Người làm nông nghiệp ở Đắk Lắk, nhất là cây cà phê, xưa nay dựa vào kinh nghiệm và “trời cho” là chính nên năng suất thấp, chất lượng không ổn định, giá cả thất thường… Một cách làm mới vừa được triển khai tại đây đã khắc phục được những hạn chế trên.
Già làng Ma Ven (bìa trái) trình bày cách thức canh tác cà phê của mình với các chuyên gia dự án
Mô hình này được gọi là Liên minh sản xuất nông sản bền vững, trong đó liên minh sản xuất cà phê đang được triển khai khá thành công.
Nông dân tham gia liên minh này được nghe về phương án sản xuất cà phê trong năm, chi tiết đến từng tháng. Các chuyên gia còn hướng dẫn nông dân các quy trình chăm sóc cây cà phê như trồng cây chắn gió, bón phân, tránh thất thoát sau thu hoạch, phơi sấy… như thế nào để đạt hiệu quả. Việc lập kế hoạch chi tiết tháng nhằm chăm sóc cây cà phê theo đúng tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững.
Trồng cà phê… khoa học
Dự án triển khai ở 8 tỉnh
Dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ Chính phủ Việt Nam trong thời gian 2009-2013 được triển khai tại tám tỉnh gồm: Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk và Gia Lai với tổng nguồn tài trợ từ WB hơn 59,7 triệu USD. Nguồn vốn ghi cho dự án tại các tỉnh khoảng 8 triệu USD nhưng cũng có thể tăng, giảm so với mức ban đầu tùy thuộc năng lực thực hiện dự án của từng địa phương.Già làng Ma Ven, xã Cư Êbua – Chư Bua, TP Buôn Ma Thuột, một trong những nông dân tham gia Liên minh sản xuất cà phê bền vững Cư Êbur – Simexco, tâm sự: “Lâu nay dân làng làm cà phê cứ tận dụng có gì bón nấy, có tiền nhiều thì bón phân, tưới nước nhiều, không có thì ít hơn. Việc chăm sóc cây cũng không có quy trình mà chỉ dựa vào kinh nghiệm”.
Vẫn theo già làng Ma Ven, cách làm cũ cà phê cho năng suất không cao, chất lượng thấp mà hay bị bệnh. Từ khi tham gia liên minh, tháng nào làm cành, tháng nào bón phân và theo tỉ lệ thế nào đều có kế hoạch nên năng suất, chất lượng tốt hơn hẳn. Đặc biệt, dân làng biết phơi cà phê trên sân gạch, biết loại kỹ hạt đen lại, do đó công ty thu mua hết sản phẩm với giá cao hơn bên ngoài (giá thị trường).
Ông Phạm Ngọc Bằng, giám đốc Công ty Chế biến và xuất nhập khẩu cà phê Đắk Man, phân tích liên minh hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp sẽ tạo ra một vùng nguyên liệu cà phê ổn định, đáp ứng yêu cầu chất lượng và được cấp chứng nhận Utz (chương trình chứng nhận cà phê toàn cầu). Nông dân tham gia liên minh sẽ được tập huấn kỹ thuật canh tác tốt, được hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, sân phơi, máy sấy…
“Cái được lớn nhất từ mô hình này là chúng tôi sẽ có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao và được hỗ trợ một phần kinh phí để phổ biến kỹ thuật cho nông dân”, ông Bằng phấn khởi. Khi vào các liên minh, theo ông Bằng, ngoài những hỗ trợ từ dự án thì người dân được bao tiêu 100% sản phẩm cuối vụ. Đặc biệt, sản phẩm cà phê nhân được giá cao hơn thị trường 200-300 đồng/kg. Đó là chưa kể những lợi ích khác về kinh tế như được ứng vốn, được mua phân đảm bảo và giá rẻ…
Các liên minh cùng có lời
Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có bốn liên minh sản xuất hàng nông sản bền vững gồm: Liên minh sản xuất bơ sáp Dakado, Liên minh sản xuất cà phê bền vững Êbur – Simexco, Liên minh sản xuất cà phê Đắk Man – Hòa Đông & Ea Tu và Liên minh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo rừng (nuôi). Đây là kết quả bước đầu của Dự án cạnh tranh nông nghiệp triển khai tại tỉnh Đắk Lắk từ giữa năm 2009 với tổng kinh phí 8,53 triệu USD.
