Lập Ban điều phối quốc gia về cà phê giúp nông dân lãi 30%

Tại hội thảo tìm cơ chế, chính sách tiêu thụ, dự trữ cà phê được tổ chức mới đây, các chuyên gia đầu ngành cà phê cho rằng, cần có Ban điều phối quốc gia và xây dựng Quỹ bảo hiểm cà phê xuất khẩu nhằm tăng tính linh hoạt trong điều hành xuất khẩu, cũng như đảm bảo mức lãi tối thiểu 30% cho nông dân.

Lập Ban điều phối quốc gia về cà phê giúp nông dân lãi 30%

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ và Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) đang xây dựng đề án đề xuất với Chính phủ thành lập Ban điều phối quốc gia về cà phê.

Ban điều phối sẽ do Bộ NN&PTNT chủ trì, Vicofa là cơ quan thường trực, thành viên là đại diện các bộ, ngành liên quan. Ban điều phối sẽ tham mưu cho Chính phủ trong việc ban hành, thực hiện cơ chế chính sách, đồng thời theo dõi diễn biến giá cả, điều hành linh hoạt hoạt động xuất khẩu cà phê, tăng hiệu quả.

Cùng đó, Bộ NN&PTNT và Vicofa cũng đang đề xuất thành lập Quỹ Bảo hiểm cà phê xuất khẩu, giao Vicofa xây dựng quy chế hoạt động, có thể hoàn thành trong quý IV năm nay. Nguồn thu của quỹ từ đóng góp của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê, khi khối lượng xuất khẩu và lợi nhuận của người trồng cà phê lãi trên 40%.

Về chính sách thu mua cà phê tạm trữ, các chuyên gia ngành cà phê cho rằng, không nên mang tính thường niên, chỉ nên thu mua khi giá cà phê thị trường thế giới giảm mạnh. Việc mua cà phê tạm trữ nên chủ động từ đầu vụ, khoảng tháng 11-12 hàng năm, với khối lượng nên dao động 15-30% sản lượng, tương ứng 200.000 – 250.000 tấn.

Mặt khác, để kiểm soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá khi xuất khẩu, ông Hòa đề nghị UBND các tỉnh, phối hợp với Vicofa xác định, công bố công khai giá sàn thu mua cà phê nguyên liệu, đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu 30%. Ngân hàng chỉ giải ngân cho các hợp đồng thanh toán với nông dân tiền mua cà phê với giá bằng hoặc trên giá sàn.

Đại diện doanh nghiệp cà phê cho rằng, khi có chính sách mua tạm trữ, các tổ chức tín dụng cần cấp đủ vốn cho doanh nghiệp mua đúng số lượng cà phê được phân bổ. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần XNK Intimex bức xúc: “Tình trạng hiện nay, các ngân hàng nhìn thấy doanh nghiệp cà phê là xua tay”. Ngay cả việc cấp vốn cho doanh nghiệp mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê vừa qua theo quyết định của Thủ tướng cũng chậm.

“Quyết định thu mua tạm trữ giữa tháng 4 đã muộn rồi nhưng đáng ngại hơn là khi doanh nghiệp sẵn sàng mua cho dân thì vốn ngân hàng bị “nghẽn” hơn một tháng sau. Cty được giao mua hơn 40.000 tấn, nhưng vét mãi chỉ được 30%, vì thực tế cà phê trong dân đã hết” – Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thái Hòa cho biết.

