Ngày 05/03/2010, Ngân hàng nhà nước chính thức yêu cầu 5 ngân hàng thương mại lớn tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để thu mua, chế biến cà phê xuất khẩu.
Năm ngân hàng gồm: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Công Thương, Ngoại thương, Phát triển nhà ĐBSCL và Nông nghiệp – Phát triển nông thôn.
Ngân hàng nhà nước yêu cầu năm ngân hàng nói trên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để thu mua, chế biến cà phê xuất khẩu của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc năm 2009 và những tháng đầu năm 2010; cũng như nhu cầu tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc năm 2010 để cho vay thu mua, chế biến cà phê xuất khẩu.
Trên cơ sở đó, đề xuất hướng xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Đắc Lắc về việc hỗ trợ vốn cho các DN đảm bảo nguồn vốn thu mua, chế biến cà phê xuất khẩu.
Đây là một tin tốt đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, và XNK khi thị trường cà phê đang phải trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn.
Những người nông dân nghèo như chúng tôi chẳng được lợi gì khi nhà nước hỗ trợ nguồn vốn này. Vì rằng chính sách là đúng nhưng quá muộn, khi mà những hạt cà phê của nông dân nghèo lần lượt được quy ra phân bón, xăng dầu, nhân công… thì dân nghèo như chúng tôi làm gì còn cà phê để bán. Nguồn vốn này sẽ lại rơi vào túi các DN thôi hay là những nhà đầu cơ chỉ họ mới đang có hàng tấn cà phê nhân trong kho.
Bản thân tôi là một công chức, nhưng cũng là người nắm giữ khoảng 2, 5 ha cà phê. Đọc bài viết trên, tôi cũng đồng ý với ý kiến của anh Cao Đăng Dũng. Nhưng mong rằng đấy chỉ là biện pháp tình thế cho niên vụ 2009 – 2010. Còn đối với niên vụ 2010 – 2011, hy vọng những nhà nghiên cứu thị trường và hoạch định chính sách có một tầm nhìn dài hạn hơn về thị trường giá cả các mặt hàng, nhất là các mặt hàng nông sản mà mọi biến động giá cả người nông dân bị ảnh hưởng đầu tiên. Ở đây cụ thể tôi muốn nói là mặt hàng nông sản cà phê, đúng như nhận định của anh Cao Đăng Dũng, Ngân hàng Nhà nước bây gìơ mới ra tay can thiệp thì cà phê của người nông dân cũng đã được quy ra thành phân bón, xăng dầu… Nếu không muốn nói rằng bắt buộc phải bán để cứu lấy chính cây cà phê (loại cây trồng mà VN đứng nhì thế giới về sản lượng), nhưng thử hỏi xem người trồng cà phê tại VN có đủ ăn, đủ mặc không!? Thật buồn thay cho bà con nông dân khi họ là những người lục đục suốt ngày, quên cả ăn, cả ngủ để trông coi, tưới tiêu…nhưng khi mà chính sách (gọi là giải pháp tình thế) hỗ trợ đã muộn lại chỉ nằm ở trên “cành” chứ không đến tận “gốc”. Chỉ cần nghe cụm từ “giải pháp tình thế” đủ thấy sự thiếu bền vững của những chính sách này. Mong rằng, niên vụ sau Chính phủ sẽ có những chính sách hiệu quả hơn trong việc kiểm soát giá cả thị trường cà phê.