“Hiến kế” phát triển bền vững ngành cà phê

Để phát triển bền vững ngành cà phê, các doanh nghiệp không chỉ phải lo khâu sản xuất, chế biến, mà cần tính tới cả khâu tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường nội địa.

Nâng cao chất lượng là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu
Nâng cao chất lượng là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu

Nhiều ý kiến về phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Triển vọng ngành nông nghiệp Việt Nam”, được tổ chức mới đây.

Theo ông Nguyễn Văn An, Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa, là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới (kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 1,2-2 tỷ USD/năm), nhưng quy mô sản xuất ngành cà phê của Việt Nam còn nhỏ lẻ, năng suất thấp, chất lượng chưa đảm bảo…, dẫn đến người trồng cà phê vẫn còn nghèo.

Ông Nguyễn Trung Sơn (huyện Di Linh, Lâm Đồng), đại diện cho những người trồng cà phê nêu một thực tế rằng, thu nhập của người trồng cà phê hiện rất thấp. “Với sản lượng trung bình khoảng 2 tấn cà phê nhân/ha và giá bán khoảng 24.000 đồng/kg, người nông dân bán được gần 50 triệu đồng; nếu trừ chi phí sản xuất (chiếm khoảng 60%), chỉ còn dư khoảng 20 triệu đồng. Với mức thu nhập này, mỗi hộ gia đình trồng cà phê thu nhập chỉ khoảng 5 triệu đồng/người/năm, tức thấp hơn chuẩn nghèo của cả nước”, ông Sơn phân tích.

Từ thực tế đó, ông Nguyễn Văn An cho rằng, phát triển cà phê bền vững là phải tăng được giá trị sản phẩm cà phê ở Việt Nam. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thâm canh hợp lý, tổ chức bón phân và tưới tiêu đầy đủ; tăng năng suất, nhưng không tăng diện tích nhằm tránh sản xuất dư thừa gây khủng hoảng về cung cầu; thu hoạch cà phê chín, cho năng suất cao, chất lượng tốt, qua đó bán được giá cao hơn; đầu tư trong chế biến (chế biến ướt) nhằm nâng cao chất lượng cà phê, có thể tăng giá trị 15-20%. Ngoài ra, cần phải cân bằng trong khâu thương mại, nhằm hài hòa lợi ích giữa người trồng và kinh doanh cà phê.

Nếu đạt được các tiêu chí trên, giá trị xuất khẩu của ngành sản xuất cà phê Việt Nam sẽ tăng khoảng 20%/năm, với khối lượng sản xuất tăng bình quân 10%/năm và doanh thu ước tính đạt bình quân 300 – 400 triệu USD/năm”, ông Nguyễn Văn An tính toán.

Nhấn mạnh yếu tố chất lượng và bền vững luôn phải song hành, ông Jonathan Clark, Tổng giám đốc Công ty Dakman cho rằng, việc có quá nhiều tiêu chuẩn chất lượng cà phê (ở Việt Nam, hiện có ít nhất 5 loại tiêu chuẩn chất lượng cà phê khác nhau, được sử dụng bởi các nhà rang xay cà phê), sẽ dễ dẫn đến sự lúng túng và đòi hỏi quá nhiều loại tiêu chuẩn kho hàng. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến chất lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng. Do đó, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hàm lượng chế biến.

Một số chuyên gia khác cho rằng, để phát triển cà phê bền vững, doanh nghiệp không chỉ phải lo khâu sản xuất, chế biến, mà cần tính tới cả khâu tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường nội địa. Vì thực tế hiện nay, các quán cà phê thì nhiều, nhưng lượng tiêu thụ cà phê trong nước còn quá ít!

Theo ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia ngành hàng thuộc Trung tâm Thông tin (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn), nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ cà phê trong nước còn thấp là do thị trường cà phê đang phải cạnh tranh với các loại đồ uống khác (nước được gia tăng hương vị và Vitamine, các loại nước tăng lực có bổ sung đường, các loại trà…).

Để cạnh tranh, xu hướng sắp tới là ngành cà phê cần phát triển mạnh các loại sản phẩm từ cà phê như: cà phê hòa tan, cà phê nước đóng lon…, giúp cà phê trở nên tiện dụng hơn”, ông Trịnh Văn Tiến nói.

Riêng ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp ngành hàng cà phê Việt Nam cho rằng, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế ngành hàng cà phê, chất lượng là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. Nhưng để có chất lượng tốt, cần sự hợp tác giữa các bên liên quan, tức người trồng, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và các đơn vị thu mua, tiêu thụ cà phê.

