“Héo mòn” cùng cây cà phê

Cà phê mất mùa, rớt giá liên tục trong thời điểm đầu mùa khô khiến không ít gia đình ở Đăk Nông điêu đứng. Chỉ riêng chuyện tưới nước cho mấy rẫy cà phê cũng đủ làm họ khốn khổ.

Trên con đường đất đỏ ba zan ở huyện Đăk Mil, Đăk Song (tỉnh Đăk Nông) bị xới tung bởi những chiếc xe càng, xe cày, xe độ tự chế chất đầy dây tưới nối đuôi nhau nườm nượp vào rẫy. Dưới cái nắng “cháy da, cháy thịt”, người nông dân ở xứ sở cà phê khốn đốn vì chuyện tưới nước.


Những rẫy cà phê ngổn ngang, xơ xác.

Cây cà phê khát, người trồng “héo”

Vác trên vai ống nước nóng ran vì phơi nắng, ông Đinh Khắc Tường (55 tuổi), mệt mỏi đưa tay quyệt mồ hôi trên trán. “Cà phê héo hết rồi, nắng dữ quá. Phải tưới “chạy” để giữ quả cho vụ sau, tránh chết cây, trọc lá”.

Gia đình ông Tường có ba rẫy cà phê với hơn 5.000 cây. Nếu thuận lợi, máy nổ liên tục, không hỏng máy, không bung dây thì cũng phải hơn 10 ngày mới có thể xong một đợt.

Trên chiếc xe càng của ông Tường, ngoài dây tưới còn có bạt để căng làm chòi. Ông giảng giải: “Mỗi đợt tưới kéo dài từ 10-12 ngày một vòng tất cả các rẫy, tưới liền cả ngày lẫn đêm, nên phải mang theo đồ dùng cá nhân, bạt để làm chòi, để có thể ăn ngủ tại rẫy. Nhiều gia đình mang cả gạo, nồi niêu vào rẫy “tự biên, tự diễn” khi nào tưới xong mới thôi”.

Cây cà phê khát nước nên chỗ nào được tưới rồi cà phê xanh hơn hẳn; những rẫy chưa được tưới cây co lại, héo, lá rụng nhiều.

Anh Nguyễn Văn Hòa (35 tuổi) nhìn cà phê héo xót xa. Anh kể 3 nhà đào chung một ao nước, thay phiên nhau tưới, nhưng đến lượt nhà anh tưới thì ao hết nước. Anh bảo bây giờ vào thăm rẫy nhưng nói đúng hơn là đi canh nước, nếu không tối đến có ai đó thò vòi xuống hút trộm một đêm là mai cà phê của anh không đủ nước tưới.


Riêng việc tưới cho mấy rẫy cà phê đã đủ khiến người dân khốn đốn.

Tháng 1 hàng năm là bắt đầu mua khô ở Tây Nguyên. Những cơn mưa vào mùa này được coi là “lộc trời”. Có năm “lộc trời” đến đầu mùa, có năm cuối mùa mới xuất hiện, nhưng phần lớn năm nào người dân nơi đây cũng phải đi tưới cà phê. Xứ sở cà phê, màn đêm như bị phá vỡ bởi tiếng máy nổ ầm ầm, tiếng người mặc áo mưa, đi ủng bì bẹt dưới nền đất lạnh sũng nước và sương đêm. Mùa này đêm họ phải thay nhau thức tưới cây.

Phá cà phê để trồng rau

Tưới nước là phần quan trọng nhất vì nếu không đủ nước, cây cà phê sẽ héo, rụng lá, hoa bị tím, không đậu trái, rụng trái. Coi như năm đó người trộng “nhịn ăn”.

Thời điểm bắt đầu mùa khô cũng là lúc giá cà phê liên tục dao động. Năm nay người dân được hưởng “lộc trời” từ khá sớm nên nhiều người đã hoãn việc tưới đến ra Tết. “So với mọi năm thì năm nay tưới chậm hơn rất nhiều, lại tưới ít nước hơn các năm khác, phân thì nhà có nhà không, vì thế cà phê mất mùa, rớt giá”, anh Minh cho biết.

