Đến năm 2015, Đắk Lắk quy hoạch giảm diện tích cà phê xuống còn từ 140.000- 150.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để đạt sản lượng 400.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Sản xuất cà phê phải theo tiêu chí thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” là định hướng về phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk chỉ đạo, từ nay trở đi phải ổn định về năng suất, sản lượng, chất lượng, phát triển cà phê phải gắn chặt với phát triển kinh tế- xã hội, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đến năm 2015, Đắk Lắk quy hoạch giảm diện tích cà phê xuống còn từ 140.000- 150.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để đạt sản lượng 400.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Tỉnh kiên quyết chuyển sang các loại cây trồng khác đối với những khu vực trồng cà phê không chủ động được nguồn nước tưới, có độ dốc trên 15 độ, sản xuất kém hiệu quả. Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2015, đưa tỷ lệ cà phê chế biến tăng lên từ 15-20% trong tổng sản lượng, duy trì mức tăng trưởng GDP của ngành cà phê từ 5- 6%/ năm.
Tỉnh khuyến khích nông dân các dân tộc sản xuất kinh doanh cà phê tăng cường đầu tư, thâm canh đồng bộ nhằm phát triển cà phê bền vững, đến mùa thu hoạch chỉ thu hái khi trên cây có từ 90% quả cà phê chín trở lên; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ đồng bào các dân tộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, nhất là công nghệ chế biến ướt, đầu tư kết cấu hạ tầng, có cơ chế chính sách linh hoạt, đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với việc phát triển cà phê bền vững.
Giá cà phê nhân tăng cao đã thúc đẩy nhiều hộ đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển diện tích cà phê không theo quy hoạch, kế hoạch, thậm chí một số vùng không chủ động được nước, đất gò đồi, người dân vẫn đưa vào trồng cà phê. Hàng ngàn ha cà phê trước đây trồng không hiệu quả chặt bỏ chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày, nhưng sau đó, đồng bào lại chuyển sang lại trồng cà phê.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tổng diện tích cà phê của tỉnh là 178.900 ha, tăng trên 18.900 ha so với năm 2005, trong đó có 173.800 ha đã cho thu hoạch, năng suất chỉ đạt từ 19 – 20 tạ cà phê nhân/ ha. Các cơ quan chức năng còn cho biết, nếu không có chính sách phát triển cà phê bền vững , theo tiêu chí thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột‘, việc giảm diện tích, tăng năng suất, chất lượng cà phê khó thực hiện.
Xem thêm: Bài học từ vụ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột
Chất lượng là thương hiệu , mong rằng nghị quyết của tỉnh đề ra thực hiện tốt để cà phê Buôn Mê Thuộc ngàn đời bền vững .