Thời gian mua cà phê tạm trữ bắt đầu từ 15/4 đến hết ngày 15/7
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định đồng ý cho mua tạm trữ tối đa 200.000 tấn cà phê với mức hỗ trợ lãi suất là 6%/năm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì cùng Bộ Công Thương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có sản lượng cà phê lớn và Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam chỉ định các doanh nghiệp thực hiện mua.
Thời gian mua cà phê tạm trữ bắt đầu từ 15/4 đến hết ngày 15/7. Dưới đây là cuộc phỏng vấn với ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam xung quanh việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thưa ông, Hiệp hội Cà phê – Ca cao và các bộ ngành liên quan đã chuẩn bị như thế nào để thực hiện có hiệu quả quyết định này?
Ông Lương Văn Tự: Khi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chấp hành Hiệp hội Cà phê – Ca cao đã họp bàn để triển khai thực hiện. Ban Chấp hành nhất trí hỗ trợ mua hết được cà phê cho nông dân với mức giá có lợi nhất cho người nông dân. Các doanh nghiệp cũng phải thống nhất với nhau để giữ được giá thị trường có lợi cho ngành cà phê Việt Nam.
Hiệp hội cũng bàn và đi đến nhất trí các tiêu chuẩn đặt ra cho các doanh nghiệp sẽ tham gia vào chương trình dự trữ này, gồm: những doanh nghiệp đã tham gia sản xuất và kinh doanh cà phê trong nhiều năm vừa qua; phải có kho đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật giữ cho chất lượng cà phê trữ trong thời gian tối đa là 6 tháng; doanh nghiệp phải có khả năng cũng như năng lực tài chính lành mạnh để tham gia chương trình này.
Căn cứ vào các yêu cầu đó, Hiệp hội đã giới thiệu 8 doanh nghiệp của địa phương và trung ương. Tuy nhiên, đây chỉ là những doanh nghiệp do Hiệp hội giới thiệu; doanh nghiệp nào được chọn tham gia vào chương trình dự trữ này sẽ do Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính quyết định.
Hiệp hội cũng đã cử người đi kiểm tra tình hình kho bãi. Về cơ bản, số kho bãi hiện nay là đủ. Doanh nghiệp tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắk Nông đều có kho.
Thưa ông, việc mua tạm trữ này liệu có điều tiết được giá cà phê trong nước hiện nay, góp phần giải quyết khó khăn cho người sản xuất hay không, trong khi lượng mua tạm trữ có vẻ như thấp hơn nhiều so với lượng tồn trong thực tế?
Ông Lương Văn Tự: Từ đầu năm đến nay, chúng ta đã xuất khẩu được 345.000 tấn, số lượng còn lại còn khoảng 400.000 tấn hoặc hơn một chút. Chính phủ cho mua tạm trữ 200.000 tấn cũng là hợp lý, số còn lại hiện đang nằm trong dân và nằm ở các đại lý do người dân gửi vào nhưng chưa bán.
- Tạm trữ cà phê phải hướng đến người sản xuất cà phê
- Băn khoăn “mua tạm trữ cà phê”
- Tạm trữ cà phê: Nên hổ trợ trực tiếp cho nông dân
Theo VOVnews
Phóng viên hỏi về giá muatạm trữ bao nhiêu thì có lợi cho dân; việc mua tạm trữ này liệu có điều tiết được giá cà phê trong nước hiện nay, góp phần giải quyết khó khăn cho người sản xuất hay không, trong khi lượng mua tạm trữ có vẻ như thấp hơn nhiều so với lượng tồn trong thực tế? Thì ông Tự lại đi trả lời một đường khác: chúng ta đã xuất khẩu được 345.000 tấn, số lượng còn lại còn khoảng 400.000 tấn hoặc hơn một chút. Chính phủ cho mua tạm trữ 200.000 tấn cũng là hợp lý, số còn lại hiện đang nằm trong dân và nằm ở các đại lý do người dân gửi vào nhưng chưa bán. Như vậy là sao?
Nói đúng ra thì người mua có lợi khi giá tăng &ngược lại.Ai mua ?Nông dân chắc!Còn khoản lợ đó có quay ngược về gốc không???Nông dân Hưởng lợi trong vụ ,trong thời gian ngắn này hiểu nôm na là lượng sp còn lại sau khi trừ số đã bán ,đã xuất và lượng sp gia tăng trong quá quá trình mua tạm trữ .Hội chứng sau khi hết tạm trữ xuất bán liệu có ảnh hưởng giá cả vụ sau hay không thì còn phải chờ cán cân CUNG-CẦU dù thế nào đi nữa thì nông dân bán sp cũng bị thiệt thòi thiệt đơn ,thiệt kép.
Cần tăng giá ngay để người dân bán ra tiếp tục đầu từ cho niên vụ tiếp theo, do năm nay thời tiết nắng hạn kéo dài do đó người dân phải đầu tư nhiều vào tưới tiêu tốn rất nhiều kinh phí. Nếu không tăng giá người dân cứ cầm chừng thì cafe sẽ chết và niên vụ tới và các năm tiếp theo sẽ giảm.
Chả lẽ mua cao hơn giá thị trường , rồi sau đó nhỡ giá xuống thì doanh nghiệp mua tạm trữ phải chịu lỗ ??????????
cach tra loi cua ong Tu la da hieu ngay nguoi nong dan co loi nhu the nao!
chính phủ có quyết định cho mua tạm trữ cà phê là một lối thoát cho người dân trong lúc khó khăn bà con vùng cà phê mừng quá trước mắt là vậy nhưng còn thời gian lâu dài thì sao đó là câu trăn trở ,trong lúc đó nhiều người dân đã phá bỏ cà phê chuyển sang trồng cây mác mác trong vòng luẩn quẩn cây cà phê là cây chủ lực mà giá cả trượt giá không phanh vực lên cảm thây khó quá theo như thời tiết hạn hán như bây giờ đến vụ tới sản lượng chắc chắn còn giảm nữa lối thoát tiếp theo là gì đó là câu hỏi còn chưa có giải đáp.
Nhà em cũng là 1 doanh nghiệp thu mua và phân phối cafe nhân .Em cũng có ý định trữ cà để chờ giá lên nhưng như nói trên thì em không biết là như thế nào cả .Ai có thể cho em biết rõ chi tiết hơn được ko?
Tôi thấy chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mua tạm trữ đúng là chỉ có lợi cho những doanh nghiệp mua tạm trữ còn lợi ích đến tận chính người nông dân trồng cà phê thì chẳng là bao nhiêu hết. Chỉ có hỗ trợ bằng cách trực tiếp cho người nông dân vay vốn với lãi suất thấp thì sẽ thiết thực hơn. Đó cũng là ý kiến và nguyện vọng của đại đa số người nông dân trong thời điểm hiện nay.
thoi diem này tui muon’ mua du tru 1 it” ca phe co nen hay hok ? xjn cho y” kien^’ ngày 19/4/2010
giá bao nhiêu thì có lợi cho dân trồng cà fê.bài báo đầu đề là thế nhưng ông TỰ còn bí mật đọc dài cổ cả bài phỏng vấn chả nghe ông nói đâu,đâu ,giá để có lợi cho dân thế thì nói gì điều hành VĨ MÔ