà tôi tâm đắc nhất.

    1. hoathuan

      “PHÂN TỐT HAY XẤU KHÔNG PHỤ THUỘC QUY MÔ, MÀ PHỤ THUỘC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐÓ”.
      câu nầy nghe quen quen…. hình như lời thoại của các nhân vật phản diện trong xi nê, kịch, sân khấu gí đó… những người này thường có cuộc sống sướng hơn các nhân vật khác …

      1. hoathuan

        như vậy là họ công nhận ngoài bao ghi 1 đường, ruột phân họ muốn cho gì cũng được, vậy bà con dại gì mà trao tính mạng của mình cho ”ĐẠO ĐỨC ” của ”QUÝ ” CÔNG TY.
        Không xem thông báo của Cục Trồng trọt Bộ NN là hơn 48% phân lưu hành trên thị trường là phân kém chất chất lượng hay không đúng với tiêu chuẩn đã công bố à.

  19. hoathuan

    “PHÂN TỐT HAY XẤU KHÔNG PHỤ THUỘC QUY MÔ, MÀ PHỤ THUỘC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐÓ”.
    (tốt hay xấu ý là đủ hay thiếu chất lượng đã đăng ký). Câu nói này do lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân bón MỸ VIỆT mà tôi tâm đắc nhất.

    đây là câu nói hay nhất tuần, Mad tở Hoàng cho nghe câu nói hay nhất tháng, nhất quý đi !!!

  20. DVN

    -Tài liệu bác Nguyễn Vịnh đưa lên đã quá cũ ,hình như tôi đã đọc trong 1 cuốn sách nào đó cách đây khỏang 10 năm .Các bác nông dân cần xem kỹ và chỉ áp dụng khi nào mình hiểu rõ các thông số trên tài liệu .Đừng coi đó là kim chỉ nam để ứng dụng 1 cách máy móc vào vườn cà phê của mình .Việc bón phân làm sao cho đúng khoa học và mang lại hiệu quả tối ưu thực ra phức tạp hơn nhiều so với khuôn khổ 1 cuốn sách bán ở ngòai hiệu và càng vượt quá khuôn khổ của 1 bài viết trên diễn đàn .

      1. Nhin khong duoc

        Bạn DVN có cao kiến gì thì trình bày trên diễn đàn cho bà con biết với. Còn hơn im lặng mà ngồi phê bình là chưa có thiện chí với bà con đâu nhé!

    1. Nguyễn Vịnh

      Cám ơn bạn DVN đã góp ý một cách chân tình. Xin được trả lời bạn mấy ý sau :
      -Mình không phải là chuyên gia và không dám tự nhận mình là chuyên gia. Chỉ biết đóng góp cho bà con những gì mình có thể làm được và chỉ mong bà con tiếp nhận được một tí xíu trong những gì mình viết là mình thấy vui rồi.
      -Bạn nói “hình như tôi đã đọc” nhưng theo mình là bạn chưa đọc kỷ bài viết này. Vì trong bài mình có nói rõ là tài liệu của PGS…Viện trưởng Viện nghiên cứu… Còn tài liệu bạn đã đọc trong 1 cuốn sách nào đó cách đây khoảng 10 năm thì mình đã có nói trong bài viết là mình dẫn theo công bố của Malavolta 1990 rất rõ ràng rồi mà bạn. Cũng xin nói thêm cho rõ, Malavolta là Chuyên gia hàng đầu thế giới của Brazil chuyên nghiên cứu về đất-phân cho cây cà phê trên thế giới (nhưng rất tiếc là không có trang nào nghiên cứu về cà phê VN), công bố tài liệu viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Mình thấy cần đưa lên cho bà con tham khảo chứ mình không dám nói là bà con phải thực hiện và để cho dễ tính toán nên có đưa thêm ví dụ, mặc dù có bạn thắc mắc vì sao N hay K nhiều mà P quá ít…thì không thuộc ý của mình nên mình đã không trả lời.
      -Có thể vấn đề nó vượt quá khuôn khổ của một bài viết hay của diễn đàn nên theo bạn là không nên viết à?!
      Có thể vì muốn giúp bà con mà sức còn hạn chế nên trình bày bài viết chưa được rõ ràng lắm thì cũng mong bạn và bà con hiểu cho.

