Giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng (16/10/2020)

Không chỉ sự đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 11 tại London đã hỗ trợ giá cà phê Robusta tăng mà thời tiết mưa bão quá mức còn gây cản trở việc thu hoạch vụ mùa mới của nhà sản xuất hàng đầu cũng góp thêm mối lo cho thị trường.

Biểu đồ giá cà phê Robusta London T11/2020 phiên ngày 15/10/2020

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 14 USD, lên 1.264 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1 tăng thêm 10 USD, lên 1.286 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 9 USD, lên 1.295 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch giảm xuống trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 0,1 cent, xuống 109,5 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 cũng giảm thêm 0,1 cent, còn 112,1 cent/lb, các mức giảm rất nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 200 – 300 đồng, lên dao động trong khung 31.200 – 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.415 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Đồng Reais giảm thêm 0,41 %, xuống ở mức 1 USD = 5,6260 Reais, trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 gia tăng khiến nhiều quốc gia ở châu Âu phải mở rộng các biện pháp giãn cách xã hội làm cản trở sự phục hồi của nền kinh tế lớn này, bên cạnh sự thận trọng của nhà đầu tư vốn ngoại khi gói tài trợ mới của Mỹ tiếp tục đình trệ.

Giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng trong ngắn hạn, khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 11 tại London đang cận kề.

Trái lại, giá cà phê Arabica tại New York tiếp tục suy yếu trước sức ép bán ra của Brasil một khi tỷ giá đồng Reais sụt giảm là điều hầu như không thể tránh khỏi, bất chấp mối lo sản lượng cà phê của vụ mùa năm tới sẽ không như kỳ vọng.

Hiện tượng thời tiết La Nina sẽ gây mưa nhiều cho các nước sản xuất cà phê trên vành đai Thái Bình Dương cũng là mối quan ngại sâu sắc của Việt Nam, nhà sản xuất Robusta lớn nhất thế giới. Hiện tượng thời tiết này kết hợp với gió mùa Đông Bắc sớm sẽ gây lũ lụt, ngập úng trên diện rộng và làm thu hoạch vụ mùa mới ở vùng cà phê Tây nguyên bị chậm lại rất đáng kể, kèm theo đó là chi phí cho việc thu hoạch, phơi sấy cà phê sẽ tăng cao.

Anh Văn (giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

77