Theo ông Đỗ Thành Chung, chuyên gia tư vấn Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, dự án này tài trợ không hoàn lại khoảng 40% tổng kinh phí trong một liên minh nhằm hỗ trợ các chi tiêu hợp lệ. Ngoài ra, dự án còn giúp đầu tư cơ sở hạ tầng công ích thiết yếu giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất nông nghiệp và giảm chi phí thị trường. “Đây cũng có thể coi là những gói kích cầu cho nông nghiệp, hi vọng sau đó nông dân và doanh nghiệp liên kết nhau mạnh mẽ hơn nữa để tăng tính cạnh tranh cho nông sản trên thị trường trong và ngoài nước”, ông Chung cho hay.
Những liên minh này là sự kết hợp giữa những nhóm nông dân và doanh nghiệp cùng sự hoạch định của địa phương và sự tham gia của các nhà khoa học. Kết quả của sự liên minh, hợp tác đó là đem đến những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, có tính cạnh tranh. Sự liên kết còn giúp doanh nghiệp và nông dân chủ động với nông sản và cùng có lời.
Ngoài bốn liên minh sản xuất cà phê, nuôi heo rừng đang triển khai, sắp tới tại Đắk Lắk tiếp tục cho ra mắt các liên minh sản xuất rau sạch, liên minh sản xuất mật ong nhằm đem lại sự ổn định giá nông sản giúp nông dân có lời và doanh nghiệp ổn định nguồn nguyên liệu.
Theo Tuổi Trẻ
Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày, và hầu hết sản phẩm làm ra đều phục vụ cho xuất khẩu là chính.
Vậy nên người nông dân phải thay đổi tập quán chăm sóc và nhất là khâu thu hái và chế biến, có vậy thì mới mong bán được với giá cao và tiêu thụ tốt ở những thị trường khó tính
ở tôi người làm ca phê chủ yếu là người thiểu số theo tuổi trẻ nên cho bà con biết cách làm nông cụ thể như thế nào hơn để bà con vận dụng ví dụ như làm cành vào thời diểm nao hoặc bón phân tưới nước …v.v
Cà Phê: Giá phát lúc 5h30 ngày 5 tháng 5 năm 2010 tại sao có sự chênh lệch giữa Đăk Nông, Gia Lai so với Đăk Lăk như vậy.
Bình thường nếu có chênh lệch thì giá Đăk Lăk lúc nào cũng cao hơn giá Đăk Nông và Gia Lai 100 đồng.
Tôi đang thắc mắc mong Y5Cafe giải thích
Chào anh Nguyễn Tài Rồi,
Do có sự nhầm lẫn trong quá trình nhập liệu nên giá cà phê ngày 05/05/2010 chưa đúng.
Y5cafe đã chỉnh sửa lại, mong bà con thông cảm.
tuoi tre noi chung chung qua ,cach lam nhu the nao thi huong dan cu the de ba con nong dan hoc tap canh tac de co hieu qua tot nhat . xua nay ba con minh dua tren nhung kinh nghiem la chu yeu .
Để sản xuất cà phê có chất lượng cao, nâng cao thương hiệu cà phê Việt nam, đặc biệt là thương hiệu cà phê Buôn ma Thuột theo tôi khó mà lại không khó. Cái khó là dân ta sản xuất theo phong trào không có sự quản lý quy hoạch của các ngành chức năng nhà nước. Từ thiếu điều kiện tự nhiên như chất đất, nguồn nước, phân bón, đến thiếu sự quản lý như giống không bảo đảm chất lượng nhưng vẫn cho tư nhân sản xuất tràn lan, phân bón giả không bảo đảm chất lượng. Đến thu hoạch mạnh ai người ấy thu bất kể xanh chín ra sao. Khi thu mua lại không phân biệt được chất lượng hạt như thế nào. Cuối cùng náo nháo cháo cũng như cơm. Chỉ đến khi xuất khẩu nước ngoài họ kiểm tra chất lượng không bảo đảm thế là họ ép mua rẻ, phải mượn thương hiệu người khác mới bán được sản phẩm.