  21. dinhnhuong

    Làm cà phê hay cây gì thì cũng cần áp dụng KHKT tiến bộ cùng kinh nghiệm của nông dân trực tiếp SX.Mùa vụ của cà phê là từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 11 năm sau,nhưng sự được mất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ( cắt tỉa cành, tưới nước,bón phân,thời tiết-khí hậu…) kể cả quá trình canh tác của các năm trước nữa.

    Trước hết,làm nông cũng phải biết chút ít về kỹ thuật bón phân đối với loại cây mình trồng vì Cẩm nang có bán đầy ra đó. Tìm vườn cây trong khu vực nơi mình sản xuất có năng suất cao và ổn định để tham quan tìm hiểu rồi áp dụng cho vườn nhà và theo dõi đúc rút kinh nghiệm ,trao đổi với bà con chung quanh thế nào cũng học được cái hay.

  22. dang thanh

    Tôi mới trồng(6/2009) caphê catimor tại cao nguyên Bolaven Lào.Mật độ 6666cây/ha (1mx1.5m),xin bạn nàocho biết kỹ thuật bón phân nhé,và có thể tiên lượng năng suất năm thu họach đầu tiên là bao nhiêu tấn quả đỏ/ha không ,trong trường hợp chăm sóc đúng kỹ thuật.
    Mong được chỉ giáo,xin cám ơn!

  23. Hai ca

    Thưa bác Vịnh: Theo cháu hiểu việc tham khảo tài liệu nứơc ngoài để hiểu thêm về cách chăm sóc cafe ở nước ngoài. còn ở Việt Nam thì không thể áp dụng được vì ở Việt Nam khí hậu, chất đất, cách canh tác khác nứơc ngoài . Còn muốn tăng năng suất thì phải bón phân phù hợp với loại đất trồng cafe, mà ở nước ta có nhiều loại đất nên không có môt công thức chung nào.
    Cháu rât mong các nhà khoa học chỉ ra công thức bón phân cho từng loại đất trồng cafe ở Việt Nam để bà con áp dụng.

    1. Nguyễn Vịnh

      Ý kiến của cháu rất đúng. Nước ta có nhiều vùng đất khác nhau, mà trên cùng một vùng thì khu này khác khu kia nên không thể giống nhau như ý cháu nhận xét.
      Nhưng như thế thì cháu tuyệt đối hóa quá!
      Để làm được như ý, cách tốt nhất là cháu lấy mẫu đất đưa đến các phòng thí nghiệm để phân tích, từ đó mới xác định được công thức bón phân cụ thể cho loại, khu đất mà cháu đã lấy mẫu. Các cô chú chuyên viên ở các phòng thí nghiệm sẽ giúp cháu.
      Còn công thức trong bài viết, nếu có thì đều mang tính khái quát chung.
      Chúc cháu được như ý. Thân ái.

      1. thinh

        Chào bác Vịnh!
        Cháu đang sống ở vùng đất Tây Nguyên (Lâm Hà – Lâm Đồng). Không hiểu sao mấy năm gần đây nhà cháu thu cà phê năm được năm mất (có lẽ là do cách chăm sóc không hợp lý). Nhưng để biết hàm lượng nào dư và hàm lượng nào thấp thì cháu lấy mẫu đất như thế nào và đem phân tích ở đâu. Nếu bác có biết trung tâm phân tích đất ở Tây Nguyên thì cho cháu địa chỉ bác nhé.
        À!cháu có một thắc mắc nữa nhờ bác giúp đó là : Theo bác phế phẩm dùng để ủ vỏ cà phê thì ta nên chọn phế phẩm nào là tốt giúp phân hủy nhanh. Và có loại phế phẩm nào giúp giữ độ ẩm cho cây cà phê không?
        Cám ơn bác nhiều.