Giá cà phê giảm, giá xăng dầu, giá phân tăng, bao gánh nặng chất lên vai những người trồng cà phê. Với sản lượng thu được chỉ bằng nửa năm ngoái nên nhiều hộ dân đã “hết cà phê trước Tết”.

Nhiều hộ dân không đủ kiên nhẫn nhìn những rẫy gần như mất trắng. Vì thế mới có nhiều rẫy đang bỏ hoang, chuẩn bị đốn hạ. Nhà chị Thức năm vừa rồi có 200 cây, thu được 20 bao cà phê, tính đi tính lại không đủ phí đầu tư. Chị đang tính chặt đi để trồng loại cây khác.

Dọc đường vào rẫy, chúng tôi bắt gặp nhiều rẫy cà phê ngổn ngang cành lá đã bị đốn hạ, có rẫy chỉ còn trơ toàn gốc. Nhiều nhà cố bám trụ thì mang cảnh nợ nần, đời sống khó khăn.

Bên cạnh đó, có nhiều sự chuyển đổi đất trồng cây cà phê sang đất trồng rau, lấp trang trại đã đem lại hiệu quả kinh tế. Anh Cường bỏ cây cà phê, trồng rau được 5 năm nay. Với 2 sào đất, mỗi đợt bán rau anh thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng, tiền đầu tư và công sức so với cây cà phê “nhẹ” hơn rất nhiều.

Cũng như anh Cường, anh Thăng đã lập hắn một trang trại trong rẫy cà phê, sử dụng diện tích trồng cà phê không hiệu quả để trồng rau, nuôi cá, nuôi gà. Mỗi đợt riêng thu hoạch rau trên diện tích 3 sào đất, anh thu được 7-10 triệu đồng. So với hồi trồng cà phê, anh Thăng thấy lợi hơn hẳn.

Theo Dân Trí

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. truongthanhthe

    toi co 3 ha caphe ma ngay sua noi nhieu ca phe ai cung lang nghe bay gio noi thi khong them de y con vât va tuoi gio nay o dac nong huyen dac min thi vo cung cuc kho nuoc hiem da danhma dien chua co mot gio het 2 l dau mua nuoc 40 ngan nua hoi nguoi trong ca phe lai am bao nhieu% kieu nay khong chat thi cung phaibot mom mieng cua cay di thoi co bac nao co cach gi hay vua giu duoc ca phe vua phat trien duoc kinh te chi dum em . cam on cac bac nhieu

  2. le quanq lam

    toi duoc biet nha nuoc ho tro lai suat cho doanh nghiep thu mua cape cua nong dan.
    dieu do cung rat tot .con nong dan chung toi trong ca phe, khi ca phe gia re la khi chung toi can von nhat. thi nha nuoc lai lam dieu nguoc lai .do la:han che cho vay,vay voi lai suat qua cao.thua cac quy vi .chung toi cung can von lam chu trong thoi buoi gia ca, vat tu tang cao nhu hien nay ,sao nha nuoc khong ho tro cho nong dan von de tai dau tu .nguoc lai gia cape re nen ngan hang so kho thu hoi von nen o ep nong dan chung toi qua!that la nghich ly.

  3. phạm quốc thuận

    Thực tình muốn có một tương lai cho cafe Việt nam thì bắt buộc những nhà thu mua xuất khẩu nên đứng vế phía người trồng hơn là lợi nhuận tức thời. Đa phần các doanh nghiệp chỉ biết cái lợi trước mắt mà ít hỗ trợ đầu tư về lâu dài cho bà con nông dân…..Ký kết mua bán với nước ngoài theo hình thức trừ lùi sẽ gây hậu quả thua lỗ cho doanh nghiệp. Bởi vậy khi thua lỗ các doanh nghiệp lại quay sang mua ép giá bà con nông dân, một bài tóan quá nghịch lý.

  4. le thi lien

    toi nghi rang nha nuoc phai binh on gia cho nguoi nong dan trong ca phe, khong nen cho den mua vu moi binh on gia. vi da so nguoi dan ngheo trong ca phe deu rat can tien de dau tu.nha nuoc chon thoi diem de binh on thi nguoi dan van khong duoc huong loi.

Tin đã đăng