Theo Báo đầu tư

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. ranhroi

    Mình nghe nói có giống cafe cao sản nào mà hco năng xuất gần 9 tấn / 1 ha / năm /

    Bà con cho ý kiến nhé !!!!!!!!

  2. phung van phi

    vay thi ban hay tham khao tai vuon ca phe cao san cua nha toi tai DC:vuon ce phe VAN PHI(DI LINH)thon da giang xa da loan huyen duc trong tinh lam dong

  3. phan khôi

    vì cây cà phê!
    theo quan điểm cá nhân,thì muốn phát triển bền vững cafe thì cần có những định hướng riêng đó là:
    1: là qui hoạch vùng trồng,nơi có thổ nhưỡng phù hợp,đặc biệt là nguồn nước tưới,vì em đã từng làm cafe,nếu thiếu nước thì ko cógì để mà trổ bông cả,mà Tây Nguyên vào mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng.
    2: là nhà nước phải ra te điều hành giá cả thu mua ,đặt các trung tâm thu mua tại các huyện,chứ để tư thương tự làm giá .ép giá thì ko thể phát triển bền lâu được
    3: là xây dựng nơi tiếp thu nghiên cứa kỹ thuật chăm sóc cây càfe,như tư vấn về bón phân,tỉa cành,sử dụng thuốc,và giống ,cách trồng.Chẳng hạn tôi ở Gia Lai nhiều lúc muốn tư vấn hỏi thứ gì thì cũng ko biết,hoặc qua Đak Lak,mà cũng ko thấy trên đài báo của tỉnh hướng dẫn như thế nào.
    4: là hoạch định nguồn vốn để cho bà con nông dân vay để đầu tư,chứ như hiện nay ngân hàng NN&NT cho vay 1ha có 7 triệu,mà bấy nhiêu ko đủ mua phân trong 2 đợt,chứ đùng nói muốn bỏ 4 đợt lấy đâu ra,mà vay mượn cắt giá ở ngoài cuối năm thu vào trả rồi xong hết,qua vụ mới phải đi vay tiếp,đó là mảnh đất màu mở cho tư thương,ép giá,mua non,cho vay nặng lãi. Mà người nông dân làm mà ko có lãi thì ít mặn mà,chỉ chăm sóc cầm chừng.
    5: là phát triển tiêu thụ ở thị trường nội địa,chú chúng ta xuất khẩu ko hết thì sao,dân số ta cũng đông,điều kiện đời sống chúng ta đã cải thiện được nhiều rồi,nhu cầu tiêu dùng cafe cũng rất lớn,phát triển sản phẩm làm từ cafe.

  4. 6 lợi Di Linh

    Tôi có 1 vài ý kiến về phát triển cafe nước nhà như sau :
    * Cơ cấu lại tổ chức:
    + giải thể hiệp hội cafe :
    – hoạt động yếu kém
    -không đại diện cho toãn thể cộng đồng cafe VN
    -không mang tính lan tỏa,tuyên truyền không sâu rộng (nhìn trang web là biết ,tệ hơn web của 1 dân thường ở ĐL )
    – …….
    +Thành lập các hiệp hội mới có tính đại diện cao : (theo tôi là )
    – Liên đoàn những người trồng cafe: đại diện cho người trông cafe VN, sx cafe
    Làm những việc hổ trợ, hướng dẫn, tư vấn, chuyển giao CN mới,định hướng sx ….
    – Hiệp hội công nghiệp cafe VN : đại diện cho nhà chế biến,thu mua ,xuất khẩu .Định hướng thu mua ,chế biến ,xk cho các cty ….
    ( chúng ta có thể góp ý chuyên sâu cho các HH này )
    * Có những cty chế biến , thu mua ,xk , có tiềm lực kinh tế vững mạnh :
    Đây là khâu rất quan trọng , vì nó giúp cho nghành cafe VN có tiếng nói trên TG ,không bị chèn ép giá, (các cty cafe TG có lợi thế hơn ta về tài chính , thông tin , dự báo ) . các cty nên cổ phần hóa để người dân , người trồng cafe có thể tham gia.Còn việc cafe bền vững , cafe chồn thì cho góp ý sau

  5. NÔNG VĂN DỀN

    Tôi đồng tình với ý kiến của Bác 6 lợi Di linh. Mấy vị quan trên chỉ đưa ra định hướng mà giải pháp không cụ thể thì khó quá, Dền tôi mong các quan nên đi vi hành xem dân trồng cà phê hiện nay thế nào, thông tin đài báo nhiều khi chưa phản ánh trung thực đâu. Mong lắm thay.

Tin đã đăng