  24. Nguyễn như Nông

    Trên đây chỉ thấy hướng dẫn bón các lượng phân trên năm. mà chưa cụ thể là bón làm bao nhiêu đợt , thời gian cụ thể như thế nào ? Rất mong được sự hướng dấn cụ thể hơn . Xin chân thành cảm ơn

  25. phan van hai

    Bác Vịnh và các bác làm ca phê giỏi ơi giúp cháu với . Hiện nay vườn cà phê nhà cháu bị thiếu chất dinh dưỡng nên cà phê phát triển rât kém. Vậy bác có cách nào giúp cháu với. Nói chung là thiếu lân, kali, đạm. Nhưng bây giờ là mua khô không bón được phân vậy phải làm sao?? Cháu xin cảm ơn.

    1. Nguyễn Vịnh

      Để bà con giúp cháu có hiệu quả hơn, cháu cần thông tin rõ cà phê của cháu loại gì? đang ở thời kỳ KTCB hay KD năm thứ mấy? Vườn của cháu ở đâu?…một cách chi tiết hơn nữa.
      Thân ái !

  26. phan van hai

    Cháu chào bác Vịnh .
    Như trước cháu có hỏi cách khắc phục lại vườn cà phê thiếu chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali mà mua khô này thì không thể bón phân được. Vườn cà phê nhà cháu đang ở thời kỳ KTCB được hơn một năm. Nhà cháu ở Đăk Nông. Bác giúp cháu với. Cháu xin cảm ơn.

  27. phan van hai

    Cháu xin nói thêm là caphê nhà cháu là ca phê vối, cháu xin nói rõ là cafe nhà cháu lúc chứa đến 1 năm thì phát triển bình thường nhưng đến mùa mưa năm nay thì thấy có hiện tượng thiếu phân. Cháu cũng bón nhiều phân nhưng không ăn thua. Cháu có tham khảo 1 số tài liệu về cách nhận biết sự thiếu hụt chất ở cây cafe và đối chiếu với cafe nhà cháu thì cháu biết cà bị thiếu đạm, lân ,kali, kẽm… Nhưng cháu không biết phải xử lí như thế nào. Mong các bác giúp cháu với. Cháu xin chân thành cám ơn.

    1. DVN

      Đã bón nhiều phân rồi mà không ăn thua, cà phê nhà bạn có thể không thiếu phân mà bị bệnh. Bạn đào thử vài gốc lên quan sát thật kỹ bộ rễ, nếu thấy hiện tượng bất thường (sâu bệnh, thối rễ …) thì cầm đến đại lý bán thuốc trừ sâu để được tư vấn .

  28. phan van hai

    Bác giúp cháu thêm, với tình trạng cafe như thế thì mùa khô này phải bón phân như thế nào? Cháu xin cảm ơn.
    Cháu mong các bác lưu ý vườn cà nhà cháu với vì các bác biết đó cà mà thiếu chất thì tàn rất nhanh.

  29. Nguyễn Vịnh

    Ở Đak Nông mà hiện nay vẫn còn vùng bị hạn! Phản ánh của cháu làm tôi rất ngạc nhiên.
    Hiện nay cách bón phân tốt nhất cho cà phê của cháu là sử dụng phân bón lá loại đa chất, chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây (gồm cả đa lượng, trung lượng và vi lượng), xịt đều lên cây ít nhất 2 lần cách nhau 20-25 ngày. Hoặc xem kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Cháu có thể mua ở các đại lý bán phân lớn của địa phương.
    Sau đó căn cứ vào “sức khỏe” của cây, bước vào mùa tưới sẽ xử lý tiếp.
    Cháu nhớ phản ánh kịp thời tình hình vườn cà của nhà cháu nhé!
    Cháu cũng cho biết đất vườn của cháu trước đây đã trồng những loại cây gì, thời gian bao lâu?
    Thân ái.

  30. phan van hai

    Chào bác Vịnh.
    Không phải ở Đăk Nông hạn hán mà bây giờ bước vào mùa khô không bón được phân.
    Theo như bác xịt phân bón lá vậy bây giờ xịt loại nào mà theo bác là tốt mà hiệu quả nhờ bác tư vấn cho cháu với.
    Với lại cà nhà cháu có cây thì lá biến màu vàng chanh, cây thì lá xanh xẫm lại, nhiều cây thì lá nhỏ quắt lại gân nổi, nhiều cây lá váng rụng nhiều, lá có những chấm tròn khô, thân cây thì như bị già cỗi. Vậy theo bác là bị gì ?
    Trước kia cách hơn 10 năm vườn nhà cháu có trồng cà nhưng sau đợt rớt giá đã chặt bỏ, lâu nay chỉ trồng cây hoa màu.

