2
Phản hồiCampuchia trở thành nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ 6 thế giới
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
(08/06) – Sản lượng hồ tiêu Campuchia ngày càng trở nên quan trọng và có tác động đáng kể lên giá cả hồ tiêu của Việt Nam
Cây hồ tiêu trên đất Campuchia được trồng hầu như tiếp ngay sau Việt Nam, khi các thương nhân Đông Ấn Hà Lan đưa cây hồ tiêu Ấn Độ di thực lên khu vực Viễn Đông. Chỉ khi người Pháp đưa về châu Âu thì hạt tiêu Kampot mới được các nhà buôn gia vị biết đến và được công nhận là một giống tiêu chất lượng cao.
Cho dù có lịch sử khá lâu dài nhưng sản lượng hồ tiêu Campuchia trong quá khứ chưa bao giờ vượt quá 3.000 tấn và đã sụt giảm đáng kể vì cuộc nội chiến 1979 trở về trước.
Do giá cả hồ tiêu khá ổn định kể từ năm 2005, nông dân Campuchia đã khôi phục nghề trồng tiêu và gia tăng diện tích trồng kể từ 2008 để trở thành nhà sản xuất hồ tiêu xếp thứ 6 thế giới, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng, và là quốc gia có khối lượng tiêu xuất khẩu xếp thứ 4 toàn cầu.
Với nhu cầu tiêu thụ nội địa ước chỉ khoảng hơn 1.000 tấn nên hầu hết sản lượng hồ tiêu Campuchia dành cho xuất khẩu. Theo ước tính, trên 75% sản lượng tiêu được bán sang Việt Nam, 20% bán cho Thái Lan và số còn lại bán trực tiếp cho các nước tiêu thụ khác.
Nông dân Campuchia chăm sóc hồ tiêu theo hướng hữu cơ bền vững. Hầu hết không sử dụng các loại phân thuốc hóa học, tuy vẫn có thể thấy một số nhưng không đáng kể. Sản lượng bình quân tương đối cao ở 4,5 – 5 tấn/ha,, một số trang trại đạt trên 7 tấn/ha.
Tỉnh Tbong khmum, được tách ra từ phần phía đông của tỉnh Kampong Cham, giáp với tỉnh Tây Ninh Việt Nam, chiếm hơn 70% diện tích hồ tiêu Campuchia hiện nay.
Nông dân Campuchia nói chung không tồn trữ hồ tiêu mà bán hết trong khoảng 1 – 2 tháng sau thu hoạch. Do thu hoạch vụ mùa trùng với các vùng sản xuất tiêu trọng điểm ở Việt Nam nên mọi động thái bán ra dều ảnh hưởng giá cả hồ tiêu tại Việt Nam.
Ghi chú : Bài viết có tham khảo Báo cáo 2017 của Nedspice.
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 04/2022 lượng giảm nhưng giá tăng (12/05/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 03/2022 tăng cả lượng lẫn giá (08/04/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 2/2022 giảm cả lượng lẫn giá (08/03/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 01/2022 tăng cả lượng lẫn giá (14/02/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu cả năm 2021 lượng giảm nhưng giá tăng (17/01/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 11/2021 lượng giảm, giá tiếp tục tăng (17/12/2021)
Thảo luận (2 ý kiến)Gửi ý kiến mới
Cùng thảo luận vì một diễn đàn của người nông dân lớn mạnh
Chúng ta là người một nhà, hãy giành cho nhau những ngôn từ lịch sự và thân thiện. Nhấn vào đây nếu bà con định hỏi về xu hướng giá cả và hãy đọc hướng dẫn này để biết cách sử dụng Tiếng Việt khi gửi phản hồi.
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
Nguồn cung không tăng, tại sao giá giảm thảm hại ? Phải chăng do đầu cơ ?
Sao nguồn cung lại không tăng ? Từ một quốc gia không tên tuổi, Campuchia đã vươn lên thứ 6 thế giới, vượt qua cả hai nước thành viên của IPC có bề dày sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu là Malaysia và Sri Lanka. Không những thế, Campuchia còn là xuất khẩu tiêu lớn thứ 4 thế giới. Bạn đã thấy điều này chưa ?!