Cà phê Robusta kỳ hạn T11/2022 (LRCX22) có sự phân hóa giữa các kỳ hạn, trong khi kỳ hạn T1/2023 vẫn tiếp tục đà giảm, giảm 6 USD thì Robuta T11/2022 tăng nhẹ, tăng 3 USD (+0.15%), giá đóng cửa ở mức 2,045 USD/tấn.
Nhờ các chính sách mới nhất của Tân Bộ trưởng tài chính Anh mà trái phiếu chính phủ và đồng Bảng Anh đều tăng giá và gián tiếp đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, kéo theo đồng USD giảm 0.5% so với rổ ngoại tệ trong phiên giao dịch vừa qua. Tuy nhiên yếu tố tiền tệ không đủ sức kéo giá cà phê cả 2 sàn tăng trở lại vì động thái cân đối trạng thái của các quỹ đầu cơ và nguồn cung dồi dào vẫn là yếu tố kiềm hãm đà tăng giá cà phê trong giai đoạn này.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, Việt Nam đã xuất khẩu 1.73 triệu tấn cà phên trong niên vụ 2021/2022 kết thúc vào 30/9, mức tăng cao nhất trong 4 năm. Tồn kho Robusta đạt chuẩn sàn London tính tới 14/10 đạt 91.480 bao.
Theo phân tích kỹ thuật, RSI đang ở vùng quá bán 30.48% nên dự kiến trong ngắn hạn giá có thể xuất hiện nhịp tăng phục hồi kỹ thuật. Tuy nhiên MACD cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn mạnh và các ngưỡng hỗ trợ gần ở vùng 2025-2030 hoặc xa hơn là mức cản quan trọng 2000. Ở chiều ngược lại, giá Robusta cần tìm lại và kiểm định thành công vùng 2100-2120 mới có thể kiềm hãm đà giảm của giá.
GỢI Ý CHIẾN LƯỢC MUA/BÁN TRONG PHIÊN (tham khảo).
CL MUA MỚI:
- Vùng hỗ trợ 1: 2045-2050 USD,
- Vùng hỗ trợ 2: 2025-2030 USD,
- Mua theo tỷ lệ, dừng lỗ 2005 USD.
CL BÁN XUỐNG:
- Mức kháng cự 1: 2070-2070 USD,
- Mức kháng cự 2: 2085-2090 USD,
- Bán theo tỷ lệ, dừng lỗ 2120 USD.