  31. phan van hai

    Cháu mong các bác tư vấn chi tiết giúp cháu ,để cháu khắc phục lại vườn cà nhà mình .
    cháu xin chân thành cám ơn các bác.

  32. Nguyễn Vịnh

    Tôi không dám giới thiệu cho cháu loại nào vì không thể xác định được chất lượng sản phẩm. Cháu nên tìm hiểu bà con ở vùng cháu dùng của hãng nào để tham khảo.
    Trước mắt cháu nên xịt phân bón lá rồi theo dõi một thời gian. Những cây bị đốm có khả năng là nấm bệnh, nên xịt các loại thuốc kháng nấm có phổ rộng. Nếu cây còn nhỏ nên nhổ trồng lại là tốt nhất, nhớ gom và đốt bỏ tránh lây lan. Không nên bón phân vô cơ nữa mà bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh.

  33. phan van hai

    Chào các bác.
    Hiện nay cà phê nhà cháu đang thời kì bung hoa , vậy theo các bác với tình trạng cà phê thiếu chất như vậy thì mùa khô này lúc tưới nên bón phân gì. Nhờ các bác giúp cháu cách pha trộn phân đơn để bón cho mùa khô này. Cháu xin cảm ơn.

  34. phan van hai

    Cháu chào bác Vịnh và các bác làm cà phê.
    Nhờ các bác giúp cháu cách pha trộn phân đơn để bón cho mùa khô này. Cây cà phê tạo cành cấp một thì cà 1 năm để được không và nên để bao nhiêu cành 1 gốc . Cháu xin chân thành cám ơn .

  35. Hai

    Tôi có 1 số câu hỏi thắc mắc bấy lâu .Mong các Cafe Master giúp em .Tôi có 3ha cafe hiện nay đã già cỗi .Tôi đã nghe nhiều phương pháp cải tạo cafe như ghép tệ hơn là nhổ lên trồng mới .cấy mới thì lâu ,hệ số thấp ko = ghép nhưng ghép trên gốc cũ có đc lâu không hả các bác ?. Vì gốc cũ đã trải qua nhiều năm nên quá trình trao đổi chất kém đi(quá già) mặt khác lại chứa nhiều sâu bệnh…. Vậy ghép hơn hay là cấy lại tốt hơn ?

  36. hoang kim khuong

    Cho tôi hỏi, nếu bón tỷ lệ N=390kg, P=145kg, K= 425kg cho 01ha thì khi quy đổi thành phân đa (phân NPK hốn hợp) thì bón bao nhiêu tạ và cách quy đổi như thế nào??? ai biết bày cho tôi với???cảm ơn nhiều.

  37. Nguyễn Thế Phương

    cafe vối nhà cháu kém phát triển bộ rễ mặc dù đã bón nhiều loại phân khác nhau, giờ phải làm sao để có thể làm gì để cây phát triển tốt và cho năng suất cao?

    1. nongdan

      Với câu hỏi này không có câu trả lời chính xác, nhưng có 1 số ý có thể trao đổi với nhau:
      – phân tốt nhất là phân mà cây trồng đang cần có để tăng trưởng, phát triển, ra hoa, nuôi quả… nên tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây mà bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cây… (cần phải có kinh nghiệm, học hỏi, tham khảo… mới biết được bón phân gì, khi nào, bao nhiêu phân…)
      – không nên bón 1 loại phân đơn, trừ khi phân đó không thể phối trộn với phân khác, (SA…), thông thường cây trồng cần nhiều 3 chất N-P-K, cho nên nên phối trộn hợp lý 3 phân trên để bón cho cây. Các chất trung vi lượng cũng phải chú ý bổ sung hợp lý.
      Kinh nghiệm của các “tri điền” thường mua các phân đơn trên rồi tự phối trộn theo kiến thức có được để bón, không mua phân NPK của các công ty vì các lý do sau:
      RẺ HƠN.
      PHÂN ĐƠN ÍT BỊ GIẢ HƠN.
      KHÔNG MUA PHẢI PHÂN GIẢ, PHÂN PHỐI TRỘN KHÔNG ĐỦ CHẤT NHƯ TRÊN NHÃN MÁC.
      Đôi điều chia sẻ.

