Thị trường vẫn tiếp tục hướng sự chú ý vào vụ mùa tiếp theo với nhiều quan điểm trái chiều về triển vọng cà phê Việt Nam.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ giảm mạnh trong vụ mùa năm nay do hạn hán kéo dài trong thời kỳ sinh trưởng của cây và mưa lớn ở giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục hướng sự chú ý vào vụ mùa tiếp theo với nhiều quan điểm trái chiều về triển vọng cà phê Việt.
Hôm Chủ Nhật (12/3), Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự đoán vụ mùa năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam được sẽ giảm 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái do trữ lượng ngày càng hạn hẹp.
Năm ngoái, sản lượng cà phê Việt Nam bị tổn thất nặng nề không chỉ do đợt hạn hán lịch sử trong suốt 30 năm mà còn trận mưa lớn trong tháng Mười Hai khiến chất lượng hạt cà phê bị giảm sút.
Tuy nhiên, “trong cái rủi lại có cái may” trận mưa lớn vừa qua đã làm tăng thêm lượng nước dự trữ cho vụ mùa sắp tới. Ông Carlos Mera, chuyên gia phân tích đến từ tập đoàn Rabobank nhận định đây là tín hiệu tích cực cho vụ mùa tiếp theo. Ông còn dự báo vụ mùa cà phê tới của Việt Nam sẽ đạt ngưỡng kỷ lục.
Tờ Agrimoney đưa tin trong tháng Hai, Việt Nam xuất khẩu 2,44 triệu bao cà phê (tương đương 146.402 tấn), gần đuổi kịp quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất là Brazil với 2,48 triệu bao được bán ra thị trường nước ngoài. Mặc dù nguồn cung cà phê của Việt Nam sang thị trường thế giới có chút gián đoạn do kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán kéo dài hơn một tuần, nhưng lượng xuất khẩu vẫn tăng 23%.
Thế mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã khiến không ít các nhà đầu tư và chuyên gia không khỏi bất ngờ. Hãng I&M Smith nhận định kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vượt qua mọi dự đoán.
Lãnh đạo ngành của Việt Nam trước đó đã dự báo lượng cà phê xuất khẩu trong tháng Hai sẽ đạt khoảng 2,17 triệu bao trong khi các thương gia dự báo con số này giao động khoảng 1,83- 2,33 triệu bao.
Trái lại, Vicofa cảnh báo sản lượng cà phê vụ mùa 2017-2018 sẽ giảm xuống dưới mức dự tính trong năm 2016-2017 là 24,3 triệu bao. Dự đoán này của Vicofa dựa trên thực tế diện tích các đồn điền trồng cà phê đang giảm sút nhanh chóng.
Ngân hàng Commerzbank cho rằng việc giá cà phê tụt dốc thảm hại trong năm 2014 và 2015 khiến nông dân không còn thiết tha với mặt hàng nông sản này nữa và chuyển sang loại cây trồng khác.
Ông Mera nhận định: “Sẽ là điều vô cùng bất ngờ nếu người nông dân quay trở lại trồng cây cà phê”
Tuy nhiên, theo báo cáo của Commerzbank cho thấy trong thời gian sắp tới diện tích trồng cà phê ở Đắk Lắk có thể giảm tới 30%.
Hơn thế nữa, theo một nhà đầu tư Mỹ cho biết, nông dân Việt Nam đang có xu hướng trồng xen canh một số loại cây khác thay vì chỉ trông chờ vào cà phê như trước. Vì vậy, số lượng cây cà phê bị sụt giảm khoảng 3-7%.
Các ngân hàng các hãng thông tấn các hiệp hội cho ra đời nhiều con số dự báo thật. Có lẽ mỗi con số họ đưa ra sẽ phục vụ lợi ích cho họ chăng ?
QUÁ ĐÚNG sản lượng cafe năm tới sẽ cao gấp nhiều lần so với năm mất mùa
Nhưng tôi thấy 10 hộ có khoảng 1 tới 2 hộ đã nhổ cà phê để trồng cây trồng khác rồi.
Sản lượng cà phê VN sẽ còn sụt giảm trong từ 3 đến 5 năm tới nếu nhìn từ góc độ khách quan ….
Dự đoán đúng đấy, ko phải năng xuất cà phê giảm so với năm vừa rồi mà do diện tích thu hẹp để trồng hồ tiêu và chanh dây, già cỗi, bệnh tật. Còn về mưa thất thường cung ảnh hưởng tới năng xuất song sẽ tăng năng xuất so với năm ngoái 20%. vì năm ngoái tôi từ 14 tấn còn 7 tấn, vậy năm năy mất tiếp còn 6 tấn sao, rất vô lý, và 80% ng dân năm ngoái mất. Một năm mất, năm sau xẽ ăn, dù ăn ít cũng hơn năm rồi. song họ đánh giá vẫn đúng vì lý do khác như tôi nói ở trên. Tôi là người trồng cà phê và ở vùng đất đẹp nhất của cà phê, đất đỏ bazan.
Tôi thấy sản lượng cafe càng ngày càng giảm bởi vì: đa số vườn cà đã vào loại già cỗi nên năng suất sẽ sụt giảm, không thể duy trì ổn định được như 15 năm đầu. Với lại dân bây giờ trồng tiêu, bơ hay sầu riêng để tăng thu nhập nên sự sụt giảm diện tích và năng suât là đương nhiên. Ở địa phương tôi Cumgar Đắc lắc là vùng trọng điểm cà phê nhưng bây giờ không còn giữ thế mạnh nữa rồi, lại thêm thời tiết diễn biến thất thường cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây cà phê.
Giờ thật sự người dân không còn tin tưởng vào công ty xuất khẩu cà phê, bởi họ chả làm giàu được gì cho dân cà. Họ không nghĩ đến việc xuất khẩu lâu dài, làm ăn ổn định, họ chỉ làm lợi cho bản thân họ thôi. Dân bán 1kg cà phê, cho đại lý họ trừ đầu trừ đuôi, nào là độ ẩm, hạt đen, bao bì vân vân, thấy mà tội người làm cà phê. Còn đại lý, nhà xuất khẩu, thì kiếm lời đủ thứ, đến nổi cái thương hiệu xuất khẩu của mình mà cũng không giử nổi, thì hỏi mấy bác làm cái gì cho dân, cho đất nước. Một đất nước xuất khẩu cà phê mấy chục năm nay, cái ngành đem về cho đất nước cafe tỷ đô la mà chả thấy ai quan tâm, toàn đem tiền đi làm dự án, lỗ cả nghìn tỷ của dân,
Nhà nước chỉ cần làm tốt việc phân bón, thuốc bvtv là dân đã biết ơn lắm rồi. Còn về giá cả cung cầu thì hơi khó.
Đó là nhiệm vụ là trách nhiệm của nhà nước. Người dân đương nhiên phải được hưởng chứ “biết ơn” là sao?
Ca fe đang đượcc ngừơi dân chặt bỏ rất nhiều mấy năm nay để trồng tiêu.
Năm nay thời tiết bất lợi. Hoa trổ không đồng đều, lượng trái trên một chùm ít, hơn nữa trái nhiều loại to nhỏ khác nhau trên một chùm quả và một cành nên cà phê năm nay sẽ rụng trái nhiều. Khi nào hái mới biết được sản lương ra sao. Diện tích ca phê ngày càng giảm vì nông dân chuyển sang trồng cây ăn quả