Xem thêm: Gỡ khó để nông dân có lãi trên 30%

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Thinh khong Coi

    Đọc bài :”Lập Ban điều phối Quốc gia về cà phê iúgp nông dân lãi 30%”
    Đọc xong tôi thấy vui cho bà con Nông dân quá, và theo tiêu chí trên, nếu thành lập Ban điều phối quốc gia để Nông dân cà phê lãi 30% ( sau khi trừ các chi phí); thì đó là một thắng lợi vô cùng lớn và chắc chắn ngành cà phê Việt Nam Phát triển bền vững;
    Tuy nhiên tôi vẫn băn khoăn một số điểm, mà chắc chắn các nhà hoạch định cũng đã đưa lên bàn hội thảo, xin mạo muội tham gia đó là:
    1. Đã thành lập ban điều phối thì Ban này phải thất công tâm thực hiện nghiêm túc qui chế hoạt động đã đựoc phê duyệt;
    2. Ban điều phối có Đại diện Bộ NN&PTNT chủ trì thì rất chuẩn rối, Vicofa là cơ quan thường trực, Nhưng trong Vicofa lại có đại diện các DN Trồng, XNK cà phê lớn như: Tổng công ty cà phê VN, Intimex…là những DN có bề dày kinh nghiệm về SX, Chế biến và XK cà phê… ( Vậy khi bàn đến qui chế, chính sách thu mua, giá cả, chất lưọng, tạm trữ… đắc biệt là chính sách để cà phê việt nam không bị ép cấp, ép giá thì thật khó ( Nếu làm đựoc như Braxin thì chắc chắn cà phê việt nam không thể bị ép cấp, ép giá, Kể cả DN XK cà phê VN cũng không ép đựoc Nông dân);
    3.Ban đièu phối có các Bộ, các ngành liên quan tham gia phải có trách nhiệm với nghành cà phê, chứ như vưa qua Vicofa và Bộ NN đệ trình mãi , Chính phủ mới cho tạm trữ 200.000 tấn cà phê, Ngân hàng không ccho vay vốn ( Như Ông Đỗ hà Nam, ông An Thái Hoà, Ông Thống 2/9, Ông Tiến ( Vinacafe BMT: đã mua đựoc bao nhiêu tấn ” có khi đã mua trứoc rôi”, Giá cà phê lúc có QĐ tạm trữ 24.500 đồng/kg ( Hiện nay đã lên 26.600đ/kg) , Nếu có tiền nhà nứoc đã tạo cho DN lãi 2000 đ/kg x 200.000 tấn = 400 tỷ;
    4. Việc lập quĩ Bảo hiểm Xuất khẩu phải nhanh chóng xây dựng và làm ngay, theo tôi đây là chỉ tiêu bắt buộc các DN XK cà phê phải nộp trên đầu tấn XK;
    Xong Vicofa , Bộ NN, Bộ tài chính.. cần có chính sách cụ thể khi giá cà phê xuống thấp phải bù cho Chính ngưòi Nông dân bằng cơ chế, chính sách cụ thể;
    5. Lãnh đạo 5 Tỉnh Tây nguyên ,nơi có Nông dân trồng cà phê cần có chính sách, cơ chế, qui định cụ thể cho các huyện xã, buôn làng… về các ván đề: Chăm sóc, cải tạo vườn cà phê già cỗi, thu hái đúng tầm chín, tạo các vùng chuyên canh cà phê hữu cơ…Đặc biệt cac tỉnh có cơ chế kiểm tra giám sát các DN XK cà phê thu mua trên đại bàn tỉnh thực hiện các qui định, qui chế của tinhr ( CHứ Hiện nay cac Tỉnh đang bỏ mặc khâu quản lý ( Vì thế một số Ngưòi dân gửi cà phê cho DN bị xxù Vỡ Nợ, lúc đó toà án… lại đi xử lý)
    Xin bà con Nông dân thấu hiểu tận tâm can Thinh khong coi đã 26 năm sống cùng cây cà phê;

  2. i_win

    mong hội đồng va cơ quan có chức trách cho bit rõ tình hình của lên xuống của giá cafe hiện tại như thế nào. hoặc có thể cho biet tỉ lệ phần trăm của cafe.
    mong được sự giup đở để nông dân chúng tôi có thể yên tam hơn.
    cảm ơn.