  38. legiang

    Bón phân cho 1 ha.
    Cách bón phân đơn:
    -đợt 1 bón 20 bao Lân Văn Điển nung chảy, 8 bao SA + 4 bao Kali
    -đợt 2-3-4 mỗi đợt 4 bao Urê +4 bao Kali
    Nhớ bón phân Lân nung chảy đề đất không chua, SA có chứa lưu huỳnh nhưng chỉ bón 1 đợt, không nên bón nhiều đợt làm chai (chua) đất.
    Cách bón phân đơn trên tôi áp dụng đã được 5 mùa, năng suất 3.5 đến 4.4 tấn/ha. 6 năm rồi tôi chưa bón phân chuồng và dùng thuốc bảo vệ thực vật lần nào, các bạn có thể tham khảo.

  39. tuan

    vậy mấy anh cho e hoi
    tot nhat la 100kg phân thì bao nhiu kg N,P,K để trộn vậy mấy bác e thi k bit rỏ vấn đề này
    vậy cho dể trộn e cam on ạh

    1. Chùa bộc

      – Tùy theo tỷ lệ bạn muốn là: 16-16-08, hay 16-08-16, hay 10-10-20,v.v. và đầu vào là phân đơn gì: Kali: Kali clorua (kali đỏ), Kali sunphat. Đạm: Ure, SA,.. Lân: Super Lân, or DAP,…
      – Tất nhiên khi bạn chọn phân đơn để đạt tỷ lệ nào đó, ví như 16-16-08 thì tổng các phân đơn trộn lại cũng không bằng 100kg, muốn bằng thì thêm phụ gia/chất độn là oke
      – Bạn có thể tham khảo trang web sau để có thể trộn 1 cách hợp lý:
      http://nonghoc.com/PhoiTronPhanBon.aspx

      Ví dụ: Để có loại phân NPK 16-16-08-13S, đầu vào là Ure, SA, Kali đỏ, lân DAP. Kết quả sẽ là:
      Ammonium sulfate (SA): 51,1 kg; Diammonium phosphate (DAP): 34,1 kg; Potassium chloride (Kali): 13.3 kg; Urea: 00,0 kg.
      => như vậy, mặc dù chọn đạm là Ure nhưng không cần đến. Phân đơn cần: 51,1 kg SA + 34,1 kg DAP + 13,3 kg Kali đỏ = , tỷ lệ lúc này: 16,9 – 15,7 – 7,1 – 12,2S. Có giống 16-16-08-13S không?
      Chúc bác chọn ra công thức phù hợp cho nhà mình.

  40. nguyễn văn đạt

    Các bác nào am hiểu về công thức trộn phân xin chỉ giùm tôi cái . Gđ tôi mỗi lấn bón phân NPK thì tối bón 1,5 tấn . Giờ tôi muốn chuyển qua phân đơn chất , vậy giờ tôi muốn trộn 1,5 tấn phân đơn để thành 20.15.20. thì tôi phải trộn bao nhiêu kg SA , bao nhiêu kg URE , bao nhiêu Lân và kali . Bác nào biết chỉ tôi với.

  41. khiêm

    Tôi mún hỏi thế này mún t mún xây dựng công thức bón phân theo lượng nguyên chất là
    110 N + 100 P205 + 100 K20 đơn vị / ha
    130 N + 100 P205 + 100 K20
    150 N + 100 P205 + 100 K20
    Nhưng khi bón thì sử dụng NPK việt nhật (16 – 16 – 8) thì tính số lượng NPK thế nào thì thích hợp so với công thức trên
    hay bao nhiêu lượng NPK thì đủ và có phải tăng hàm lượng phân đơn bổ sung nào không?
    Cám ơn mọi người rất nhiều
    Có thông tin gì gửi vào mail dùm tôi với

  42. Dương Thị Phương

    cháu chào các bác Y5 cafe! xin cho cháu hỏi Lân có nên trộn với các loại phân khác để bỏ không a? chau xin chân thành cảm ơn!

Tin đã đăng

Tin mới nhất

93