Theo tôi việc dễ là trước hết trồng cây gì, nuôi con gì phải có sự quản lý từ các nghàng cức năng, thứ nhất là phải quy hoạch vùng đất phù hợp với cây gì để cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thứ 2 là từ khâu trồng, chăn nuôi phải chọn lọc giống chuẩn, chất lượng cao. Thứ 3 là khâu chăm sóc phải đúng quy trình. Phân bón phải bảo đảm chất lượng, đúng định lương. Không có tàn dư độc tố trong sản phẩm. Đến khi thu hoạch phải đảm bảo chất lượng như thu cà phê thì phải hái chín, hái xanh sẽ không thu mua. Sau cùng là chú trọng khâu chế biến cho đạt chất lượng cao. Giá bán phải phù hợp cho người sản xuất bảo đảm đúng chất lượng làm ra. Có như vậy thì sản phẩm nông sản Việt nam mới có thương hiệu đứng vững trên thị trường thế giới. Muốn vậy cơ quan chức năng nhà nước phải tiến hành trước thật động bộ. Sau đó dân sẽ theo. Cương quyết không cho phép ai làm sai vùng quy hoạch và sai quy trình sản xuất. Như thế sẽ thay đổi được cách nghĩ cách làm của người dân .
Cái mà phamminhthanh đọc hình như đã đọc quá nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng và các quan chức của ngành cà phê rồi. Có cái gì mới mới không bà con??
Vậy chương trình trồng cà phê chè ra ngoài Bắc chẳng lẽ không có QUY HOẠCH và QUẢN LÝ??? Mà sao phá sản??
Là một sinh viên và là một người con của mảnh đất tây nguyên,tôi thấu hiểu nổi khổ của bà con nông dân,như mọi người biết ve sầu hoành hoành làm năng suất cà phê giảm rất nhiều,rồi giá cả không ổn định làm nhiều gia đình bị nợ ngân hàng ngập cổ,tôi chỉ mong sao những người đủ khả năng và quyền hạng trên Y5CaFe có tiếng nói để bà con nông dân đở khổ.
hãy làm sao cho các trạm khuyến nông quan tâm đến bà con hơn,hổ trợ kĩ thuật nhiều hơn cho bà con,và một điều đặc biệt là,HH cà phê việt nam làm sao để bà con có một giá cà phê nhất định,để bà con yên tâm canh tác,tôi cung sẽ gắng học thật tốt để có thể phục vụ cho quê hương tôi, hãy thương nông dân việt nam,hay cứu lấy nền nông nghiệp việt nam,mong Y5CaFe có tiếng nói đến sở nông nghiệp,cũng như những ai có thẩm quyền cứu lấy mảnh đất màu mỡ tây nguyên .
nguyễn tân sinh viên ĐH Nha Trang
Cái cách làm cafe của chúng ta còn rất lạc hậu.Nhất là các dân tộc ít người.
Một hecta cafe ,một diện tích không phải là nhỏ.Tuy nhiên lại thu được không tới 1 tấn.Một con số cần phải suy nghĩ.
Đó là cách làm mạnh ai đó làm,chưa có những cách làm mang lại hiệu quả kinh tế cao ,có thể có sự tham gia của Nhà Nước.Đó là những cách làm rất lãng phí.
Đến lúc chúng ta phải có những cách làm hiệu quả hơn từ khâu sản xuất đến khâu phân phối hàng hóa ra thị trường thế giới.Để có được thương hiệu đứng vững,giá cả ổn định chúng ta phải làm được hai điều này.
Bà con nông dân đã vất vả quá nhiều rồi,nhưng do trình độ một đại bộ phận nông đân còn hạn chế ,nên trong quá trình sản xuất chưa áp dụng đúng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cây cà phê mang tính bền vững mà chỉ sản xuất theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao.vì thế mong y5cape sẽ có liên kết với các nhà khoa học giúp bà con sản xuất hiệu quả hơn.chào!