  3. người trồng càfê

    Đọc bài :”Lập Ban điều phối Quốc gia về cà phê giúp nông dân lãi tối thiểu 30%”
    “người làm càfê” tôi mừng lắm và qua phân tích của bác thịnh không còi tôi xin bổ sung một ý kiến rằng Ban điều phối có nghĩ tới đối với những người làm cà phê nhận khoán vườn cây của các nông trường, ngoài chi phí ra họ còn phải nộp các khoản cho nông trường, công ty một khoản không nhỏ không dưới 2500kg/ha trong khi đó cây cà phê của các nông trường hầu hết trồng những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước nay đã trên 25 nay đã giảm sản lượng thu hoạch rất nhiều. trong khi đó một số công ty cà phê còn có những khoản thu tùy tiện không theo chỉ đạo của nhà nước điều này cơ quan nhà nước có biết vì người “trồng cà fê “tôi đã đọc được ở báo Dak Lak hồi tháng 1/2010, momng ông nhà nước lưu tâm để những hộ nhận khoán đỡ khổ.
    mong nhận được các ý kiến của các bác

  4. người trồng càfê

    ” người trồng cà fê xin bổ sung thêm là 2500kg quả tươi /ha tức khoảng 600 kg nhân
    chào các bác !

  5. Nhin khong duoc

    Các bác hình như ngủ mơ cả rồi. “Làm thế nào cho người nông dân có lãi tối thiểu 30% trên sản phẩm làm ra” là định hướng chung về chính sách của nhà nước đối với nông dân. Vào từng ngành nghề cây con cụ thể phải cần nhiều bộ ngành chức năng, nhiều hội đoàn tham gia đề xuất, bàn soạn… để giúp cho nông dân thu hẹp khoảng cách với các tầng lớp khác trong xã hội. Việc đề xuất thành lập “Ban Điều phối quốc gia về cafe” chỉ là một phần trong chủ trương, chính sách chung đó. Không dễ dàng như các bác nghĩ vì nó liên quan đến rất nhiều đối tượng như sản xuất, thu mua, KDXNK,… ngân hàng, thuế, chính quyền…nông dân, nhà doanh nghiệp…vốn thu mua tạm trữ, ổn định giá…nhiều thứ lắm.Thế mà nghe các bác bàn có cảm giác như đã thành hiện thực. Ý kiến của Thịnh không còi nghe như báo cáo của hội nghị mừng công, thi đua sản xuất gì gì đó chứ không thể thành hiện thực khi mà chưa giải quyết được mâu thuẫn quyền lợi cơ bản giữa bên bán và bên mua, tức là giữa người nông dân sản xuất ra hạt cafe với nhà đầu tư, kinh doanh XNK cafe. Thịnh không còi biết Brazil người ta làm như thế nào để không bị ép cấp ép giá không? nói cho bà con nghe coi ! cám ơn nhiều.

  6. người trồng càfê

    các bác làm cà fê nhận khoán vườn cây của các nông trường thân mến ngày 4/7 “người trồng cà fê” tôi có ý kiến với “Ban điều phối Quốc gia về cà phê giúp nông dân lãi tối thiểu 30%” đối với những người làm cà phê nhận khoán vườn cây của các nông trường, ngoài chi phí ra họ còn phải nộp các khoản cho nông trường, công ty một khoản không nhỏ không dưới 2500kg/ha. Ấy thế mà ngày 6/7 tôi nghe radio chương trình : “Quốc hội với cử tri” có một bác cử tri ở tỉnh Kon Tum đề xuất với chính phủ là : Các nông trường đã giao khoán vườn cây cho người dân rồi sản lượng hàng năm người dân nộp theo quy định của nhà nước, thế mà vẫn tồn tại bộ máy cán bộ nông trường, công ty từ giám đốc đến nhân viên bảo vệ không thiếu một ai , họ chẳng phải làm gì vì tất cả người dân nhận khoán tự đầu tư 100 % cho nên giám đốc các nông trường chẳng khác gì ông chủ phát canh đến mùa thu tô. và bác ấy có đề nghị chính phủ xem xét thay đổi cơ chế . người trồng cà fê tôi thấy bác ấy nói rất trúng ý người dân nhận khoán vườn cây của các nông trường, nếu như giảm được khỏi phải nuôi mấy ông ngồi chơi xơi nước đó thì góp phần giúp người làm cà phê có lãi.
    Mong chính phủ sớm xem xét vấn đề này .

Tin đã đăng